TQ: 600 triệu lượt hành khách di chuyển trong dịp quốc khánh
Hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu hành trình du lịch dài ngày trong kì nghỉ lễ kéo dài đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm nay.
Hành khách chờ đợi tại nhà ga đường sắt cao tốc ở Thượng Hải.
Theo SCMP, ước tính có 600 triệu lượt hành khách di chuyển trên khắp Trung Quốc trong dịp “tuần lễ vàng”, bắt đầu từ ngày nghỉ quốc khánh Trung Quốc 1.10.
“Tôi không muốn bỏ lỡ kì nghỉ dài nhất còn lại trong năm nay”, Zhou Wen, 31 tuổi, họa sĩ vẽ hoạt hình ở Bắc Kinh, nói. “Các chuyên gia y tế cảnh báo Covid-19 có thể quay trở lại vào mùa đông, nên tôi muốn tận dụng cơ hội để về quê thăm bố mẹ. Tôi đã không gặp họ 9 tháng nay”.
Năm nay, “tuần lễ vàng” ở Trung Quốc thu hút sự chú ý lớn vì trùng với dịp Tết Trung thu. Ghế trống trên các toa tàu cao tốc ở Trung Quốc đã được bán hết sạch chỉ sau vài giờ, kể từ khi mở bán vào đầu tháng 9.
Ước tính có 15 triệu lượt hành khách Trung Quốc lựa chọn di chuyển bằng máy bay, tăng 10% so với cùng kì năm ngoái. Nhu cầu du lịch trong nước ở Trung Quốc tăng mạnh vì có rất ít lựa chọn du lịch ở nước ngoài, trong bối cảnh dịch Covid-19.
Zhou nói cô cảm thấy may mắn vì kịp mua vé tàu tới thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Chuyến tàu khởi hành từ Bắc Kinh vào tối ngày 30.9.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
“Tôi đã mang theo 3 khẩu trang, nước rửa tay khô để sử dụng trên tàu. Tôi đã thông báo chuyến đi với công ty và sẽ báo lại về hành trình của mình khi trở về”, cô nói, nhấn mạnh rằng cô sẽ rất trân trọng quãng thời gian ở bên bố mẹ.
Ở Thượng Hải, để làm tăng thêm bầu không khí cho ngày lễ, chính quyền thành phố sẽ tổ chức buổi trình diễn ánh sáng tại Bến Thượng Hải vào mỗi buổi tối trong suốt “tuần lễ vàng”.
Giá thuê phòng khách sạn hạng sang ở Disneyland Thượng Hải đã tăng tới 1.000 USD/đêm trong khi khách sạn có giá mềm hơn cũng phải từ 500 USD/đêm. Gần như toàn bộ khách sạn ở khu trung tâm đã kín phòng.
Yin Chen, một người mẹ sống ở Quảng Châu, nói cô sẽ đưa hai con gái về thăm ông bà ngoại vào tối ngày 1.10, để ăn tối và tận hưởng đêm trung thu. Trong thời gian còn lại của ngày lễ, gia đình cô sẽ ở nhà hoặc về thăm vùng nông thôn.
Người Trung Quốc chờ đến lượt lên tàu cao tốc ở Thượng Hải.
“Tôi không thấy vui trong kì nghỉ lễ dài năm nay vì dư âm của Covid-19. Tôi không thể đi đến bất cứ đâu mà mình muốn”, Yin nói.
“Năm ngoái, gia đình tôi bay tới Vân Nam để tận hưởng hương vị của nấm . Nhưng năm nay, tôi cảm thấy không an toàn khi di chuyển xa nhà. Ở đâu cũng chật kín người, làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19″, cô nói.
Tính đến ngày 30.9, Trung Quốc đã trải qua 44 ngày liên tiếp không có ca nhiễm Covid-19 nội địa, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.
