TPP nâng cánh xuất khẩu phần mềm
Cơ hội đang mở ra cho ngành công nghệ thông tin và thương mại điện tử khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Tham gia TPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội, thông qua các thỏa thuận về mở rộng mạng lưới viễn thông, Internet, các hoạt động thương mại điện tử… và đặc biệt là xuất khẩu và gia công phần mềm.
TPP được thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Xuất khẩu phần mềm tăng trưởng nhờ TPP
Ở thời điểm hiện tại, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam là quốc gia có ngành gia công phần mềm được đánh giá cao. Chính vì vậy, khi TPP thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển lĩnh vực gia công phần mềm để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành xuất khẩu, nhập khẩu, logistic, vận tải, thủ tục hải quan, các ngành thuế, thanh toán điện tử…
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, khi TPP được thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bởi TPP sẽ mở ra thị trường rộng lớn hơn cho công nghiệp phần mềm. Do đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cần nhanh chóng chứng tỏ năng lực để tạo ra những giá trị gia tăng hơn nữa, chứ không thể hài lòng với hiện tại.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung cũng cho rằng, công nghệ thông tin là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển khi Việt Nam gia nhập TPP. Đặc biệt, khi Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia Việt Nam đang cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực này đã không tham gia TPP, vì thế Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu, gia công phần mềm cho 11 thành viên trong TPP.
Thương mại điện tử sẽ bay cao
Thương mại điện tử là một lĩnh vực tiềm năng, mang lại doanh số khoảng 4 tỷ USD năm 2015 cho Việt Nam. Dự báo đến năm 2020, thị trường thương mại điện tử sẽ tăng 25%/năm, đạt 10 tỷ USD; giá trị mua sắm online đạt 400 USD/người; có 60% doanh nghiệp online, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hoặc nhận đơn hàng online; thương mại điện tử trên di động (m-Commerce) phát triển mạnh; hạ tầng logistics, thanh toán online tại Việt Nam sẽ được hoàn thiện.
Video đang HOT
Độ mở của thị trường thương mại điện tử sẽ còn được cộng hưởng khi số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đạt khoảng 40 triệu người dùng và dự báo đến năm 2020 sẽ có thêm 20 triệu người dùng Internet.
Chính vì vậy, Hiệp định TPP sẽ có tác động rất lớn đến thị trường thương mại điện tử của Việt Nam. Hiệp định TPP dành hẳn chương 14 về thương mại điện tử với nhiều cam kết, cũng như yêu cầu tuân thủ khá khắt khe. Theo đó, 12 thành viên TPP đồng ý hợp tác để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng lợi thế của thương mại điện tử, khuyến khích hợp tác chính sách liên quan tới việc bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, sự đe dọa của tội phạm máy tính.
Hiệp định cũng khuyến khích các nước TPP thúc đẩy thương mại không giấy tờ giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, chẳng hạn như các mẫu khai thuế được đưa ra dưới dạng điện tử, cũng như cung cấp chứng minh xác thực và chữ ký điện tử cho các giao dịch thương mại.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính cho sự tăng trưởng và giải quyết nhiều việc làm. Nhưng ở nhiều nước, kể cả Mỹ, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện xuất khẩu. Nguyên nhân chính là các rào cản thương mại như thuế cao, những quy định phức tạp và tình trạng quan liêu thường tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ với kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế.
Là một quốc gia có số lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, môi trường kinh doanh đang được cải thiện tích cực, các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam có thể hưởng lợi đáng kể từ TPP. Bên cạnh đó, thương mại điện tử là một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các điều khoản TPP về thúc đẩy thương mại số có thể hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 25% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Hữu Tuấn
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhiều doanh nghiệp FDI tăng vốn, mở rộng sản xuất
Cuối tuần qua, tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn hơn 531 triệu USD. Trong đó, 23 dự án cấp mới và 15 dự án điều chỉnh tăng vốn. Động thái của các nhà đầu tư ngoại cho thấy, họ đang "nhanh chân" đầu tư nhằm nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương mà Việt Nam đã và sắp tham gia, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Dây chuyền sản xuất giấy hiện đại tại Công ty TNHH Giấy Kraft Vina
Sau gần 4 năm tái cơ cấu nền kinh tế, sự chuyển biến lớn nhất hiện nằm ở hệ thống các tổ chức tín dụng. Từ chỗ nợ xấu 17% (năm 2012), 9 ngân hàng đứng trên bờ vực thẳm, thanh khoản ngàn cân treo sợi tóc, kỷ luật ngân hàng lỏng lẻo, tỷ giá lên xuống bất thường, các ngân hàng đổ xô đi buôn vàng... đến nay, nợ xấu chỉ còn 2,9%, cơ bản xử lý xong ngân hàng yếu, thanh khoản đã "hồng hào" trở lại, kỷ luật hệ thống được siết chặt, tỷ giá ổn định, vàng bị loại ra khỏi nhịp sống ngân hàng... Hậu tái cơ cấu, vốn chủ sở hữu 9 ngân hàng yếu kém đã tăng lên 18%, vốn huy động tăng 147%, tín dụng tăng 87%, dự phòng rủi ro tăng 146%.
