TPP: Quốc gia nào mới thực sự được hưởng lợi?
Dựa trên phân tích của nhóm tác giả Plummer và Petri về tác động của TPP tới các quốc gia thành viên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất với mức tăng GDP thực tế hàng năm là 8,1%.
Bảng 1: Những thay đổi trong thu nhập do TPP (%) (Nguồn: www.asiapacifictrade.org).
Lao động ở các quốc gia đang phát triển gặp nhiều thuận lợi
Thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo ở các nước đang phát triển thông qua cải cách theo hướng kinh tế – thị trường là ưu tiên toàn cầu và mang tính lâu dài đối với Mỹ và các nước phát triển khác. Có thể nói, không một nơi nào lại có cách tiếp cận chính sách này thành công hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với thành quả là đưa khoảng một tỷ người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Tuy nhiên, vai trò của TPP trong việc duy trì hội nhập kinh tế quốc tế đã nhận được không ít lời chỉ trích từ những phe đối lập ở Mỹ. Thực tế, đó là những suy nghĩ thiển cận, khi số người chỉ trích chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt của Mỹ hiện nay, thay vì lợi ích chung của cả cộng đồng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, Hiệp định TPP sẽ mang lại lợi ích mạnh mẽ cho các thành viên nghèo nhất của khối. Đặc biệt là Việt Nam, với mức tăng GDP là 8,1%/ năm, Malaysia 7,6%/ năm, và Peru 2,6%/ năm. Đối với một số nền kinh tế khác, TPP cũng trở thành một công cụ đắc lực trong việc tăng cường cải cách nội bộ.
Ngoài ra, phân tích Bảng 1 đã cho thấy, trong tất cả các nền kinh tế đang phát triển của khối TPP, nhóm lao động phổ thông sẽ đạt được nhiều lợi ích nhất trong số tất cả các yếu tố khác của nền kinh tế. Cụ thể, tại Việt Nam, 93% sản lượng hàng may mặc và dệt may là lao động bán phổ thông (tay nghề ở mức trung bình) và lao động phổ thông (không có tay nghề), trong đó 52% số lao động không có tay nghề là nữ giới (Plummer et al. 2014). Do đó, TPP sẽ có tác động đặc biệt tích cực đối với quá trình giảm nghèo tại các nước đang phát triển.
Video đang HOT
Cùng trong nhóm TPP, Việt Nam sẽ trở thành “trọng tâm” trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ. (Nguồn ảnh: WH.gov)
Cũng như tất cả các thỏa thuận thương mại hiện đại, TPP đang gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những lợi ích của TPP mang lại, đó là phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả, đồng thời cắt giảm chi phí và hỗ trợ các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Chắc chắn rằng, có một bộ phận người lao động tại một số quốc gia sẽ cần phải thay đổi công việc hoặc thậm chí là mất việc, nhưng họ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động nói chung, và lợi ích mà quốc gia tham gia TPP thu được sẽ dư sức bù đắp được tỷ lệ thất nghiệp đó. Đặc biệt, người lao động tại các quốc gia nghèo trong khối TPP sẽ là nhóm đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất.
Việt Nam – cơ hội và thách thức trên nhiều mặt trận
Tờ báo nổi tiếng Bloomberg mới đây đã khẳng định rằng: “Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Barack Obama tới Việt Nam, quốc gia với hơn 90 triệu dân này sẽ trở thành một đối tác quan trọng trong chiến dịch xoay trục châu Á của Mỹ. Xét cả về kinh tế và chính trị, quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức độ nồng ấm nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây 40 năm”.
Cũng theo đánh giá từ Bloomberg, Việt Nam sẽ là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP – Hiệp định tự do thương mại hướng đến xóa bỏ 18.000 loại thuế khác nhau giữa 12 nước thành viên. Trong khoảng một thập kỷ tới, nhờ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11%, tức tăng thêm 36 tỷ USD. Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28% vì nhiều công ty nước ngoài sẽ chuyển nhà máy đến Việt Nam.
Khi gia nhập TPP, Mỹ và Nhật Bản sẽ giảm thuế nhập khẩu và đem đến nhiều lợi ích hơn cho các công ty dệt may của Việt Nam. Cùng với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn, Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh so với Trung Quốc. Theo đánh giá của Eurasia Group, xuất khẩu giày dép và dệt may của Việt Nam có thể tăng trưởng 50% trong 10 năm tới.
Thủy sản cũng là ngành được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu áp dụng lên tôm, mực và cá ngừ hiện đang ở mức 6,4 – 7,2% sẽ được dỡ bỏ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với những quy định ngặt nghèo về xuất xứ hàng hóa.
