TPHCM: Xe buýt 2 tầng sẽ bị “khai tử” vào cuối năm nay
Do lượng khách giảm, chi phí hoạt động cao nên 2 xe buýt chạy tuyến Đại học Nông lâm TPHCM – Bến xe Chợ Lớn sẽ bị “khai tử” vào cuối năm nay.
Xe buýt 2 tầng có sức chở 120 người được đưa vào hoạt động tại TPHCM từ năm 2005. Phương tiện này phục vụ lượng lớn học sinh, sinh viên theo tuyến Đại học Nông lâm- Bến xe Chợ Lớn, đặc biệt là giờ cao điểm.
Tuy nhiên, ông Phùng Đăng Hải – Giám đốc HTX Quyết Thắng, đơn vị đầu tư xe buýt 2 tầng cho biết, vào cuối năm nay doanh nghiệp sẽ “khai tử” 2 chiếc xe buýt này.
Xe buýt 2 tầng tại TPHCM sẽ bị “khai tử” vào cuối năm nay (ảnh Báo Xây dựng)
Video đang HOT
Theo ông Hải, do xe hoạt động không còn hiệu quả như trước nên đơn vị đưa ra quyết định trên. Cụ thể, tình hình ùn tắc giao thông khiến xe hoạt động khó hơn, xe cồng kềnh chạy chậm hơn xe buýt bình thường. Ngoài ra, lượng khách sụt giảm nên không đảm bảo doanh thu.
Bên cạnh đó, ông Hải cho biết thêm, tiền đầu tư xe buýt 2 tầng gấp đôi xe buýt thường nhưng mức trợ giá chỉ cao hơn chút ít. Tính từ khi đưa vào khai thác, mỗi chiếc xe buýt 2 tầng phải thay máy với chi phí 600 triệu đồng. Hơn nữa, phụ tùng, linh kiện phải nhập từ nước ngoài nên vừa khó mua vừa tốn kém.
Theo đơn vị đầu tư, phải đến hết năm nay mới thu hồi được tiền đầu tư 2 chiếc xe buýt tầng. Đơn vị cũng đã kiến nghị Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM xem xét cho xe buýt 2 tầng dừng hoạt động vào cuối năm nay và bán đấu giá với mức khởi điểm 100 triệu đồng/chiếc.
Quốc Anh
Theo Dantri
Xe buýt 2 tầng ở TP HCM sắp bị 'khai tử'
Lượng khách giảm, chi phí hoạt động cao, khiến chủ đầu tư phải chấm dứt hoạt động của hai xe buýt 2 tầng vào cuối năm nay.
Ông Phùng Đăng Hải - Giám đốc HTX Quyết Thắng, đơn vị đầu tư xe buýt 2 tầng tại TP HCM - ngày 18/7 cho biết, cuối năm nay sẽ "khai tử" hai xe buýt 2 tầng đang chạy từ Đại học Nông lâm về Bến xe Chợ Lớn.
Lý do được đưa ra là xe hoạt động không còn hiệu quả như trước vì đường hay bị ùn tắc, xe cồng kềnh chạy chậm hơn xe buýt thường. Mặt khác, lượng khách đi lại cũng sụt giảm kéo theo doanh thu thấp.
Hai chiếc xe buýt 2 tầng ở TP HCM sẽ dừng hoạt động vào cuối năm nay. Ảnh: Mai Vọng.
Tiền đầu tư xe buýt 2 tầng cao gấp đôi xe thường nhưng được trợ giá cao hơn rất ít. Sau 13 năm, hai phương tiện này đã phải thay máy với chi phí 600 triệu đồng mỗi xe, các vật tư phụ tùng thay thế phải nhập từ nước ngoài rất tốn kém và khó mua.
"Chi phí vận hành gấp đôi xe thường, thu không đủ chi. Chạy hơn chục năm rồi nhưng đến cuối năm nay may ra mới trả hết vốn đầu tư ban đầu", ông Hải nói.
HTX Quyết Thắng đã kiến nghị Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách cộng cộng TP HCM xem xét cuối năm nay cho dừng hoạt động hai xe buýt 2 tầng và bán với giá 100 triệu đồng mỗi xe.
Với mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng một chiếc, xe buýt 2 tầng, có sức chở 120 người được đưa vào hoạt động tại TP HCM từ năm 2005. Phương tiện này từng được kỳ vọng giải quyết nhu cầu đi lại lớn vào giờ cao điểm và thu hút khách du lịch, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Toàn bộ xe buýt ở TP HCM được quảng cáo ngoài thân Tiền thu được từ quảng cáo trên thân xe buýt tại Sài Gòn khoảng 113 tỷ đồng mỗi năm sẽ giảm gánh nặng trợ giá từ ngân sách. UBND TP HCM vừa chấp thuận để hơn 2.000 xe buýt trên địa bàn cho thuê quảng cáo trên bề mặt của 2 bên thân xe, kể cả phần cửa và kính, trừ vị trí...