TQ bắt “hổ lớn” Chu Vĩnh Khang để “diệt rồng”?
Chu Vĩnh Khang chỉ là bước khởi đầu cho một chiến dịch lớn vây bắt những con rồng lớn hơn đang giấu mặt?
Sau khi Tân Hoa Xã đưa tin về việc cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra với tội danh tham nhũng, báo chí nước này bắt đầu tung ra những tín hiệu mới rằng cơ quan điều tra trung ương sẽ tiếp tục tấn công những con hổ còn to hơn cả Chu.
Những thông tin này của báo chí chính thống Trung Quốc khiến nhiều người nghi ngờ rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang nhắm vào một mục tiêu lớn hơn, đó chính là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, nhân vật được coi là “con rồng” phía sau “con hổ” Chu Vĩnh Khang.
Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
Nghi ngờ này càng được củng cố hơn sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CDIC) cử một đội điều tra hùng hậu đến Thượng Hải, căn cứ quyền lực của ông Giang Trạch Dân ngay sau khi thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang.
Trước đó, hôm 30/6, khi đưa tin về việc khai trừ đảng thượng tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trang blog của Tân Hoa Xã đã đặt câu hỏi: “Ai đã dung dưỡng những quan chức tham nhũng này cho tới ngày nay? Phải chăng họ được đề bạt là có mục đích?”
Đến giữa tháng 7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định sắp xếp lại nhân sự cấp cao của quân đội nước này ở quy mô lớn. Hơn 170 tướng lĩnh, sĩ quan ở các “vị trí nhạy cảm” tại Cục Hậu cần quân khu Thẩm Dương bị cách chức và thay thế bằng những nhân vật khác.
Ngày 14/7, quân khu Nam Kinh bất ngờ tuyên bố quy định vùng cấm bay, khiến hơn 100 chuyến bay từ Thượng Hải đến Bắc Kinh bị hủy hoặc hoãn chuyến, trong khi tình hình an ninh ở Thượng Hải được nâng cấp cao độ.
Video đang HOT
Hai ngày sau, các quan chức Thượng Hải được triệu tập để học tập bài diễn văn của Chủ tịch Tập trong dịp ông này tới thị sát Thượng Hải hồi tháng 5. Ngay sau đó, Bí thư Thượng Hải Han Zheng đã đăng bài báo thể hiện sự trung thành tuyệt đối đối với ông Tập.
Ông Tập Cận Bình đang muốn đẩy chiến dịch chống tham nhũng tới cùng
Đến ngày 26/7, Wang Zongnam, cựu chủ tịch tập đoàn Guangming Thượng Hải bị cảnh sát bắt đi để điều tra. Tập đoàn Guangming có quan hệ vô cùng chặt chẽ với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Tiền thân của tập đoàn này là Xí nghiệp Lương thực số 1 YiMin Thượng Hải, từng do ông Giang làm giám đốc.
Đến ngày 29/7, khi quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang chính thức được công bố, tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận với tiêu đề “Tấn công hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là dấu chấm hết của chiến dịch chống tham nhũng”, ám chỉ rằng sẽ có những mục tiêu lớn hơn Chu rơi vào tầm ngắm của cơ quan điều tra.
Ông Li Tianxiao, một chuyên gia phân tích chính trị nhận định: “Bài báo này không thể được viết ra vào đúng ngày Chu Vĩnh Khang bị tuyên bố điều tra. Nếu nó đã được viết sẵn từ trước, chứng tỏ nó đã được ông Tập Cận Bình hoặc các nhân vật khác muốn hạ bệ Chu phê chuẩn”.
Cũng trong ngày hôm đó, Tân Hoa Xã trong bài bình luận của mình đã đặt câu hỏi về Chu Vĩnh Khang: “Họ là loại người nào vậy? Làm thế nào mà những kẻ như họ lại có thể chui vào hàng ngũ đảng và leo cao đến vậy?”
Theo ông Liu Yinquan, giáo sư lịch sử Trung Quốc tại Mỹ, việc Chu Vĩnh Khang bị điều tra sẽ khiến dư luận nước này đặt câu hỏi ai là người đã cất nhắc, đề bạt ông này lên vị trí của một lãnh đạo tầm quốc gia như vậy, để ông ta có đủ quyền lực và tầm ảnh hưởng tự tung tự tác.
Một ngày sau, tạp chí Tài Kinh xuất bản bài viết dẫn lời ông Mao Zhaohui, chuyên gia chống tham nhũng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang không phải là dấu chấm hết, mà nó sẽ được mở rộng ra những khu vực mới và có thể tấn công những mục tiêu lớn hơn.
