TP.HCM yêu cầu di dời khẩn cấp 15 chung cư cũ, xuống cấp trầm trọng
UBND TP.HCM vừa chỉ đạo một số sở, ngành, quận, huyện liên quan thực hiện di dời, xây dựng mới 15 chung cư hỏng cấp D trên địa bàn thành phố.
Trong 15 chung cư nói trên có 7 chung cư cấp độ hư hỏng nặng và 8 chung cư cấp độ nguy hiểm, nằm tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, Tân Bình.
UBND TP.HCM, cho biết sẽ giao UBND các quận có chung cư hư hỏng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đề xuất lập phương án sử dụng đất sau di dời theo hướng xã hội hóa. đây là phương án hợp lý vì vừa tạo được chỗ ở mới cho người dân tốt hơn, vừa có quỹ đất phát triển sản xuất kinh doanh theo quy hoạch.
Sau khi khảo sát đánh giá, UBND cấp quận khẩn trương lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch nhà nước đồng thời đảm bảo phương án tái định cư để các hộ dân lựa chọn. Người dân cũng có thể nhận tiền đền bù để tự tìm nơi định cư mới.
UBND các quận có chung cư hư hỏng cấp D phải khẩn trương có phương án di dời ngay các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức tại chung cư để đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của người dân. Đối với các trường hợp không chấp hành cần kiên trì tiếp xúc, vận động, thuyết phục để thực hiện di dời.
Video đang HOT
UBND TP.HCM đặt kế hoạch đến năm 2020 phải giải quyết 50% trong số 474 chung cư cũ. Thế nhưng Sở Xây dựng cho rằng với tình hình hiện tại rất khó để đạt được mục tiêu đề ra.
Được biết, TP.HCM đang mời gọi đầu tư vào 116 dự án xã hội hóa, 11 dự án quốc gia, 6 dự án thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong đó, các chung cư cũ được đưa ra kêu gọi đầu tư xây mới gồm: khu chung cư Đông Hưng quận 12; khu chung cư 99 Bến Bình Đông; khu chung cư Bàu Cát – Tân Bình; khu chung cư Tân Mỹ – Tân Bình; ký túc xá Đại học Bách Khoa; ký túc xá Đại học Quốc gia; khu lưu trú công nhân và nhà ở thu nhập thấp Tân Nhựt – Bình Chánh; nhà ở công nhân Công ty Giày Huê Phong…
Song song đó, TP.HCM cũng giao Sở Kế hoạch – Đầu tư đề xuất phương án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án chỉnh trang, thay thế 9 chung cư cũ nguy hiểm, hư hỏng nặng được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Quận 3.
Được biết, 9 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 tại Quận 3 mà TP.HCM sẽ đưa ra đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là: chung cư 473 – 475 Điện Biên Phủ, chung cư 450 Nguyễn Thị Minh Khai, chung cư 59 Phạm Ngọc Thạch, chung cư 67 Phạm Ngọc Thạch, chung cư 60 – 62 Cách Mạng Tháng Tám, chung cư 23 Lê Quý Đôn, chung cư 99 Nguyễn Đình Chiểu, chung cư 42 Võ Văn Tần, chung cư 2 Nguyễn Gia Thiều. Đây được xem là những khu đất vàng trên địa bàn TP.HCM.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Nâng chiều cao cho việc cải tạo chung cư cũ?
Trong khi việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang "dậm chân tại chỗ", Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ Xây dựng, nói về vấn đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM đang dậm chân tại chỗ, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho rằng, theo báo cáo tổng kết có khoảng 25% chung cư thuộc diện bị hư hỏng, nguy hiểm. Theo phân loại cấp D - thuộc diện nguy cấp mới phải di dời, cải tạo, phá dỡ. Còn lại những chung cư hư hỏng chưa bắt buộc phải tháo dỡ.
Đại diện Vụ Pháp chế cũng cho hay, để thực hiện việc cải tạo chung cư cũ đang gặp khó khăn ở hai vấn đề. Một là, về thể chế đã có quy định các chủ sở hữu căn hộ thỏa thuận với nhà đầu tư để lựa chọn chủ đầu tư sửa chữa, nhưng việc này cũng khó vì hàng trăm hàng nghìn hộ trong một khu chung cư mà mỗi hộ lại một ý khác nhau, rất khó đồng thuận.
Thứ hai, quy định cưỡng chế các công trình nguy hiểm để cải tạo, song để làm việc này lại cần phải có vốn, quỹ nhưng rất khó khăn. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang nghiên cứu đề xuất cần có quy định cụ thể thời hạn giải quyết, xử lý khi chủ sở hữu không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước phải chỉ định chủ đầu tư vào cải tạo.
Việc cải tạo chung cư vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc. (ảnh Trần Kháng)
Nhưng vướng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ, theo đại diện Vụ Pháp chế, Thủ tướng đã ban hành quy định các khu vực nội đô, trung tâm ở 2 TP lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không được tăng chiều cao dự án, không tăng dân số. "Không cho tăng chiều cao thì doanh nghiệp không có lợi nhuận, không thể đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ Xây dựng đang báo cáo Thủ tướng xin giải pháp tháo gỡ vướng mắc này", đại diện Vụ Pháp chế cho hay.
Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng cho rằng, cần phải xã hội hóa, nhà đầu tư thấy có lợi nhuận mới làm. "Cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện", ông Hùng chia sẻ.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 1.300 chung cư cũ tại 76 khu vực tập trung và hơn 300 khu chung cư cũ ở các nơi riêng lẻ. Các chung cư này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đang trong tình trạng xuống cấp.
Trước thực trạng đó, từ hơn 10 năm trước, Hà Nội đã đưa ra chương trình cải tạo, nâng cấp, xây mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện chính sách cải tạo chung cư cũ, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên để kêu gọi doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có rất nhiều vướng mắc khiến sau hơn 10 năm triển khai, chương trình này gần như dậm chân tại chỗ khi mới chỉ có 14 chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng, chiếm chưa tới 1%; 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng; 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời, nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Theo Danviet
Vì sao tiến độ cải tạo chung cư cũ TP.HCM vẫn chậm? Kế hoạch trong năm 2018, Sở Xây dựng TP.HCM và chủ đầu tư được công nhận sẽ tháo dỡ, xây dựng lại 7 chung cư hư hỏng nặng, nguy hiểm được kiểm định cấp độ D. Tuy nhiên đến nay đã nửa năm 2018 nhưng chưa có chung cư nào trong danh sách được tháo dỡ hay xây mới. Theo Sở Xây dựng...