TPP làm khó Nhà nước
Nhiều người tưởng ở Việt Nam chỉ có những doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong những ngành kinh tế lâu nay được bảo hộ chặt chẽ bởi hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì sẽ bị ảnh hưởng mạnh khi TPP có hiệu lực. Thực ra không chỉ thế. Nhà nước cũng ngại TPP!
Với TPP Nhà nước sẽ không còn được phép để cho các tổng công ty lương thực gần như được độc quyền một mình một chợ trong xuất khẩu gạo. Ảnh TL
Có khá nhiều yêu cầu mà TPP “làm khó” Nhà nước, bài này chỉ “nhặt” ra hai yêu cầu điển hình. Đó là yêu cầu Nhà nước phải minh bạch hóa, công khai hóa các quy trình, thủ tục luật lệ; và Nhà nước không được tùy ý ra quy định, thích ban hành văn bản pháp luật thế nào cũng được.
Đầu tiên là nói đến nguyên tắc minh bạch hóa, công khai hóa, được nhấn mạnh ở hầu hết các chương trong TPP. Lấy ví dụ về chương Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại, một trong những “điểm đen” của Việt Nam trong con mắt của các doanh nghiệp, cá nhân cả trong nước lẫn nước ngoài. Chương này quy định các nước thành viên đảm bảo thủ tục hải quan của mình là minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được. Theo hướng này, các nước thành viên phải công bố các quy định, luật lệ và thủ tục hải quan trên mạng, và bằng cả tiếng Anh nếu có thể. Họ cũng sẽ phải công bố các đầu mối liên lạc để sẵn sàng giải đáp các vướng mắc của giới doanh nghiệp.
Cứ giả thiết rằng Hải quan Việt Nam sẵn sàng tuân thủ một cách tự nguyện, tự giác và tích cực điều khoản này thì ngay chuyện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một “rừng” các thủ tục và quy định rồi công bố đầy đủ trên trang web của mình đã và sẽ là việc không dễ. Thử vào trang web của Tổng cục Hải quan, dễ dàng thấy khác biệt lớn về nội dung giữa hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh (ở những mục, ví dụ, như văn bản pháp luật, trong khi bản tiếng Việt có đến hàng trăm văn bản thì tiếng Anh chỉ có mỗi một văn bản pháp luật ban hành năm 2015).
Về đường dây nóng, bản tiếng Việt có cả một danh sách các đường dây nóng về Ban chỉ đạo 389 quốc gia, về chống tiêu cực của đội giám sát kiểm tra, chống gian lận thương mại, hỗ trợ thủ tục, quản lý rủi ro, trong khi bản tiếng Anh thì chỉ có đường dây nóng cho hai vấn đề là gian lận thương mại và quản lý rủi ro (không lẽ đối với người nước ngoài thì không có chuyện tiêu cực hải quan nên không cần đường dây nóng về chống tiêu cực?). Tổng cục Hải quan là nơi mà thông tin bằng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng mà tình hình còn như vậy thì không biết ở những cơ quan nhà nước khác thì tình hình sẽ còn tệ đến đâu nữa?
Tiếp theo, TPP luôn nhấn mạnh trong nhiều chương các nguyên tắc cốt lõi như đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, tiếp cận thị trường, theo đó mọi chủ thể kinh tế trong và ngoài nước đều phải được đối xử công bằng, không thiên vị, không tùy tiện theo ý chí của Nhà nước. Trên các nguyên tắc này, Nhà nước sẽ không còn được tùy ý làm những việc` tưởng như hiển nhiên được làm như đối xử thiên vị, ưu ái riêng cho các doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thương mại, Nhà nước sẽ không còn được phép để cho các tổng công ty lương thực gần như được độc quyền một mình một chợ trong xuất khẩu gạo cả nước, được hưởng những đặc quyền đặc lợi như vay vốn không lãi suất để thu mua lúa, chế biến và xuất khẩu gạo…
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Nhà nước cũng sẽ không được ưu ái riêng cho các ngân hàng có vốn nhà nước như được tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn chính phủ với lãi suất thấp, và những ưu đãi khác, đổi lại Nhà nước sẽ “trưng dụng” các ngân hàng này trong một số “nhiệm vụ chính trị” nào đó như vẫn xảy ra từ trước đến nay.
Video đang HOT
Hay như chuyện NHNN đang kiến nghị Quốc hội và Chính phủ trao thêm nhiều quyền hạn và cơ chế đặc thù cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) để giúp nó thực hiện được tốt chức năng của mình là xử lý và làm giảm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng cần phải được xem xét lại vào thời điểm trước thềm TPP như hiện nay. Lý do là, nếu ưu ái riêng cho VAMC những cơ chế và ưu đãi thì đây chính là một hành vi đối xử thiên vị, bất công một cách công khai đối với các tổ chức quản lý tài sản (AMC) khác hiện có và sẽ có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính vốn cũng đang thực hiện cùng một chức năng là xử lý nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cốt lõi của TPP như thế sẽ có thể là nguyên nhân cho một ai đó có quyền lợi liên đới bị ảnh hưởng bởi hoạt động của VAMC đứng lên khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra tòa vì đã phân biệt đối xử.