Có thể nói, việc giảm nợ xấu từ 17% xuống 2,9% mà không tốn đồng ngân sách nào là một kỳ tích. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, chỉ khoảng 50% trong số đó đã được xử lý triệt để, chủ yếu nhờ các ngân hàng đã "cắt" máu lợi nhuận, sử dụng trích lập dự phòng rủi ro để xử lý. Khoảng 50% nợ xấu còn lại vẫn nằm ở "kho" VAMC để đợi xử lý.
Tất yếu, việc xử lý này không thể đẩy nhanh nếu nền kinh tế không ấm lên và hai trụ cột tái cơ cấu còn lại ít biến chuyển. Lý do là suy cho cùng, nợ xấu hay sự yếu kém của ngân hàng chỉ là phần ngọn, trong khi phần gốc, nguyên nhân gây ra nợ xấu đang nằm ở doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước bởi khu vực này chiếm tới 60% nợ xấu. Có nghĩa, nếu không tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước triệt để, thì gốc nợ xấu vẫn còn và nợ xấu lại có nguy cơ dềnh lên bất cứ lúc nào.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Shinji Tachiwa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aiphone Communications Việt Nam (Nhật Bản, sản xuất các sản phẩm viễn thông) cho biết, Công ty vừa quyết định tăng vốn thêm gần 4,5 triệu USD. "Đây là thời điểm thích hợp để chúng tôi tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất để phục vụ xuất khẩu", ông Shinji Tachiwa nói và cho biết, Công ty đã đầu tư nhà máy tại VSIP II từ năm 2008, với tổng vốn đầu tư hiện lên tới 20 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp được coi là "đại gia" đã gắn bó với Bình Dương nhiều năm cũng quyết định tăng vốn, mở rộng sản xuất trong dịp này. Đơn cử, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (liên doanh Thái Lan - Nhật Bản, sản xuất giấy bao bì) tăng vốn thêm 130 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư tại Bình Dương lên hơn 453 triệu USD.
Hay Dự án Nhà máy sản xuất dao cạo râu của Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương (Hoa Kỳ) đã tăng vốn thêm 48,5 triệu USD. Đáng chú ý là, dự án này được tỉnh Bình Dương cấp mới hồi tháng 12/2014, với vốn đầu tư đăng ký chỉ 15 triệu USD. Với việc tăng vốn lần này, Procter & Gamble Đông Dương hướng tới mục tiêu đưa năng lực sản xuất lên mức hơn 108 triệu sản phẩm/năm.
Thông tin riêng với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Richard Tsai, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn DDK (Đài Loan) cho biết, doanh nghiệp này vừa ký thỏa thuận thuê 80 ha đất tại Khu công nghiệp Bàu Bàng với
Becamex Bình Dương. "Chúng tôi sẽ thành lập một liên doanh để đầu tư dự án tại Việt Nam để sản xuất phụ tùng xe đạp và linh kiện nhựa", ông Richard Tsai nói và cho biết, dự án này sẽ có vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD để đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút khoảng 60 doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực đến đầu tư và khi đi vào hoạt động có thể tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động.
Theo các nhà đầu tư, kế hoạch đầu tư đã được lập lộ trình từ trước, song việc các hiệp định thương mại tự do, nhất là TPP đã hoàn tất đàm phán, là cơ sở để họ quyết định đầu tư dự án mới hay tăng vốn, mở rộng sản xuất thời điểm hiện nay. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là dệt may, công nghiệp hỗ trợ, hay các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và sản phẩm làm ra sẽ là đầu vào của các ngành sản xuất khác và sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế theo quy định của các hiệp định thương mại.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút hơn 1,6 tỷ USD vốn FDI, vượt 63% kế hoạch năm. Trong đó, 165 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 910 triệu USD và 107 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm hơn 721 triệu USD.
Cũng theo ông Trúc, tuy không có những dự án có quy mô vốn lớn, song các dự án FDI vào Bình Dương trong năm nay phù hợp với định hướng của tỉnh là thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, thân thiện với môi trường... Trong đó, đáng chú ý là dự án của Công ty TNHH Far Eastern Polytex Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hóa sợi - dệt nhuộm, với tổng vốn đầu tư hơn 274 triệu USD.
Nếu nhìn vào lợi thế của Bình Dương, thì những kết quả thu hút vốn FDI chưa được như kỳ vọng. Đặc biệt, dù là một "địa chỉ đỏ" trong thu hút đầu tư nhiều năm nay, nhưng cho đến nay, Bình Dương vẫn còn vắng bóng những dự án tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất.
Do đó, theo ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh sẽ thực hiện nhiều biện pháp để tăng thu hút đầu tư, nhất là vốn FDI, nhằm tận dụng những cơ hội, trong đó có TPP, đem lại. Trước mắt, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện mạnh môi trường đầu tư, hoàn thiện đầu tư hạ tầng, linh hoạt các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư...
Theo Hồng Sơn
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 26/10: Bị chốt lời mạnh, VN-Index quay đầu Tưởng chừng lực cầu trong nửa cuối phiên sáng sẽ giúp thị trường có phiên tích cực để thẳng tiến đến mốc 610 điểm trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, lực bán mạnh cuối phiên, đặc biệt là đợt ATC đã khiến VN-Index quay đầu và thậm chí mất luôn cả mốc 600 điểm vừa đạt được cuối tuần trước. Với sự tích...