TPHCM trên 28.000 căn nhà và căn hộ officetel bị chậm cấp sổ hồng
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TPHCM ( HoREA) từ 53 dự án thuộc 12 Tập đoàn và doanh nghiệp hiện có đến 28.324 căn nhà (chủ yếu là căn hộ chung cư và căn hộ officetel bị chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng).
Việc chậm cấp sổ hồng gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Người dân chung cư 4s Linh Đông đòi chủ đầu tư trả sổ hồng ngày 9/7/2020.
Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM thừa nhận, hiện nay còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết. Nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất, thì số lượng căn nhà bị chậm cấp sổ hồng còn lớn hơn nhiều lần.
Ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch HoREA cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ách tắc tiền sử dụng đất là do chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất; đã nộp và được cấp sổ hồng một phần nhưng nay không được cấp tiếp vì có vướng mắc phải xác định lại tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường mới đề nghị xác định đất ở bao gồm diện tích đất xây dựng chung cư khối đế, hồ bơi, sân vườn, sân chơi, lối đi nội bộ… nhưng đây là quy định không đúng với quy định hiện tại, nhất là với những chung cư lớn.
Ngoài ra, chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch kiến trúc, thậm chí có trường hợp đã được thành phố xác nhận hệ số sử dụng đất không thay đổi nhưng gần cả năm vẫn chưa được cấp sổ hồng.
Hệ quả của việc “tắc” tiền sử dụng đất là người dân không được cấp sổ hồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà cũng như doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn. Bởi khi có sổ hồng thì doanh nghiệp mới thu được 5% còn lại sau khi bàn giao nhà ở. Nếu chậm ngày nào doanh nghiệp khó khăn ngày đó, trong khi áp lực dòng vốn với doanh nghiệp rất lớn. Bên cạnh đó, người dân khiếu kiện, thậm chí tập trung căng băng rôn, khiếu nại gay gắt ở các dự án, ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư.
Đặc biệt, việc chậm cấp sổ hồng còn làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Số thu tiền sử dụng đất bị sụt giảm liên tục từ năm 2018 đến nay: Năm 2018, chỉ thu 16.493 tỷ đồng, giảm 21,2%; Năm 2019, chỉ thu 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm trước; 8 tháng năm 2020, chỉ thu 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với cùng kỳ năm 2019.
Từ những vướng mắc trên, HoREA đề nghị UBND TPHCM xem xét, chỉ đạo ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà để triệt tiêu các “điểm nóng” tiềm ẩn.
Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành khẩn trương xem xét, kết luận các trường hợp dự án có điều chỉnh quy hoạch xây dựng, có (hay không có) phát sinh nghĩa vụ tài chính (bổ sung) và phải sớm giải quyết các vướng mắc cụ thể của từng dự án và phải kịp thời trả lời cho các chủ đầu tư, không để tình trạng tiếp tục “treo” các dự án, gây bức xúc cho các chủ đầu tư và người mua nhà.
Ngoài ra, HoREA kiến nghị UBND TPHCM xem xét, chỉ đạo không thu thêm tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất làm hồ bơi, vườn hoa, lối đi nội bộ, bãi đậu xe nổi… đối với các dự án nhà chung cư đã được thành phố “Quyết định về duyệt Phương án xác định giá đất cụ thể” và chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vì Hội đồng thẩm định giá đất thành phố đã xem xét thẩm định, nên không dẫn đến có phát sinh thêm các khoản thu ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM cấp sổ hồng cho toàn bộ diện tích tầng hầm, bao gồm cả phần diện tích tầng hầm nằm ngoài ranh diện tích xây dựng khối đế tòa nhà chung cư, đối với các trường hợp dự án nhà chung cư đã được UBND TPHCM “Quyết định về duyệt Phương án xác định giá đất cụ thể” và chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.