Thông tin này đã khiến cư dân mạng Trung Quốc dấy lên làn sóng đồn đoán rằng mục tiêu lớn này không ai khác ngoài “con rồng” Giang Trạch Dân, người đã đứng sau hậu thuẫn Chu Vĩnh Khang. Chính Giang Trạch Dân là người đã đưa Chu Vĩnh Khang từ chức Bí thư Quảng Châu lên làm Bộ trưởng Công an đầy quyền lực của Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang khi còn là Bộ trưởng Công an Trung Quốc
Một nguồn tin giấu tên ở Bắc Kinh thậm chí còn khẳng định với tờ NTD rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở một cuộc điều tra đối với ông Giang Trạch Dân vì nhiều lý do khác nhau.
Nhận định này không phải là không có cơ sở, khi CDIC cử một đội điều tra hùng hậu tới “nằm vùng” ở Thượng Hải, căn cứ quyền lực của ông Giang trong suốt 2 tháng trời, bắt đầu từ ngày 30/7 vừa qua. Bí thư Thượng Hải Han Zheng còn công khai tuyên bố: “Chúng tôi không che giấu tội lỗi của họ, và không ngần ngại phơi bày cái xấu”.
Hôm 31/7, trong một bài viết về cuộc đời của Chu Vĩnh Khang, tờ Nhân dân Nhật báo còn công khai chỉ ra rằng Chu Vĩnh Khang là nhân vật thân cận với Giang Trạch Dân và chính trị gia “ngã ngựa” Bạc Hy Lai.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, tấm lưới chống tham nhũng ở Trung Quốc đang dần dần siết lại, và “con hổ” Chu Vĩnh Khang mới chỉ là bước đầu tiên để Chủ tịch Tập Cận Bình bắt những “con rồng” tiếp theo vẫn còn đang giấu mặt.
Theo Khampha
Tòa TBN "truy nã" ông Giang Trạch Dân, TQ nổi giận
Trung Quốc đã giận dữ bác bỏ quyết định truy nã nhiều cựu lãnh đạo nước này của một tòa án Tây Ban Nha, trong đó có cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Ngày 20/11, Trung Quốc đã bày tỏ sự giận dữ sau khi một tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã và bắt giữ nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân để điều tra về các cáo buộc "thảm sát" của các tổ chức nhân quyền Tây Tạng.
Trong một buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng phản đối động thái trên của tòa án Tây Ban Nha. Ông Hồng Lỗi tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Tây Ban Nha thay đổi quyết định sai trái, khắc phục thiệt hại và ngừng phát đi những tín hiệu sai lầm cho các thế lực đòi độc lập ở Tây Tạng..."
Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết họ không bình luận gì về phản ứng của Trung Quốc đối với lệnh bắt giữ này vì đây đơn thuần là một vấn đề về pháp lý.
Quyết định gây tranh cãi này được Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đưa ra hôm thứ Ba sau khi một số tổ chức nhân quyền Tây Tạng ở Tây Ban Nha cho rằng một số cựu lãnh đạo Trung Quốc có liên quan đến hoạt động "thảm sát" ở vùng Himalaya và những người này cần phải bị thẩm vấn. Trên thực tế, các cuộc điều tra như thế này thường không đi đến đâu song thường gây ra phản ứng tiêu cực ở các quốc gia có người bị buộc tội.
Các tổ chức nhân quyền này cho rằng Bắc Kinh phải có trách nhiệm đối với hơn 100 vụ nhà sư và người dân Tây Tạng tự thiêu trong những năm qua. Tuy nhiên Bắc Kinh cho rằng họ đã đầu tư rất nhiều tiền của để nâng cao đời sống cho người dân Tây Tạng và chỉ trích các lãnh đạo phong trào ly khai của Tây Tạng.
Ông Zhu Weiqun, Giám đốc Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo của Chính Hiệp Trung Quốc tuyên bố: "Đây là một hành động ngu xuẩn, và nó dung dưỡng cho những ý tưởng chỉ khiến họ càng thêm xấu mặt." Ông Zhu cho rằng trong quá khứ các nước phương Tây đã đe dọa Trung Quốc bằng tàu chiến, nhưng giờ đây họ đang tìm cách hạ nhục Bắc Kinh bằng các vụ kiện tụng.
Theo BBC
Diễn biến mới vụ Chu Vĩnh Khang: Chiến dịch 'săn rồng' đã mở ở Thượng Hải Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nay săn tìm một "con rồng", khi Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hướng đến Thượng Hải, trung tâm quyền lực kinh tế của Trung Quốc (TQ). Phải chăng "con rồng" ấy là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân,...