TP.HCM: Xử phạt hàng nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Từ cuối năm 2016 đến tháng 9-2020, qua kiểm tra 17.979 cơ sở, TP.HCM phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỉ đồng.
Buổi giám sát với sự tham gia của nhiều đơn vị – Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Chiều 29-10, Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP.HCM) đã có buổi giám sát với Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, Sở Công thương về thực hiện chính sách, pháp luật về tình hình ATTP trên địa bàn thành phố.
Báo cáo tại buổi giám sát, bà Phạm Khánh Phong Lan – trưởng Ban quản lý ATTP TP.HCM – cho biết từ khi thành lập (cuối năm 2016) đến tháng 9-2020, ban tiến hành kiểm tra 17.979 cơ sở, phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỉ đồng; trong đó có 17 biên bản (gần 1 tỉ đồng) chưa nộp phạt.
Chia sẻ tại buổi giám sát, ông Lê Huỳnh Minh Tú – phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết tính đến nay, có 28 doanh nghiêp bình ổn thị trường đã đâu tư 47 nha may, cơ sơ san xuât; 63 trang trai, cum trang trai nuôi trông tai cac địa phương khác.
Theo ông Tú, thông qua chương trình hợp tác thương mại, các doanh nghiệp TP.HCM đã trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản thực phẩm, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap… của các tỉnh, thành.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi giám sát, ông Tăng Hữu Phong – trưởng Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP.HCM) – cho rằng từ khi có Ban ATTP, tình hình ATTP tại TP chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy, theo ông Phong, ATTP là vấn đề dài lâu, cần tăng cường kiểm soát, đặc biệt ở các chợ tự phát.
“Ban ATTP cần sớm hoàn thiện đề án truy xuất nguồn gốc để đảm bảo ATTP cho người dân. Ngoài ra, các cơ quan đầu ngành cần hỗ trợ về chuyên môn cho các cấp địa phương để những đơn vị này mạnh dạn thực thi việc xử phạt vi phạm ATTP tốt hơn”, ông Phong nhấn mạnh.
Diễn biến mới vụ Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau
Vào ngày mai, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo liên quan vụ việc Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh này.
Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau mà báo Dân Việt đã phản ánh, ngày 29/9, ông Nguyễn Đức Thánh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: "Vào ngày mai, lãnh đạo UBND sẽ tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo về vụ việc".
Theo đó, sau khi Bộ NNPTNT có công văn (lần thứ 4) về việc phân công chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có chỉ đạo.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở NNPTNT nghiên cứu công văn trên của Bộ NNPTNT, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/9.
Công văn lần thứ 4 của Bộ NNPTNT về việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau.
Sau đó, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ngành liên quan có ý kiến về những vấn đề mà Bộ NNPTNT đặt ra. Riêng đối với Sở NNPTNT, đề nghị bổ sung kế hoạch kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từ năm 2017 đến cuối năm 2019.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 6/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ UBND (Quyết định 22) về việc tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, trong đó có tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT.
Theo đó, Bộ NNPTNT đã có 3 công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ việc sắp xếp, tổ chức lại theo Quyết định 22 không phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khóa XII, Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT đã nhấn mạnh, việc sắp xếp, tổ chức như trên gây khó khăn cho ngành NNPTNT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong tình hình mới với nhiều thách thức. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Cà Mau tạm dừng Quyết định 22 nêu trên để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan.
Ngày 20/8, UBND tỉnh Cà Mau có công văn số 5020/UBND-NC về việc thực hiện Quyết định 22. Tuy nhiên, sau đó Bộ NNPTNT lại tiếp tục có văn bản cho rằng, việc tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Cà Mau không đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ trong cả nước khi giao chức năng nhiệm vụ của Sở NNPTNT cho một đơn vị thuộc Sở Y tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Cà Mau, vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác năm 2019.
Đáng chú ý, đối với ý kiến của UBND tỉnh Cà Mau: "tai tỉnh, từ khi thành lập và hoat động cho đến trươc khi giải thể, Chi cục Quản lý chât lương Nông Lâm sản và Thủy sản chỉ thực hiện đươc khâu quản lý công đoan ban đầu, sản xuât nhỏ lẻ liên quan đến gia súc, gia cầm và một số mặt hàng rau, củ, quả".
Bộ NNPTNT nhận định, ý kiến này của UBND tỉnh Cà Mau không xác đáng. Trong thực tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT Cà Mau đã triển khai cơ bản đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ được phân công quản lý toàn bộ chuỗi chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, theo quy định. Năm 2019 được Bộ NNPTNT xếp thứ 20 trong tổng số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Cà Mau, vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác năm 2019.
Theo Bộ NNPTNT, các lập luận như trên của UBND tỉnh Cà Mau không thuyết phục và không phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp có ý kiến về tính hợp pháp, phù hợp của việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước của ngành NNPTNT tại địa phương sang ngành Y tế; Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước.
Hà Nội tập trung thực hiện 3 khâu đột phá lớn Sở NNPTNT Hà Nội vừa rà soát việc thực hiện 3 đột phá lớn của Trung ương và TP.Hà Nội liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao được các địa phương tại Hà Nội chú trọng đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Ngọc...