Các doanh nghiệp đầu ngành công bố chiến lược kinh doanh giai đoạn mới
Mặc dù bị tác động bởi tình hình dịch COVID-19, doanh nghiệp sẽ phát huy vai trò đầu ngành, đảm bảo chiến lược và mục tiêu tăng trưởng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách hàng mua sắm tại hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op. (Ảnh: TTXVN phát)
Nhiều doanh nghiệp đầu ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mặc dù đánh giá diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 sẽ có ảnh hưởng nhất định trong những năm đầu của giai đoạn mới, nhưng doanh nghiệp sẽ phát huy vai trò đầu ngành, đảm bảo chiến lược và mục tiêu tăng trưởng, cũng như đóng góp thiết thực vào sự tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Giữ vững vị thế chủ lực
Theo báo cáo tổng kết trong 5 năm qua (giai đoạn năm 2015-2020) bình quân mỗi năm Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) phát triển thêm 116 điểm bán và đến nay xây dựng được hệ thống 849 điểm bán tại 43 tỉnh, thành; thu hút khách hàng đến mua sắm đạt 350.000 lượt/ngày, tăng 26% so với đầu nhiệm kỳ. Doanh thu bình quân hằng năm của Saigon Co.op tăng 8,2% và chiếm 34% thị phần doanh thu bán lẻ của cả nước.
Cùng với đó, phát huy thế mạnh là một trong những hệ thống phân phối chủ lực, với nhiều mô hình bán lẻ mới, Saigon Co.op tiếp tục đẩy mạnh những giải pháp đầu tư ứng vốn cho nông dân và hợp tác xã; duy trì và phát triển chương trình "Tự hào hàng Việt" với số lượng tham gia của nhà sản xuất trong nước tăng hàng năm...
Đặc biệt, ngoài việc phát triển mô hình cửa hàng tiện ích và thương mại điện tử, Saigon Co.op cũng đã cho ra đời loại hình cửa hàng cao cấp FINELIFE đáp ứng nhu cầu mua sắm cho một bộ phận khách hàng có thu nhập cao; mạnh dạn đầu tư phát triển trung tâm thương mại, mô hình mua sắm kết hợp với vui chơi, giải trí...
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op đánh giá, hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục có nhiều tiềm năng trở thành nơi thu hút sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch trong cơ cấu bán lẻ Việt Nam từ loại hình thương mại truyền thống sang hiện đại diễn ra sâu rộng, hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các nhà bán lẻ trong và ngoài nước cũng làm thay đổi cấu trúc, cũng như cục diện của ngành bán lẻ.
Hơn thế nữa nữa, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo có nhiều bước tiến đột phá và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ vào những cải tiến vượt bậc. Còn tâm lý người dân và xu hướng tiêu dùng thay đổi; tính trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường trở thành xu thế của thời đại, tạo động lực cho sự phát triển bền vững và gây dựng niềm tin của khách hàng.
Trước bối cảnh này, ông Nguyễn Anh Đức cho biết Saigon Co.op sẽ nỗ lực hết sức trong việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai; trong đó, Saigon Co.op đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam; có mạng lưới bán lẻ hiện đại, hoạt động hiệu quả song song với phát triển thương mại điện tử.
Song song đó, Saigon Co.op xây dựng chuỗi cung ứng logistics hiện đại; hoạt động quản trị gắn liền với công nghệ hóa, điện toán hóa; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng lòng tin yêu của người tiêu dùng trong cả nước...
Trên cơ sở này, Saigon Co.op tiếp tục giữ vững bản chất trong hoạt động và định hướng phát triển của hợp tác xã ngày càng lớn mạnh hơn, trở thành biểu tượng của sự thành công trong việc phát triển mô hình kinh tế tập thể trong thời kỳ mới.
Cụ thể, trong giai đoạn 2020-2025, Saigon Co.op đặt mục tiêu chiến lược với phấn đấu doanh thu tăng trưởng bình quân từ 6%-10%/năm; lợi nhuận trước thuế tăng bình quân từ 3%-5%/năm (mốc thời điểm 2019 là năm cơ sở); năng suất lao động tăng trưởng bình quân từ 6,5%-7%/năm; mở rộng mạng lưới đến cuối nhiệm kỳ đạt 1.500-2.000 điểm bán hoạt động...
Phát huy vai trò dẫn đầu
Tương tự, là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty du lịch Sài Gòn Trách nhiệm Một thành viên (Saigontourist Group) cũng công bố chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2020-2025 sẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu ngành trong những năm qua.
