TQ bắt thêm một thân tín của ông Giang Trạch Dân
Thêm một cựu quan chức bị bắt khi chiến dịch chống tham nhũng đang chĩa mũi nhọn vào ông Giang Trạch Dân.
Ngày 13/8, hãng thông tấn AFP của Pháp đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hướng mũi nhọn của chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ bắt ruồi” quy mô lớn của mình tới căn cứ quyền lực của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân tại Thượng Hải sau khi một cựu quan chức cấp cao của thành phố này bị bắt.
Các công tố viên thành phố Thượng Hải cho hay doanh nhân Vương Tôn Nam đã chính thức bị điều tra từ 2 tuần trước đây với các cáo buộc tham ô công quỹ và nhận hối lộ khi ông này phụ trách hai chuỗi cửa hàng bán lẻ quốc doanh.
Vương Tôn Nam được xem là một nhân vật thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân
Cơ quan công tố Thượng Hải cho biết lệnh bắt giữ Vương Tôn Nam vừa được phê chuẩn ngày hôm qua.
Vương Tôn Nam từng là trợ lý thân cận của cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, người đã bị kết án 18 năm tù vào năm 2008 với tội danh nhận hối lộ và lạm quyền. Ông này cũng được coi là một nhân vật thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Thành phố Thượng Hải sầm uất từ lâu đã được coi là căn cứ quyền lực của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người từng một thời giữ chức Bí thư Thành ủy, và phe phái của ông này tại thành phố này thường được người ta gọi bằng cái tên “Băng đảng Thượng Hải”.
Sau khi ông Giang Trạch Dân giữ chức Chủ tịch Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trần Lương Vũ trở thành cánh tay phải đắc lực và là một đồng minh chính trị rất thân cận của ông.
Video đang HOT
Vương Tôn Nam bị bắt giữ sau khi Trung Quốc vừa tóm được “con hổ” to nhất từ trước tới nay là cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang với tội danh tham nhũng. Sau khi Chu Vĩnh Khang bị điều tra, báo chí Trung Quốc đã đánh tiếng rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình vẫn chưa kết thúc, và nhiều khả năng mục tiêu tiếp theo là “con rồng” Giang Trạch Dân.
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
Chỉ vài ngày sau khi Chu Vĩnh Khang bị điều tra, các tờ báo lớn của Trung Quốc đồng loạt đăng tin Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã thành lập một tổ công tác đặc biệt tới Thượng Hải để thực hiện kế hoạch điều tra kéo dài hai tháng.
Có vẻ như Vương Tôn Nam là nạn nhân đầu tiên của chiến dịch điều tra này, mặc dù ông ta đã rời khỏi chiếc ghế chủ tịch một tập đoàn thực phẩm quốc doanh ở thành phố này. Các chuyên gia nhận định vụ bắt giữ Vương Tôn Nam sẽ làm khuấy động một cơn bão chống tham nhũng thực sự ở Thượng Hải.
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc lên nắm quyền vào cuối năm 2012, hàng chục quan chức cấp cao đã “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn do ông này phát động.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng những biện pháp quyết liệt này của ông Tập mới chỉ giải quyết bề nổi của nạn tham nhũng, trong khi những vấn đề mang tính hệ thống vẫn chưa được giải quyết triệt để, khiến tham nhũng vẫn có cơ hội tồn tại.
Hôm qua, tờ Thời báo Bắc Kinh cho hay nhiều khả năng những hành vi sai trái của ông Vương đã bị chính những đồng nghiệp cũ tố cáo. Tờ báo này viết: “Vương Tôn Nam là một nhân vật cải cách đầy quyết liệt trong tập đoàn. Hầu hết các quan chức cấp cao trong các công ty quốc doanh đều có những “bí mật khó nói”, và nhiều khả năng bí mật này của Vương đã bị chính các cấp dưới phanh phui”.
Trong khi đó, đài Phượng Hoàng của Trung Quốc coi Vương Tôn Nam là “cha đỡ đầu của ngành kinh doanh Trung Quốc”. Tuy nhiên, một cuộc điều tra của tạp chí Tài Kinh đã phát hiện nhiều sai phạm của tập đoàn do Vương làm lãnh đạo trong thời kỳ tái cấu trúc cách đây khoảng 10 năm.
Theo Khampha
Trung Quốc: Nhà tù số 1 chờ đón Chu Vĩnh Khang
Con đường chính trị của cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đồng minh một thời của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, có thể dẫn tới cánh cổng nhà tù Tần Thành, nơi được mệnh danh là nhà tù số 1 tại Trung Quốc.
