TP.HCM xây nút giao thông phía đông, kết nối đường cao tốc
Ngày 20.4, Sở Giao thông vận tải ( GTVT) TP.HCM cho biết, TP vừa thông qua chủ trương xây dựng nút giao thông An Phú (Q.2) bằng nguồn vốn ODA, đồng thời dùng vốn ngân sách để hoàn chỉnh nút giao thông này, nhằm kết nối đại lộ Đông Tây với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Bên cạnh đó, các quận 2, 9 đang triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn 4 km từ An Phú đến nút giao với đường Vành đai 2).
Nút giao thông An Phú (Q.2) sẽ kết nối đại lộ Đông – Tây với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây – Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo Sở GTVT, TP sẽ xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Hưởng đến Xa lộ Hà Nội. Sở GTVT vừa đề xuất UBND TP tách phần giải phóng mặt bằng dự án này thành dự án riêng, giao UBND Q.2 làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Dự án xây dựng đường sẽ được hoàn chỉnh và trình duyệt trong tháng 5.2012, do Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 419 tỉ đồng, chiều dài 1.560m (bao gồm 1.010 m đường vòng dưới chân cầu Sài Gòn), bề rộng mặt cắt ngang đường 20-30 m.
Ngoài hạng mục đường nối, các cầu bên cạnh cầu Đen 1 và cầu Đen 2 sẽ được xây dựng thêm.
Ngoài ra, TP sẽ mở rộng, nâng cấp đường Lương Định Của, có chiều dài 2.700 m (từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định), bề rộng mặt cắt ngang 30 m (6 làn xe), tổng mức đầu tư 1.404 tỉ đồng do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Q.2 làm chủ đầu tư.
UBND TP đã có chủ trương giao Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Điện lực TP thực hiện ngầm hóa hệ thống điện và viễn thông trên đường Lương Định Của. Chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền địa phương bồi thường, lập hồ sơ dự án, đánh giá tác động môi trường, dự án sẽ được trình duyệt tháng 5.2012.
Theo TNO
Dân đội đá vá... quốc lộ
Dự án mở rộng quốc lộ (QL) 50, đoạn từ phà Mỹ Lợi (H.Gò Công) đến TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) dài 51,3 km, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Thế nhưng đến nay, sau gần 5 năm khởi công, công trình vẫn chưa bàn giao mặt đường xuất hiện hàng loạt "ổ voi, ổ gà" khiến người dân hết sức bức xúc.
Mặc dù từ nhiều năm nay, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều văn bản hối thúc, kiến nghị chủ đầu tư và các đơn vị thi công sớm hoàn thành tuyến đường độc đạo ven biển từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây này, nhưng chưa có kết quả. Báo chí cũng đã từng nhiều lần lên tiếng về "con đường đau khổ" này nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Chính vì vậy mà gần đây xảy ra chuyện người dân tự "đội đá vá đường"! Điều trớ trêu là không phải người dân đội đá vá đường làng mà là vá... QL - một việc hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của họ. Vậy mà khi báo chí đưa tin về chuyện người dân "đội đá vá đường", ngay lập tức một vị lãnh đạo tỉnh lên tiếng sẽ "khen thưởng xứng đáng"!
Khen thưởng cho dân cũng được thôi, bởi mặc dù không hề biết kỹ thuật, nhưng thấy việc chướng mắt nên họ tự bỏ tiền túi ra để hùn mua cát, đá, xi măng rồi trực tiếp... vá đường để thuận tiện cho việc đi lại trước mắt. Vấn đề đặt ra ở đây là có nên khuyến khích người dân tham gia sửa chữa QL không? Bởi vì ngoài việc gây tốn kém cho dân, về kỹ thuật thì chắc chắn là không đạt. Hơn nữa hiện nay, tuyến đường này rất xấu, xe cộ lưu thông đông, nếu trong lúc bà con đang hì hục thi công, lỡ xảy ra tai nạn thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Tất nhiên cũng cần phải nói tới trách nhiệm của ngành GTVT, đơn vị chủ đầu tư dự án và các nhà thầu thi công. Có thể các đơn vị liên quan sẽ viện ra nhiều lý do, như: thiếu vốn, thời tiết xấu, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới... Nhưng việc duy tu, sửa chữa để khắc phục tạm thời những ổ gà, ổ voi nguy hiểm họ cũng bỏ mặc để cho người dân tự làm thì phải nói là thiếu trách nhiệm.
Nghe tin những người tham gia vá QL50 sẽ được UBND tỉnh trọng thưởng, gần đây một số bà con nông dân ở xã Thân Cửu Nghĩa và Tân Lý Tây (H.Châu Thành, Tiền Giang) cũng hưởng ứng "phong trào" đem đá ra vá ổ gà, ổ voi trên... QL1. Đây đúng là việc làm đáng khen của người dân nhưng có nên khuyến khích họ làm thay các đơn vị chức năng hay không? Bà Nguyễn Thị Minh Thủy, Phó giám đốc Sở GTVT Tiền Giang, cho biết do người dân quá bức xúc nên đã tự làm nhưng việc này không khuyến khích, bởi đây là trách nhiệm của đơn vị quản lý, mà cụ thể ở QL50 là của Ban quản lý dự án giao thông 7 trực thuộc Bộ GTVT.
Theo TNO
Hơn 90% hàng hóa ở Saigon Co.op là hàng Việt Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN" TP.HCM sơ kết 3 năm triển khai trên địa bàn TP, các cơ quan nhà nước sử dụng vốn ngân sách đều ưu tiên mua sắm hàng trong nước với tổng số tiền 598,548 tỉ đồng, trong đó có nhiều cơ quan đơn vị có tỷ...