Ngành nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là mảng gia súc được dự báo sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn nước ngoài có lợi thế về quy mô và hiệu quả hoạt động. Xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với dược phẩm (hiện đang ở mức 2,5%) cũng khiến thị trường khốc liệt hơn. Tuy nhiên, TPP sẽ tăng cường quyền sở hữu trí tuệ, khiến khả năng tiếp cận sản phẩm mới cũng như sản xuất thuốc mới của các công ty Việt Nam bị giới hạn.
Theo Bao Hai quan
'Đại công xưởng' Việt Nam đón thêm 4 tỷ USD vốn FDI
Cánh cửa thu hút FDI của Việt Nam đang thực sự 'mở toang', khi nhiều động thái tích cực cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục bỏ vốn vào 'đại công xưởng' Việt Nam. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, con số là trên 4 tỷ USD.
Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp và Nhà máy Sản xuất bán thành phẩm giày thể thao, do Taekwang Industrial Co., Ltd. (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, vừa chính thức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Với tổng vốn đầu tư 171,4 triệu USD, đây là một trong những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn đầu tư vào TP. Cần Thơ trong thời gian gần đây. Vì thế, dễ hiểu vì sao, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Teakwang triển khai Dự án đúng tiến độ, cũng như quá trình hoạt động sau này.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bỏ vốn vào "đại công xưởng" Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh
"Chúng tôi thực sự đánh giá cao môi trường đầu tư của Cần Thơ. Chúng tôi đã đầu tư tại nhiều nơi, nhưng chưa nơi nào thủ tục đầu tư được giải quyết nhanh như tại đây", ông Lee Hyung Jin, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Taekwang nói.
Đầu tư vào lĩnh vực da giày cũng là cách để Teakwang đón đầu cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam - EU mang lại.
Một điều quan trọng là, với dự án này, tuy tổng vốn đầu tư không quá lớn, song cũng đã góp phần quan trọng nâng tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 3 tháng qua lên tới trên 4 tỷ USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/3/2016, trong tổng số hơn 4 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam, có 2,74 tỷ USD đến từ 473 dự án đăng ký mới, tăng 125,2% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, còn có 1,29 tỷ USD đến từ 203 lượt dự án tăng vốn, tăng 107% so với cùng kỳ.
Có sự tăng đột biến lượng vốn FDI vào Việt Nam trong quý đầu năm, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là do các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào điểm đến Việt Nam. Cũng bởi vậy, ngoài dự án ở Cần Thơ vừa được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, 3 tháng qua cũng đã ghi nhận nhiều nhà đầu tư "đặt gạch" các dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Dự án Đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam tại Hà Nội, với tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD; hay Dự án Nhà máy Giấy Đại Dương, vốn đầu tư 220 triệu USD tại Tiền Giang...
Con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Không khó để tính toán điều này, bởi thông tin vừa chính thức được công bố, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về chủ trương để Samsung đầu tư Dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), vốn đầu tư 300 triệu USD ở Hoàng Mai (Hà Nội). Mọi chuyện đang khá suôn sẻ và nếu không có gì thay đổi, dự án này sẽ sớm được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Trong khi đó, dù chưa có xác nhận chính thức, song khả năng Apple đầu tư Dự án Trung tâm Cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực châu Á, vốn đầu tư 1 tỷ USD là rất lớn. Có thể chưa sớm được cấp chứng nhận đầu tư, bởi còn nhiều thủ tục phải thực hiện, song đây cũng là động thái tích cực của "ông lớn" đến từ nước Mỹ.
Điều quan trọng là, dư luận kỳ vọng, khi Apple đầu tư lớn vào Việt Nam, cũng sẽ có các nhà đầu tư khác theo chân thương hiệu quả táo. Các khoản vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt trong R&D luôn được Việt Nam đánh giá cao và mong chờ.
Thêm nữa, cũng trong đầu tháng 3, 3 đơn vị - gồm Quỹ đầu tư Nhật Bản Creed Group, Công ty Phát Đạt và An Gia Investment đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác để triển khai Dự án River City, vốn đầu tư 500 triệu USD. Creed Group cũng đã cam kết rót 125 triệu USD, tương ứng 25% vốn, vào dự án này.
Chỉ cần tính các dự án này, thì vốn FDI vào Việt Nam cũng đã có thể tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới.
Một tín hiệu quan trọng, đó là theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính trong 3 tháng đầu năm, các dự án FDI đã giải ngân được 3,5 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015. Khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và giải ngân đã ngày càng được thu hẹp, và khi vốn FDI càng được đưa vào thực hiện lớn, sẽ góp phần quan trọng tăng năng lực cho sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Báo Đầu Tư
Xuất khẩu tăng vẫn nhập siêu 217 triệu USD nửa đầu tháng 1 Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên Việt Nam vẫn nhập siêu 217 triệu USD trong nửa đầu tháng 1/2016. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ I tháng 1/2016 (từ 01/01 đến 15/01/2015)...