Cụ thể, Saigontourist Group phấn đấu khẳng định vị trí tập đoàn du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực trên những lĩnh vực kinh doanh doanh gồm lưu trú-ẩm thực-lữ hành-giải trí-đào tạo và các ngành phụ trợ tạo nên hệ sinh thái, đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách hàng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; trong đó, mục tiêu tổng doanh thu hợp cộng của Saigontourist Group trong năm 2020 dự kiến sẽ là 11.500 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt 30.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân nhiệm kỳ là 24,7%.
Nhân viên Saigontourist hỗ trợ du khách làm thủ tục nhập cảnh. (Ảnh: TTXVN phát)
Để đạt được chiến lược sản xuất kinh doanh đã đề ra, ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Saigontourist Group cho biết, Saigontourist Group sẽ tăng cường liên kết hợp tác phát triển về du lịch với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Trung bộ, Tây Bắc và Đông Bắc...
Bên cạnh đó, Saigontourist Group triển khai đầu tư khai thác dự án Trung tâm Kinh tế-Du lịch-Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tại Saint Petersburg, Cộng hòa Liên bang Nga theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2020-2025, Saigontourist Group cũng xác định là thời điểm quan trọng để tập trung thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp, nhất là tiếp tục tập trung cấu trúc lại mô hình để phát triển các ngành kinh doanh chính, nâng cao năng suất lao động, quản trị chuyên nghiệp gắn liền với áp dụng công nghệ, quản trị tiên tiến để thực thi chiến lược phát triển kinh doanh; trong đó, Saigontourist Group chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, thương hiệu, nguồn nhân lực... xây dựng doanh nghiệp thành tập đoàn kinh tế du lịch hàng đầu trong nước và khu vực.
Theo ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Saigontourist Group, phát triển thương hiệu Saigontourist Group theo chiều rộng và chiều sâu, nghiên cứu hình thức đa thương hiệu, thương hiệu nhánh và chuẩn hóa hệ thống nhận diện các đơn vị thành viên để các đơn vị hoạt động chuyên nghiệp cũng là mục tiêu quan trong của giai đoạn sắp tới.
Đặc biệt, gắn kết sức mạnh thương hiệu Saigontourist Group thông qua việc liên kết tất cả đơn vị thành viên hệ thống với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo sức mạnh tổng hợp, mở rộng thị trường, tăng thị phần và doanh thu, tiết kiệm chi phí.
Liên quan đến chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đầu ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nhiều dự báo cho thấy trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ có những tác động lớn đến hoạt động thương mại dịch vụ của Việt Nam và thành phố. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung là thị trường thương mại, dịch vụ sôi động, cũng như còn nhiều dư địa phát triển.
Điển hình, từ năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, thành phố sẽ trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, tỷ trọng bán lẻ theo các hình thức phân phối hiện đại đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%.
Đây chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển phù hợp gắn với định hướng phát triển của thành phố trong dài hạn trên cơ sở xác định các thế mạnh và phân tích rõ các cơ hội, thách thức đang đặt ra hiện nay.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, với tốc độ phát triển như hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành bán lẻ, dịch vụ là rất lớn, nên bên cạnh chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần giải quyết bài toán "khát nhân lực." Đồng thời, phát huy vai trò doanh nghiệp đầu ngành thì phải có chiến lược phát triển nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là nhân sự từ quản lý đến nhân sự quản lý trung cấp và cấp cao cả về kỹ năng quản trị lẫn chuyên môn nghiệp vụ.
Về phía Thành phố Hồ Chí Minh sẽ luôn sẽ tạo những điều kiện thuận nhất từ cơ chế chính sách đến nguồn vốn để doanh nghiệp vươn ra biển lớn, nhưng vẫn giữ vững bản chất trong hoạt động và định hướng phát triển bền vững./.
TPHCM xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng trong mùa dịch Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng tổng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 của TPHCM vẫn đạt 28,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong mùa dịch Covid-19, hàng hóa XNK qua các cảng biển tại TPHCM vẫn nhộn...