TP.Hồ Chí Minh gửi kiến nghị, còn phải chờ bộ gật đầu
Các doanh nghiệp du lịch đang tìm mọi cách để thích ứng, phục hồi trong “bình thường mới”. Dẫu vậy, nhu cầu đặt tour của khách nội địa vẫn rất thấp.
Trong khi đó, thị trường lớn nhất là TP.HCM đang chờ được mở cửa, đón khách quốc tế.
Online hóa trải nghiệm du lịch
16h30 ngày 5/12, đoàn du khách 8 người của Haha Travel tổ chức buổi livestream trải nghiệm du lịch thực tế tại HMong Village (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TP.HCM năm 2021 diễn ra trên nền tảng online.
Không phải tự nhiên, một DN du lịch di chuyển quãng đường gần 2.000 km từ Nam ra Bắc. Hậu đại dịch, đơn vị mong muốn mang đến trải nghiệm thật nhất cho khách du lịch ở đầu kia của đất nước. Ông Nguyễn Trung Hậu – Giám đốc Haha Travel – cho biết, đây là hướng tiếp cận mới, gia tăng thêm giá trị chứ không phải việc chỉ lo đặt phòng. Với cách thức hiện tại, phụ thuộc vào những người có khả năng kết nối với Internet, có trải nghiệm về số. Do vậy, đối tượng lớn tuổi gặp khó khăn hơn.
“Khách hàng lớn tuổi ít sử dụng máy tính, điện thoại hơn sẽ là một rào cản. Do vậy, tổ chức tour online kết hợp offline, mật độ người tham gia trực tiếp ít đi. Cần kênh tiếp cận với tập khách hàng không sử dụng nền tảng số. Đây là xu hướng lâu dài”, ông Hậu nói.
Ngày hội Du lịch TP.HCM năm 2021 tổ chức hội chợ ảo lần đầu tiên (ảnh chụp màn hình)
Tổng giám đốc Công ty Saco Travel – ông Nguyễn Ngọc Tấn – chia sẻ, hướng tới chuyển đổi số, DN đã chuẩn bị trước nguồn nhân lực được đào tạo để thích ứng. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với các sàn TMĐT như Traveloka, Sen Đỏ và Shopee. Hiện, hiệu quả tốt về độ tiếp cận thị trường nhưng sức mua còn yếu.
Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, để hỗ trợ các DN kích cầu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, từ ngày 4-25/12, lần đầu tiên trong lịch sử, khoảng 100 gian hàng của DN du lịch và các tỉnh/thành xuất hiện trực tuyến, ứng dụng công nghệ 2D, 3D tại Ngày hội Du lịch của TP.
Nếu tổ chức các gian hàng trực tiếp ngoài trời thì khách đến đông, chưa phù hợp ở giai đoạn hiện nay. Do đó, các hoạt động thực hiện trên nền tảng trực tuyến là chính. Khách du lịch có nhu cầu và các DN có thể tìm hiểu thông tin trên website của Sở, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa người với người để phòng chống dịch.
Bao giờ TP.HCM được đón khách quốc tế?
Video đang HOT
Dẫu việc thay đổi mang tính tích cực, song trên thực tế, du lịch là hoạt động trải nghiệm mang tính thực tế cao, tương tác với môi trường xung quanh. Việc online hóa không thể tránh khỏi cảm giác nhàm chán cho khách hàng.
Ông Nguyễn Trung Hậu đề nghị có các chương trình, sự kiện thu hút sự chú ý. Ví dụ, những show biểu diễn miễn phí để có điểm chạm giữa khách hàng với các công ty du lịch thì may ra mới tiếp cận được khách. Còn nếu không có một động lực nào dẫn đến việc người dân truy cập một website để tìm hiểu thông tin thì rất khó để thu hút khách hàng.
Ông Peter Feldmann (áo vest) – Thị trưởng TP. Frankfurt (Cộng hòa Liên bang Đức) tham quan Bưu điện TP.HCM ngày 9/11 (ảnh: Trần Chung)
Đại diện Saco Travel khẳng định, các DN đang cố chứ quay trở lại bình thường mới là chưa thể. Khi mới khởi động du lịch, sức mua rất yếu do tâm lý người dân còn lo sợ, chưa thực sự thoải mái. Ngoài ra, chưa có sự đồng bộ, tỉnh này mở, tỉnh kia lại đóng. Đơn cử, du khách đã cài ứng dụng PC-Covid nhưng một số tỉnh lại không chấp nhận. Các địa phương còn gây khó cho hoạt động du lịch như Bình Thuận, Lâm Đồng, Đà Nẵng,…
Do đó, các DN mong có chính sách thông thoáng để sớm chào đón khách quốc tế, tạo đường đua trở lại cho ngành du lịch. Bởi, du lịch là ngành kinh tế – dịch vụ – tổng hợp nên việc phục hồi sẽ dần kéo theo phục hồi các ngành nghề liên quan khác.
