TPHCM: Vì sao túi thuốc cho F0 cấp phát chậm?
Danh sách các F0 có thời điểm không được cập nhật kịp thời dẫn đến tình trạng chậm cấp phát túi thuốc tới người bệnh.
Các cơ sở y tế phường, xã gần như không đáp ứng nổi – PGĐ Sở Y tế TPHCM cho hay.
Chiều 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày cuối cùng của đợt siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần kể từ 23/8.
Tại buổi họp báo, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện tại Bộ Y tế đã cho phép thành phố thí điểm cách ly, điều trị các F0 tại nhà nếu đủ điều kiện. Bên cạnh đó, công tác xét nghiệm diện rộng đã khiến số lượng ca mắc Covid-19 trên toàn địa bàn có dấu hiệu tăng lên.
“Do số lượng F0 tăng cao, danh sách các F0 có thời điểm không được cập nhật kịp thời dẫn đến có tình trạng chậm cấp phát các túi thuốc tới người bệnh. Các cơ sở y tế tại phường, xã gần như không đáp ứng nổi”, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thừa nhận.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM tại buổi họp báo.
Bên cạnh đó, với việc gói thuốc C cho F0 bao gồm một loại thuốc kháng virus, cần sự kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Y tế, sự tham vấn của nhân viên y tế, cùng sự xác nhận sử dụng của chính bệnh nhân. Do đó, việc triển khai túi thuốc này có sự chậm trễ nhất định so với túi thuốc A và túi thuốc B thông thường.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin thêm, Sở Y tế đã có giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cung cấp túi thuốc cho các F0 thời gian qua. Cụ thể, Sở Y tế đã tăng cường thêm 40 đội y, bác sĩ hỗ trợ cho các quận, huyện, phường, xã; lực lượng quận đội cũng tăng cường thêm 28 đội quân y lưu động.
Ngành y thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện cải tiến quy trình làm việc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phát thuốc. Một số biện pháp được tính đến là phát thuốc ngay khi phát hiện F0; tăng cường sự phối hợp giữa các đội xét nghiệm, đội tiêm chủng, đội chăm sóc F0.
Trong thời gian tới, thành phố cũng bổ sung các trang, thiết bị và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác nhập liệu thông tin các F0 được chăm sóc tại nhà, phục vụ việc quản lý.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh, việc củng cố hệ thống y tế cộng đồng, đặc biệt tại phường, xã là chiến lược quan trọng của ngành y hiện nay và thời gian tới. Việc củng cố hệ thống y tế cộng đồng sẽ giúp các tầng điều trị hạn chế số bệnh nhân nặng, giảm thiểu trường hợp tử vong.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận thêm 6.229 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.
Ngành y thành phố đang điều trị 42.665 bệnh nhân. Trong đó, 3.020 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 2.915 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân cần can thiệp ECMO.
Cũng trong ngày 5/9, toàn địa bàn ghi nhận 2.915 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi. Tích lũy đến nay, thành phố có 128.386 bệnh nhân Covid-19 đã được xuất viện.
Tính đến nay, TPHCM đã triển khai tiêm hơn 6,5 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó, hơn 6 triệu người đã được tiêm mũi một, hơn 498.000 người được tiêm mũi 2, hơn 700.000 người trên 65 tuổi, người có bệnh nền đã được tiêm ít nhất một mũi.
8 tỉnh được đánh giá đang kiểm soát tốt dịch Covid-19
6/8 tỉnh đều có xu hướng giảm mạnh số bệnh nhân Covid-19 so với tuần liền kề. Có 2 tỉnh tăng về tổng ca mắc, tuy nhiên số ca cộng đồng lại giảm liên tục, đạt đủ tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, nước ta đang có 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường thực hiện giãn cách xã hội. Từ ngày 22/8 - 4/9, tại các tỉnh này ghi nhận 169.703 ca mắc Covid-19. Trên cơ sở tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 23 địa phương trên được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Đang kiểm soát tốt dịch bệnh, gồm 8 địa phương: Sóc Trăng, Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Nai, Phú Yên.
Nhóm 2: Đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch, gồm 11 địa phương: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng.
Nhóm 3: Cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp để thực hiện được tiêu chí kiểm soát dịch, gồm 4 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang.
Dưới đây là tổng số ca Covid-19 (bao gồm cả ca cộng đồng và ca đã cách ly) ghi nhận 2 tuần gần đây tại 8 tỉnh đang kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đa số các tỉnh đều có xu hướng giảm mạnh số bệnh nhân so với tuần liền kề. Có 2 tỉnh tăng về tổng ca mắc, tuy nhiên lại có số ca cộng đồng giảm liên tục, đạt đủ tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế.
Trong hướng dẫn Tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Y tế ban hành ngày 19/8), một địa bàn kiểm soát được dịch Covid-19 khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 đạt 3 tiêu chí nhỏ:
- Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày.
- Địa bàn không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm cần đạt 4 tiêu chí nhỏ:
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao (theo hướng dẫn đánh giá tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021).
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao.
- Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ.
- Tăng tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức bình thường mới.
Chuyên cơ đưa đoàn y, bác sĩ tiếp viện miền Nam và công dân Bắc Giang trở về Ngày 5/9, Bamboo Airways triển khai các chuyến bay đưa công dân Bắc Giang từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hồi hương an toàn; đồng thời, chuyên chở đoàn y, bác sĩ từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh chống dịch, nối tiếp chuỗi hành động vì cộng đồng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp....