TPHCM: Tưng bừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Sáng sớm 19/4 (ngày 10/3 âm lịch) hàng ngàn người dân TP và các tỉnh lân cận đến công viên văn hóa Suối Tiên tham gia lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.
Chủ đề “Trở về cội nguồn văn hóa dân tộc” lễ giỗ Quốc tổ năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động như dâng hương, dâng lễ vật diễn ra tại Đền Thờ Vua Hùng, dâng 4.000 chiếc bánh chưng, bánh dày lên vua Hùng nhằm thể hiện sự hòa hợp giữa đất trời và tấm lòng của thế hệ con cháu với tổ tiên.
Tại buổi lễ, đã tái hiện thời kỳ dựng nước của các triều đại Hùng Vương với huyền sử “Trăm trứng trăm con”, huyền sử “Bánh chưng bánh dày – Lang Liêu”, “Sự tích dưa hấu – Mai An Tiêm”, huyền sử Sơn Tinh Thủy Tinh. Đặc biệt, tham gia rước kiệu Quốc Tổ Hùng Vương Vi Hành Miền Đất Tứ Linh còn có đại diện của 54 dân tộc anh em như Tày, Dao, Chăm, Kinh, Thái… đến từ mọi miền của đất nước
Cũng trong sáng ngày 19/4, tại công viên văn hóa Đầm Sen (TP HCM), đã diễn ra lễ khai mạc và thi đấu vòng loại Hội thi đua thuyền rồng với chủ đề Tuổi trẻ thành phố anh hùng hướng về đất tổ.
Tham dự hội thi có 45 đội tham gia đến từ lực lượng công an TP, các phường trên địa bàn quận 11, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), tổng công ty du lịch Sài Gòn…
Hội thi đua thuyền rồng được chia làm 12 bảng và mỗi đội gồm 6 thành viên (4 nam, 2 nữ). Kết thúc thi vòng loại có 24 đội vào vòng trong và sẽ tiếp tục tranh tài vào sáng ngày 20/4.
Đây là một trong những hoạt động của tuổi trẻ thành phố hướng về đất tổ vua Hùng nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).
Cũng trong ngày nghỉ giỗ tổ Vua Hùng, hàng ngàn lượt khách đã đến tham quan và vui chơi trong công viên văn hóa Đầm Sen. Nhiều người phải xếp hàng dài để đợi vào cổng. Các trò chơi trong khu công viên đều đông kín người.
Trong công viên còn tổ chức Hội làng, tái hiện lại cảnh thôn quê của Việt Nam thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Các trò chơi dân gian cũng được nhiều người quan tâm.
Video đang HOT
Tại công viên Suối Tiên các hoạt động kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra tưng bừng náo nhiệt.
Người dân xếp hàng mua vé chờ vào cổng
Các em học sinh ở ngoài tỉnh BÌnh Thuận được thầy cô đưa đi tham quan công viên văn hóa Đầm Sen
Trò chơi đi qua cầu khỉ thu hút nhiều bạn trẻ tham gia
Tái hiện cảnh làng quê Việt Nam
Gói bánh chưng nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương
Ông đồ viết thư pháp
Theo 24h
Đền Hùng, đất thiêng không cần yểm!
Trước vụ việc hòn đá lạ xuất hiện tại đền Thượng thuộc quần thể Đền Hùng (Phú Thọ) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định, vùng đất này rất linh thiêng, không cần yểm.
Dù chỉnh sửa một chữ cũng phải có hồ sơ, tuy nhiên, hòn đá lạ đã được lén lút đưa vào Đền Hùng từ gần 4 năm trước, nay mới được phát hiện.
Hòn đá lạ không có trong hồ sơ
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Năm 2009, khi tu sửa khu đền Thượng đã có một doanh nhân công đức hòn đá trên. Việc này do Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông (Hiệp hội Unessco Việt Nam) chứng kiến và làm lễ.
Mặt trước hòn đá lạ
Thường thì các bác ở đây (ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng - PV) sẽ mời pháp sư về làm lễ. Tôi không biết việc đưa hòn đá đó vào đền Thượng đúng hay không đúng, nhưng hòn đá xuất hiện ở đền Thượng là có thật. Thời gian gần đây, rất nhiều người hỏi tôi về ý nghĩa của các dòng chữ trên hòn đá đó, nhưng thú thật là tôi không biết.