Thực tế, lượng khách quốc tế đến TP.HCM hàng năm chiếm khoảng 50% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ngành du lịch TP.HCM được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn khi đóng góp hơn 10% vào GRDP của TP trước giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, tại TP, tổng thu từ du lịch 11 tháng năm 2021 đạt 42.677 tỷ, giảm 44% so với năm 2020 và giảm tới 69% so với 11 tháng năm 2019. Việc sớm đón dòng khách ngoại quốc trong điều kiện an toàn sẽ giúp khôi phục ngành “công nghiệp không khói” này.
Liên quan tới lộ trình đón khách quốc tế, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch TP.HCM, cho hay, địa phương đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và Bộ, ngành liên quan về việc thí điểm mở cửa cho quốc tế, sử dụng hộ chiếu vắc xin từ tháng 12/2021. TP.HCM mong Bộ VH-TT-DL và Tổng Cục Du lịch sớm lấy ý kiến các Bộ ngành, trình Thủ tướng Chính phủ để đưa TP trở lại thành điểm đến của du khách quốc tế.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho rằng, thời điểm hiện tại cần tập trung đảm bảo an toàn tại điểm đến và cho khách du lịch, định hướng chung trong giai đoạn phục hồi 2021-2023, du lịch Việt Nam lấy du lịch nội địa làm trọng tâm khai thác.
Bộ VH-TT-DL sẽ đánh giá các điều kiện cần thiết, xem xét việc mở cửa, đón khách du lịch quốc tế tại TP.HCM trong thời gian tới. Trong đó, yếu tố an toàn vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Từ an toàn tại tuyến điểm đến an toàn trong chuỗi dịch vụ, an toàn trong điều hành tour và công tác kiểm soát.
Đề xuất nới bay quốc tế, xét nghiệm với khách bay nội địa
Nhiều bộ ngành, các hãng hàng không đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ và nới lỏng quy định, bỏ cách ly tập trung.
Song ở chiều ngược lại, một số chuyên gia đề xuất cần áp dụng xét nghiệm với khách bay nội địa.
Bay về Campuchia rồi... đi đường bộ về Việt Nam
Tại cuộc họp góp ý về vấn đề mở lại bay quốc tế thường lệ do Bộ GTVT tổ chức tuần trước, đại diện của các bộ và các hãng hàng không đều đề nghị mở bay quốc tế ngay từ đầu tháng 12 này.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, các nước đã mở bay quốc tế thương mại định kỳ và bỏ cách ly đối với khách đã tiêm đủ 2 mũi, có kết quả âm tính từ lâu. Ngay cả Campuchia cũng đã áp dụng quy định này, nhưng ở Việt Nam, các hãng vẫn chưa được bay quốc tế định kỳ và khách nhập cảnh vẫn bị cách ly tập trung.
Hiện mới có 5 địa phương trong đó có Phú Quốc (Kiên Giang) được thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Ảnh M.N
Để đối phó, nhiều công ty du lịch tổ chức cho khách bay trên các tuyến bay của hãng nước ngoài về Campuchia rồi về Việt Nam thông qua cửa khẩu đường bộ Tây Ninh. Nguy cơ mất thị trường hàng không quốc tế đã hiện hữu.
Tính đến thời điểm này, bay quốc tế đã bị ngừng trệ gần 2 năm. Các chuyến bay quốc tế tới nay chỉ có 4 hình thức: giải cứu công dân; chở chuyên gia; thuê chuyến kèm cách ly; và bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, cả 4 hình thức này khách đều phải chi trả chi phí cao và phải xin phép bay từng chuyến. Các chuyến bay này thường phải nhận được sự đồng ý của 4 bộ gồm: Ngoại giao, Công an, Y tế, GTVT và mới đây là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch (đối với chuyến bay thí điểm đón khách quốc tế).
Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ gần 2 tháng. Đặc biệt, độ phủ vắc xin đã tăng lên rất nhanh, cả nước đã có 125 triệu liều văc xin được tiêm cho người trên 18 tuổi, trong đó 94% người được tiêm ít nhất 1 liều và gần 80% tiêm đủ 2 liều.
