TP.HCM: Tu sĩ không khất thực, người nghèo không ăn xin
Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể gọi vào các số đường dây nóng để cơ quan chức năng tập trung đưa họ vào các cơ sở xã hội; Thành Hội Phật giáo hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực để tránh tình trạng giả danh…
Cảnh người già ăn xin như thế này thường thấy ở TP.HCM Ảnh: Tuổi Trẻ
Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.
Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.
Trực đường dây nóng 24/24 giờ để nhận tin báo
Trung tâm hỗ trợ xã hội được giao nhiệm vụ tăng cường khảo sát, phối hợp với các lực lượng công an, thanh niên xung phong, các đoàn thể… tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội.
Video đang HOT
Đường dây nóng của trung tâm sẽ trực 24/24g để tiếp nhận thông tin về người lang thang trên địa bàn TP.
Theo quyết định của UBND TP, nếu là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần được đưa về Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần. Các đối tượng khác đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội.
Đồng thời đưa về địa phương nơi cư trú hoặc giải quyết hồi gia nếu xác minh đối tượng có nơi cư trú nhất định (hoặc có người bảo lãnh đối với những người bị bệnh tâm thần).
Người nào bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì trung tâm tiếp nhận nuôi dưỡng. Tại đây, các đối tượng được học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm. Người nước ngoài lang thang xin ăn sẽ được đưa về nước theo quy định.
Chủ trương “ không cho tiền người xin ăn”
Ngoài các biện pháp nêu trên, UBND TP cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP ( Thành hội Phật giáo, Tổng Tòa giám mục TP… ) phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP: “không cho tiền người xin ăn”.
Tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.
Thành Hội Phật giáo có văn bản hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực trên địa bàn TP, tránh tình trạng giả danh tu sĩ xin ăn (khất thực) lợi dụng lòng tốt của người dân để xin tiền.
Để chăm lo cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, TP tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và huy động đóng góp của xã hội. Người dân có lòng hảo tâm đóng góp thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội TP…
Theo_VnMedia
TP HCM kêu gọi "không cho tiền người ăn xin"
TP HCM kêu gọi người dân không cho tiền trực tiếp người ăn xin, mà nên đóng góp thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội.
UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBMTTQ thành phố, các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và UBND các quận, huyện về việc tăng cường quản lý người lang thang xin ăn, không nơi cư trú trên địa bàn từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi và những ngày lễ trọng đại trong năm 2015.
TP HCM kêu gọi "không cho tiền người ăn xin". Ảnh: CA TP HCM
Văn bản ghi rõ, gần đây xuất hiện những kẻ xin ăn giả dạng người cao tuổi bán tăm bông, tu sĩ khất thực, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường phố... để xin tiền, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, không nơi cư trú được xác định là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong công tác quản lý xã hội trên địa bàn.
Theo đó, kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.
Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới các số trên cho cơ quan chức năng, sẽ có chế độ hỗ trợ cho người báo tin.
UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện tăng cường công tác thông tin, vận động người dân không cho tiền trực tiếp những người lang thang xin ăn; vận động người dân có lòng hảo tâm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa... đóng góp hỗ trợ thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội.
Ban tôn giáo Thành phố được yêu cầu vàm việc và đề nghị các tổ chức tôn giáo (Thành hội Phật giáo, Tòa Tổng Giám mục thành phố...) phối hợp thực hiện chủ trương giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng; phổ biến đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của thành phố là "không cho tiền người xin ăn".
Việc giải quyết tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.
Thành Hội Phật giáo có văn bản hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực trên địa bàn TP, tránh tình trạng giả danh tu sĩ xin ăn (khất thực) lợi dụng lòng tốt của người dân để xin tiền. Phối hợp với chính quyền địa phương tập trung người xin ăn trong khuôn viên đền, chùa, nơi tổ chức hoạt động tôn giáo.
Theo NTD
Bệnh viện Bạch Mai thụ tinh ống nghiệm thành công ca đầu tiên Sáng nay (22/12), tại Hà Nội diễn ra lễ tiễn ra viện trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đặc biệt là dù thành lập sau so với 19 Trung tâm Hỗ trợ sinh sản trong cả nước, nhưng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bạch Mai đã có bước tiến vượt bậc...