TP.HCM vỡ tiến độ khép kín đường vành đai 2
HĐND TP.HCM yêu cầu khép kín vành đai 2 vào năm 2020, tuy nhiên tiến độ này khó đáp ứng kịp và sẽ lùi đến năm 2022.
Thiết bị thi công Vành đai 2 đoạn Phạm Văn Đồng – nút giao Gò Dưa
Thiết bị “nằm chơi” vì thiếu mặt bằng
Có mặt tại dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 2 đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (Q.Thủ Đức, TP HCM), ghi nhận của PV Báo Giao thông, toàn bộ dự án có chiều dài 2,75km nhưng việc thi công bị cắt đoạn do mặt bằng chưa liên thông. Dự án được chia làm 2 gói thầu XL01 và XL02, tuy nhiên gói XL01 – đoạn giáp ranh với đường Phạm Văn Đồng chưa được thi công vì địa phương chưa bàn giao mặt bằng.
Tại gói thầu số XL02, đoạn qua phường Tam Bình có 5 máy thi công cọc đất gia cố xi măng phải “nằm chơi” vì không còn mặt bằng thi công. Anh Nguyễn Hải Bắc, Phó ban QLDA của Liên doanh Công ty CP Văn Phú Bắc Ái cho biết, quận Thủ Đức bàn giao mặt bằng đến đâu, nhà thầu di chuyển thiết bị thi công cọc đất gia cố xi măng đến đó. “Toàn bộ mặt bằng đã bàn giao đều được thi công hết, nhà thầu đang chờ quận bàn giao tiếp”, anh Bắc nói.
Tại vị trí cầu Rạch Lùng – tiếp giáp giữa phường Tam Bình và phường Linh Đông, đến nay nhà thầu chỉ thi công được 2 mố và 2 trụ, sàn giảm tải phía phường Tam Bình, còn 2 mố và 2 trụ, sàn giảm tải phía phường Linh Đông cả năm nay không thi công được. Dầm đã đúc sẵn ở nhà máy nhưng không đưa về để lao lắp được.
Video đang HOT
Cầu Ông Việt cũng đã thi công hoàn chỉnh mố, trụ, chỉ còn vận chuyển dầm từ nhà máy về để lao lắp là hoàn thành. Toàn bộ gói thầu XL02 đến nay đã thi công được 45% khối lượng. Theo ông Trần Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP Văn Phú – Bắc Ái, khó khăn nhất của nhà thầu hiện nay là mặt bằng bàn giao không đồng đều. “Có thời điểm chờ mặt bằng, thiết bị, nhân công chỉ biết nằm chơi, gây lãng phí”, ông Thắng nói.
Nhiều vị trí trên đoạn tuyến Phạm Văn Đồng – nút giao Gò Dưa vướng mặt bằng khiến đơn vị thi công cầm chừng
Lùi tiến độ khép kín đến 2022
Toàn tuyến Vành đai 2 TP HCM có chiều dài 64,1km, đã được đầu tư 50,2km (QL1 từ Gò Dưa – An Lạc; đường Nguyễn Văn Linh; đường VM đã yêu cầu đến năm 2020 phải khép kín vành đai 2 và triển khai thực hiện một số đoạn của vành đai 3. Theo Sở GTVT TP HCM, hiện còn 4 đoạn chưa được khép kín, trong đó đoạn 3 dài 2,75km (từ Phạm Văn Đồng – Gò Dưa) đang thi công, còn 3 đoạn đang được kêu gọi đầu tư.
Dự án vành đai 2 đoạn từ Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (Q.Thủ Đức) có tổng mức đầu tư 1.134 tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí 1.821 tỷ đồng GPMB cũng được nhà đầu tư ứng cho địa phương thực hiện. Theo thiết kế, Vành đai 2 có bề rộng 67m, trong đó giai đoạn 1 xây dựng hai nhánh đường song song hai bên tuyến chính theo quy hoạch bề rộng 10,5m (3 làn xe), phần đất ở giữa để trống – dành đầu tư tuyến chính trong giai đoạn 2. Dự án này được đầu tư theo hình thức BT do Liên danh nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư HNS Việt Nam – Công ty CP Đầu tư Văn Phú Invest – Công ty CP Đầu tư xây dựng Bắc Ái thực hiện.