Nhà tù Tần Thành được Liên Xô giúp đỡ xây dựng, nằm ở chân núi Yên Sơn, phía bắc thủ đô Bắc Kinh. Không giống như những nhà tù được bao quanh bởi hàng rào dây thép gai, cổng ra vào của nhà tù Tần Thành được thiết kế giống như một ngôi chùa, với mỗi phòng có diện tích 20m2.
Tần Thành được mệnh danh là nhà tù số 1 vì đây là nơi giam giữ nhiều lão đạo cấp cao trong chính giới của Trung Quốc, trong đó có bà vợ góa của Chủ tịch Mao Trạch Đông là Giang Thanh, người từng bị giam giữ ở đây nhiều năm trước khi bị đem ra xét xử vào năm 1981.
Hiện vẫn chưa có một bản án nào cho Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang cho đến nay đây vẫn là "con hổ" lớn nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã trở thành Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012.
Nhà tù Tần Thành, nơi giam giữ nhiều cựu lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
Trước đó, Bạc Hy Lai cũng từng bị giam ở nhà tù Tần Thành trước khi bị đưa ra xét xử vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, sau khi xét xử, tòa án không cho biết nơi giam giữ Bạc Hy Lai.
Được xây dựng vào năm 1958, nhà tù Tần Thành được coi là nhà tù tốt nhất tại Trung Quốc. Trong một cuốn tiểu sử về bà Giang Thanh của nhà sử học người Úc Ross Terrill, bà Giang Thanh khi bị giam tại nhà tù này được nhận 1,5 nhân dân tệ tiền thức ăn mỗi ngày, gấp 2-3 lần so với mức ăn của người Trung Quốc lúc bấy giờ, bữa ăn gồm cá, thịt và sữa.
"Tôi ăn và ngủ tốt", đây là lời bà Giang Thanh nói trong phiên tòa xét xử mình. Bà bị tuyên án tử hình, sau đó giảm xuống thành chung thân. Bà được cho là đã tự sát năm 1991 khi đang điều trị tại bệnh viện.
Mặc dù sở hữu nhiều căn hộ, biệt thự sang trọng, xa hoa trên khắp cả nước, song Chu Vĩnh Khang có thể sẽ phải dành hết quãng đời còn lại của mình trong buồng giam 20m2 tại nhà tù Tần Thành giống như cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Trường hợp của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang được cho là giống với mô hình chống nạn tham nhũng trong những năm trước đây tại Trung Quốc.
Cựu thị trưởng thành phố Bắc Kinh Trần Hy Đồng đã bị sa thải 2 năm sau khi cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân lên nắm quyền. Ông Trần Hy Đồng sau đó được đem ra xét xử và kết án 16 năm tù về tội tham nhũng. Người kế nhiệm Chủ tịch Giang Trạch Dân là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã sa thải cựu Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Vũ Lương. Ông Trần Vũ Lương bị kết án 18 năm tù vào năm 2008.
Hai ông Trần Hy Đồng và Trần Vũ Lương hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Tần Thành.
Theo tạp chí Global People, nhà tù Tần Thành được coi là có chế độ đãi ngộ tốt hơn các nhà tù bình thường vì các phòng giam ở đây khá thoải mái, có bàn viết, nhà vệ sinh riêng và máy giặt.
Nhà tù này lúc đầu được xây dựng để giam giữ những tù nhân Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc chiến với Giải phóng quân của Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1949.
Tờ South China Morning Post viết, việc xây dựng nhà tù Tần Thành được tiến hành dưới sự giám sát của Phùng Cơ Bình, Giám đốc Cục An ninh Công cộng Bắc Kinh, người cũng đã bị bắt giữ trong một cuộc thanh lọc và trở thành một trong những tù nhân đầu tiên ở đây.
Theo giáo sư Cheng tại Đại học Hong Kong, Chu Vĩnh Khang sẽ là nhân vật nổi bật sắp tới tại nhà tù Tần Thành vì ông ta từng là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực hàng đầu tại Trung Quốc.
Giáo sưu Cheng cũng khẳng định: "Chu Vĩnh Khang không hẳn là thách thức với Tập Cận Bình vào thời điểm này vì ông ta đã nghỉ hưu. Nhưng Tập Cận Bình đang cần một mục tiêu, một con hổ to, một ví dụ điển hình cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của ông ấy".
Theo Khampha
Gia tộc Chu Vĩnh Khang giàu có đến mức nào? Con cháu, họ hàng Chu Vĩnh Khang đã vơ vét nguồn lợi nhuận khổng lồ nhờ quyền lực và ảnh hưởng của ông ta. Sau khi cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang chính thức bị tuyên bố điều tra, dư luận Trung Quốc không ngừng bàn tán xôn xao và đồn đoán về khối tài sản khổng lồ mà nhân vật có...