"Thứ nhất, Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có chữ Phạn và chữ Hoa lẫn lộn, nếu làm đúng, nó sẽ mang ý nghĩa quốc thái dân an, nhưng nếu làm sai, nó sẽ rất tệ hại. Trong hồ sơ tôn tạo tu bổ đền Thượng là không có cái đó (hòn đá lạ - PV).
Nguyên tắc là nguyên tắc, tôi lên đây tiếp quản từ năm 2011, hòn đá lạ không có trong hồ sơ, nếu nó có hồ sơ thì không phải là câu chuyện để chúng ta hôm nay phải ngồi với nhau để bàn", ông Các nói.
Giám đốc BQL Đền Hùng Nguyễn Xuân Các
Ông Các phân tích thêm: Hiện nay, hồ sơ về đền Hạ, đền Giếng chặt chẽ tới mức sửa một chữ cũng phải đóng dấu. Hoành phi câu đối có 4 chữ, chúng tôi phải thành lập hội đồng xong rồi mời Viện Hán Nôm nghiên cứu, phân tích mới cho in 4 chữ treo lên đó, 4 chữ phải đóng 4 dấu. Khi đóng dấu xong thì thợ mới khắc, thợ khắc xong rồi lại phải lập biên bản thống nhất các nét chữ với nhau.
Các dòng chữ, họa tiết trên đó tôi không biết nó có ý nghĩa như thế nào, nhưng nó chỉ chệch đi một tí là khác rồi. Điều đó thể hiện sự quản lý chặt chẽ và nghiêm minh trong việc chấp hành Luật Di sản.
"Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có chữ Phạn và chữ Hoa lẫn lộn, nếu làm đúng, nó sẽ mang ý nghĩa quốc thái dân an, nhưng nếu làm sai, nó sẽ rất tệ hại".
Giám đốc BQL Đền Hùng
Nguyễn Xuân Các
"Từ câu chuyện đó, những nhà quản lý cần phải rút kinh nghiệm. Hai năm nay tôi về đây, tôi làm căng lắm, như tháng 2 vừa rồi, tỉnh Phú Thọ có văn bản đề nghị trồng một cây, tôi cũng không cho trồng. Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra đây, Bí thư, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ giao cho Sở NN&PTNT làm quyết định để trồng 1 cây ở đền Thượng, nhưng không bao giờ có chuyện như vậy. Trong quy định thể hiện rất rõ chức vụ nào mới được trồng cây ở đó, trồng ở vị trí nào. Làm thế tức là ép tôi, tôi nói luôn, các ông ép tôi là cây sẽ chết.
Tôi làm việc ở đây là những việc tâm linh, trồng cây trước đền là cực kỳ khó khăn. Còn ở vườn cây lưu niệm, mỗi tỉnh chỉ được trồng 3 cây, lãnh đạo trước đã trồng đủ 3 cây rồi thì thôi, làm gì còn chỗ mà trồng nữa. Thời gian gần đây, có người đề nghị công đức bằng cây nến nặng 1 tấn, cao 1,2 mét, nhưng tôi không đồng ý. Tôi khẳng định rằng, bây giờ không có gì có thể mang vào Đền Hùng được, trừ hương, hoa", ông Các nhấn mạnh.
Trước đó (tháng 3/2012), ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc BQL khu di tích Đền Hùng khẳng định với phóng viên Tiền Phong rằng: Quy định bảo vệ rừng, bảo vệ khu di tích nêu rõ: Dù chặt một cành cây cũng phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Cây chết, đổ do nguyên nhân khách quan như mưa bão cũng không được cưa, chặt mà phải để chết mục.
Theo 24h
Giải mã "hòn đá lạ" ở đền Hùng "Việc đưa đá lên đền Thượng tại Đền Hùng là có cơ sở khoa học và không ai dám làm bậy bạ ở nơi thờ tự linh thiêng như thế. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân khi làm việc này. Khi hoàn thành công việc; các lãnh đạo Trung ương, tỉnh đều đã chứng kiến và...