Tóm lại, với sự “vào cuộc” của TPP thì ngay đến các cơ quan công quyền nhà nước cũng sẽ bị tác động mạnh và buộc phải thay đổi tư duy quản lý, điều hành nền kinh tế, cũng như lề thói làm việc hiện nay để theo kịp những đòi hỏi của TPP nếu không muốn trở thành “nạn nhân” của cái hiệp định thương mại tự do mang tính thế kỷ này.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng
Tin tức về vụ nhà 8B Lê Trực lại đốt nóng dư luận xã hội khi ông Đỗ Thế Hùng đề xuất hiến tặng phần vi phạm cho Nhà nước. ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: "Không để nén bạc đâm toạc tờ giấy".
Cắt ngọn là tất yếu
Dư luận xã hội đang cập nhật tin tức mới nhất từng giờ về việc cắt ngọn tòa nhà vi phạm xây dựng vượt phép tại số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ngay khi những tin tức về việc Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực - ông Đỗ Thế Hùng, đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét, nhiều người đã tỏ ra quan ngại.
Bên hành lang Quốc hội sáng 23/11, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: "Trường hợp vi phạm như 8B Lê Trực gần như là phổ biến trong thời gian qua. Nó chỉ được phát hiện và xử lý khi dư luận, báo chí vào cuộc.
Vì thế cho nên cắt ngọn là việc tất yếu.
Các cơ quan chức năng đã có chủ trương cắt ngọn là thực hiện đúng theo chủ trương pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc cắt ngọn phần vi phạm là phải làm một cách nghiêm túc, không được nói đến chuyện phạt rồi cho tồn tại.
Nếu không xử nghiêm, cắt ngọn đúng quy định thì sự việc 8B Lê Trực sẽ thành tiền lệ xấu".
ĐB Cao Sỹ Kiêm nói: "Không chấp nhận hiến tặng phần vi phạm nhà 8B Lê Trực, dù chỉ là trong ý tưởng".
Đừng để "nén bạc đâm toạt tờ giấy"
"Đây là một vi phạm mà không thể khắc phục được. Do đó, mọi việc hiến tặng hay bất cứ phương pháp gì dù chỉ là trong ý tưởng cũng không nên áp dụng trọng trường hợp này.
Bởi vì, hiến tặng cho Nhà nước, Nhà nước đâu có cần. Không thể vì một tý lợi ích vật chất để hy sinh kỷ cương, kỷ luật, pháp luật dẫn đến một tiền lệ xấu trong xã hội được. Không thể lấy đồng tiền để phá hoại luật pháp. Đừng để "nén bạc đâm toạc tờ giấy", ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Vị ĐBQH nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích thêm: "Điều đó, không những không có lợi về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội và lòng tin của nhân dân.
Không thể làm mất đi tính thượng tôn của pháp luật bằng những việc làm vô lý.
Nếu đồng ý hiến tặng phần vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực cho Nhà nước thì chắc chắn sẽ còn có những trường hợp vi phạm tương tự thậm chí là nặng nề hơn rất nhiều và lại sẽ có những trường hợp hiến kế xiên xẹo hơn nữa".
"Thường những người vi phạm sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh hoặc thậm chí làm giảm thiệt hại của mình xuống.
Không để "dễ xây, khó phá"
Nhưng về phía Nhà nước, đối với các cơ quan công quyền, để đảm bảo kỷ cương pháp luật nghiêm minh, không có Lê Trực thứ 2 trong thời gian tới thì phải làm nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Không chấp nhận bất cứ một vận dụng nào làm xiên xẹo chủ trương của Nhà nước, khiến cho pháp luật thiếu nghiêm minh được.
Tòa nhà 8B Lê Trực là một công trình có thể nói là xây lên thì dễ mà phá đi cực khó. Nó gây ra những thiệt hại cực lớn, không chỉ cho chủ đầu tư mà Nhà nước cũng ảnh hưởng.
Tuy vậy, tôi cho rằng, vẫn phải làm một cách nghiêm túc, cắt ngọn vi phạm theo đúng quy định để rút ra bài học kinh nghiệm, tránh có thêm những công trình như thế này nữa và đảm bảo được quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc", ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đăng tải, trong buổi sáng 21/11 tiến hành tháo dỡ, cắt ngọn tầng tum và tầng 19 tòa nhà 8B Lê Trực, trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình - Hà Nội), đã đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét. Theo vị Giám đốc Ban quản lý dự án, thay vì cắt ngọn, sẽ tốt hơn nếu giữ nguyên phần diện tích này để hiến cho Nhà nước, sử dụng vào những việc có ích cho xã hội. Ông Đỗ Thế Hùng nói: "Công trình của chúng tôi đã sai, chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là không chỉ chúng tôi sai, liệu công trình chúng tôi có nằm trong vị trí nhạy cảm bắt buộc phải cắt ngọn, hay là chúng ta có thể dùng vào việc khác. Tôi đưa ra phương án này để dư luận, các cơ quan chức năng xem xét".
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Ngăn chặn quan chức "tăng tốc tham nhũng" trước khi "hạ cánh" Đại biểu truy trách nhiệm cá nhân trong việc ngăn chặn quan chức nhà nước chạy đua nước rút để thực hiện "những chuyến tàu vét" cuối cùng trước khi hạ cánh... Trong 2 ngày chất vấn vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặc biệt quan tâm đến &'quốc nạn" tham nhũng và những giải pháp để ngăn chặn tình trạng...