Nhiều tỉnh, thành tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80 - 90% người trên 18 tuổi trên địa bàn. Theo các chuyên gia, dù điều kiện vắc xin đã thuận lợi hơn trước đây rất nhiều, song việc vẫn đóng cửa bay quốc tế đã tái diễn cơ chế "xin - cho". Khiến ngành hàng không, du lịch tiếp tục gặp khó khăn, càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và nguy cơ mất thị trường ngày càng lớn.
Cần giải cứu hàng không, du lịch
Cuối tháng 11.2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản đã cho biết, Việt Nam sẽ mở bay quốc tế từ đầu tháng 12.2021. Đại diện các hãng hàng không cho rằng, việc mở bay quốc tế thường lệ và không áp dụng cách ly tập trung với khách bay, không chỉ nhằm cứu ngành hàng không trong nước mà còn cứu cả ngành du lịch. Đồng thời, tạo thuận lợi cho hàng trăm nghìn kiều bào đang tha thiết được trở về nước để đón tết Dương lịch và tết Nguyên đán.
Một lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, tại phiên họp trực tuyến quốc tế mới đây, đại diện của hơn 30 nước cho biết đã bỏ quy định cách ly với khách quốc tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính.
Đại tá Trần Văn Dự, Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, cũng đề nghị bỏ ngay quy định cách ly tập trung đối với khách bay. Theo ông, ngành y tế nước ta cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào xu hướng chung của thế giới để thích ứng với điều kiện phòng chống dịch mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.
Theo các hãng hàng không, việc mở bay thương mại quốc tế định kỳ và không buộc cách ly đối với khách sẽ khiến giá vé bay lập tức giảm rất sâu. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho kiều bào, đặc biệt là những người đi làm việc, du học có cơ hội được về nhà.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết đang dự thảo phương án chỉ cách ly tại nhà 5 ngày đối với kiều bào và 3 ngày tại nhà đối với chuyên gia đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính.
Chia sẻ những khó khăn trong công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đề nghị bộ này tham khảo kinh nghiệm của các nước để có phương án kiểm soát, phòng chống dịch hữu hiệu. Từ đó, Bộ Y tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh, góp phần vào việc phục hồi kinh tế.
Khách nội địa cần xét nghiệm trước khi bay
Trong khi đề xuất nới lỏng bay quốc tế (trừ việc cấm bay đến các nước có biến thể Omicron ở châu Phi), một số chuyên gia lại đề nghị chấn chỉnh tình trạng buông lỏng trong kiểm soát phòng, chống dịch ở nhiều địa phương.
Trước đó do áp lực của chi phí xét nghiệm cao, nên nhiều đường bay trong nước không bắt buộc xét nghiệm, khiến dịch bệnh dễ lây lan và gây tốn kém rất nhiều cho công tác truy vết, xử lý FO. Bộ Y tế đã ban hành khung giá xét nghiệm nhanh chỉ còn 109.000 đồng, trong khả năng chi trả của khách bay nội địa.
Các chuyên gia cho rằng cần test nhanh hành khách trước khi bay nội địa, ngăn ngừa nguy cơ F0 đi máy bay. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị Bộ Y tế khẩn trương quy định xét nghiệm trước khi bay, để hãng hàng không và sân bay đảm bảo môi trường an toàn phòng chống dịch. Việc xử lý F0 tại sân bay hoặc trên tàu bay vô cùng phức tạp, rủi ro, tốn kém. Khi đảm bảo khách đều âm tính thì chính hành khách cũng yên tâm bay và các địa phương mở cửa hàng không vì hầu như hạn chế dịch bệnh lây lan qua đường hàng không.
Theo TS Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, cần khuyến khích các hãng hàng không như Vietjet đang thực hiện test miễn phí cho khách trước khi lên tàu bay. Điều này sẽ bịt được "lỗ hổng" trong khoảng thời gian 72 giờ từ khi nhận kết quả âm tính đến lúc lên máy bay.
Đồng thời, ngành hàng không sẽ giảm thiểu được nguy cơ vận chuyển F0 từ địa phương này đến địa phương khác, thiết thực góp phần vào công tác phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế.
TPHCM xin thí điểm không cách ly du khách nước ngoài từ tháng 12 TPHCM kiến nghị Thủ tướng cùng các bộ việc thí điểm cho khách quốc tế nhập cảnh không cần cách ly từ tháng 12. Du khách quốc tế cần đáp ứng các điều kiện về nhập cảnh và một số điều kiện khác. Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng cùng Bộ Văn...