Cụ thể, đoạn 1 dài 3,82km (từ cầu Phú Hữu – Xa lộ Hà Nội, bao gồm cả nút giao thông Bình Thái) đi qua địa bàn quận 9 và Thủ Đức. Đây là đoạn mật độ dân cư rất cao, nút giao Bình Thái sở hữu một vị trí thuận lợi với khả năng kết nối nhiều khu vực. Khi đoạn đường này hoàn thành sẽ giúp giảm bớt hơn 50% áp lực giao thông trên đường Đỗ Xuân Hợp. Các luồng xe hướng về cảng Cát Lái sẽ rút ngắn được thời gian và khoảng cách, chia sẻ gánh nặng của Xa lộ Hà Nội và Mai Chí Thọ.
Theo ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM, đoạn này đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, liên quan đến hoàn trả bằng đất theo quy định hiện hành và thủ tục bố trí ngân sách thực hiện GPMB làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và các bước tiếp theo. Công tác GPMB được giao cho UBND quận 9 và đang được thực hiện song song ráo riết. UBND đã có Văn bản 2321/UBND-ĐTMT về chủ trương thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tạo quỹ đất thực hiện dự án này.
Đoạn 2 dài 1,99km, từ nút giao Bình Thái đến Phạm Văn Đồng cũng đang được TP HCM đẩy nhanh tiến độ phê duyệt nghiên cứu dự án khả thi. Đây cũng là đoạn quan trọng của Vành đai 2 khi đi ngang qua khu dân cư sầm uất của Thủ Đức, kết nối 2 tuyến huyết mạch của thành phố là Xa lộ Hà Nội và Phạm Văn Đồng. Khi xác định được nguồn vốn thực hiện, UBND quận Thủ Đức sẽ tiến hành các khâu giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ tái định cư.
Cuối cùng là đoạn 4, kết nối nút giao thông An Lạc và Nguyễn Văn Linh, chạy qua quận 8, Bình Tân, Bình Chánh đang ở bước trình xem xét chủ trương đầu tư. Đoạn đường này là dự án cuối cùng và cũng là tuyến khi hoàn thành sẽ kết nối liền mạch toàn bộ Vành đai 2.
Sở GTVT cho biết, đối với đoạn 1 và đoạn 2, các quận đang lên kế hoạch thực hiện GPMB trong giai đoạn từ quý II/2019 – IV/2020. Trong năm 2019 sẽ phê duyệt dự án khả thi; giai đoạn từ quý I/2020 – IV/2021 thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng và thi công hoàn thành. Đối với đoạn 4, từ quý II/2019 – II/2021 sẽ thực hiện công tác GPMB; từ quý IV/2019 thực hiện các công việc phê duyệt dự án khả thi, lựa chọn nhà đầu tư. Đến quý II/2021 mới có thể bắt đầu triển khai thi công và hoàn thành cuối năm 2022.
Theo Thanhnien
Ai điều hành Sở GTVT TP HCM khi khuyết giám đốc?
Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm sẽ điều hành hoạt động sở khi giám đốc được điều động làm Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị.
UBND TP HCM vừa có quyết định phân công ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) quản lý, điều hành sở này, sau khi Giám đốc Sở là ông Bùi Xuân Cường được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị hôm 4-1.
Theo quyết định của UBND TP, ông Lâm chịu trách nhiệm điều hành hoạt động và thực hiện các giao dịch tài chính của sở đến khi có quyết định bổ nhiệm giám đốc sở mới theo quy định. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 7-1.
Ông Trần Quang Lâm được phân công điều hành Sở GTVT khi sở này bị khuyết giám đốc (Ảnh: Gia Minh)
Tháng 8-2014, ông Lâm được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GTVT, thời gian giữ chức vụ là 5 năm. Lĩnh vực phụ trách của ông Lâm là quản lý nhà nước về vận tải đường bộ; sát hạch, cấp giấy phép lái xe; giao thông đường thủy nội địa; đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; đăng ký và đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; cảng biển và luồng hàng hải tại TP.
Ông Lâm là người phát ngôn của Sở GTVT. Trước đó, ông Lâm là Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm).
Hiện Sở GTVT TP có 3 phó giám đốc là ông Trần Quang Lâm, ông Nguyễn Văn Tám và ông Võ Khánh Hưng.
Hôm 4-1, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT giữ chức Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Ông Cường trở lại giữ chức này sau 3 năm làm lãnh đạo Sở GTVT. Trước đó, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị đã xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Nguyện vọng này của ông Quang được UBND TP chấp thuận.
Phan Anh
Theo NLĐO
Đại Đồng (Quảng Nam): Thôn làng thêm đẹp, nhà nhà giàu lên Những ngày này, không khí hân hoan đang lan tỏa ở xã Đại Đồng (huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Đây là xã vừa cán đích 19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) những ngày cuối năm 2018. Sức sống mới ở Đại Đồng Ông Trương Hữu Mai - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu quốc...