Các chuyên gia y tế khẳng định không có rủi ro lây nhiễm trong kì nghỉ lễ năm nay. Nhưng người dân vẫn cần đề phòng, đeo khẩu trang suốt hành trình. Các khu du lịch chỉ được đón lượng khách tương đương 75% so với mức tối đa.
Khách du lịch xem trình diễn ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Judy Shi, 42 tuổi, làm việc tại Bắc Kinh, nói cô đã hủy chuyến đi đến Thanh Đảo sau khi chính quyền thông báo hai ca nhiễm không triệu chứng ở đó hồi tuần trước.
Hai người nhiễm Covid-19 có tham gia bốc dỡ hải sản đông lạnh. Chính quyền địa phương sau đó đã cho xét nghiệm đại trà và không phát hiện ca nhiễm mới. Nhưng Shi vẫn hủy chuyến đi đến vùng biển đẹp vì lý do an toàn.
“Tốt nhất là nên cẩn thận vì chính quyền khuyến cáo học sinh không nên rời Bắc Kinh”, Shi nói. “Nên tôi và con gái 14 tuổi sẽ ở nhà trong kì nghỉ này”.
Trong khi đó, không ít người Trung Quốc đã xin nghỉ từ ngày 30.9 hoặc sớm hơn để có thể tránh được quãng thời gian ách tắc giao thông trong kì nghỉ lễ.
Chính quyền tỉnh Quảng Đông thông báo lưu lượng xe cộ di chuyển sẽ tăng mạnh từ 6 giờ tối ngày 30.9 cho tới 2 giờ sáng ngày 1.10 và từ 8 giờ sáng ngày 1.10 cho đến nửa đêm.
Chính quyền Thượng Hải dự đoán các tuyến đường cao tốc rời thành phố sẽ chật cứng xe cộ trong hai ngày 30.9 và 1.10.
Nước sông Tiền Đường cuốn phăng ôtô
Thủy triều dâng nhanh ở sông Tiền Đường tại Hàng Châu, tạo ra đợt sóng cuốn hơn 10 ôtô đang lưu thông trên đường.
Xe cộ đang lưu thông bình thường trên con đường ven đê sông Tiền Đường, thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, chiều 20/9 thì thủy triều bất ngờ dâng lên rất nhanh, ào ạt cuốn vào bờ.
Nước sông tràn lên rất mạnh, cuốn phăng nhiều ôtô ra xa chục mét chỉ trong vài giây. Một chiếc xe màu trắng đang quay đầu bị nước cuốn va vào lan can hộ đê, trong khi một xe buýt lật nghiêng.
Thủy triều sông Tiền Đường cuốn phăng ôtô hôm 20/9. Video: Pear
Cảnh sát Hàng Châu cho hay không có người bị thương trong sự việc. 6 năm trước, nước sông Tiền Đường cũng bất ngờ dâng cao, cuốn trôi vài ôtô, làm hai người qua đường bị thương. Dữ liệu thủy triều sông Tiền Đường cho thấy mực nước sông hôm đó dâng lên tới 6 mét.
Sông Tiền Đường là dòng sông lớn nhất tỉnh Chiết Giang, dài 688 km, bắt nguồn từ tỉnh An Huy, chảy ra vịnh Hàng Châu. Thủy triều ở sông Tiền Đường còn được gọi là "thiên hạ đệ nhất triều", là một trong những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ của thế giới.
Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, thủy triều sông Tiền Đường thường xuyên dâng cao, gây sóng lớn dữ dội. Người dân Trung Quốc thường tới quan sát sóng trên sông Tiền Đường vào giai đoạn này.
Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật 3 ngày liền ở biển Hoa Đông Trang Naval News đưa tin, các tàu chiến của quân đội nước này đã hoàn thành đợt tập trận bắn đạn thật 3 ngày liên tục ở biển Hoa Đông. Naval News hôm 20/8 đưa tin, đội tàu Chiến khu phương Đông của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một "cuộc...