TP.HCM tìm người từng đến Đà Nẵng
TP.HCM tiến hành rà soát các trường hợp từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 và trở về TP.HCM để có biện pháp giám sát y tế phù hợp theo 3 nhóm cụ thể.
Ngày 26/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế, Công an TP.HCM và UBND các quận, huyện rà soát, kiểm tra những người từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7 và đang có mặt tại TP.HCM để áp dụng giám sát y tế.
Cụ thể, các trường hợp có tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19 được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Các trường hợp có triệu chứng liên quan đến Covid-19 phải được cách ly tại cơ sở y tế và xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 để tiến hành điều trị.
Các trường hợp còn lại sau khi khai báo y tế sẽ được điều tra dịch tễ để áp dụng biện pháp cách ly tại nhà hoặc tự theo dõi sức khỏe, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.
Tất cả trường hợp trên phải thực hiện khai báo y tế và cài đặt, sử dụng các ứng dụng Bluezone, Ncovi trên điện thoại di động để được hỗ trợ, thông tin cảnh báo về dịch bệnh.
Video đang HOT
Bệnh viện Đà Nẵng bị phong tỏa sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: Ngô Quang.
UBND TP cũng giao Sở Du lịch phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị lữ hành, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố rà soát danh sách khách du lịch đang lưu trú, cung cấp thông tin người từng đến Đà Nẵng từ 1/7 cho chính quyền và y tế địa phương. Các sở, ban, ngành cũng phải rà soát cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từng đến Đà Nẵng từ ngày 1/7.
Công an TP.HCM có trách nhiệm quản lý chặt việc tạm trú, tạm vắng và cư trú trên địa bàn, vận động người dân thông báo kịp thời khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng.
Các đối tượng đưa người nhập cảnh trái phép vào thành phố (nếu có) và các trường hợp đưa thông tin không đúng, sai sự thật về dịch Covid-19 sẽ bị xử lý nghiêm.
Sở Giáo dục và Đào tạo được giao phối hợp Sở Y tế xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2020 tại thành phố.
Sáng 25/7, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, có kết quả khẳng định bệnh nhân ở Đà Nẵng dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 26/7, Bộ Y tế công bố thêm 3 người nhiễm SARS-CoV-2 tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
Như vậy, sau 99 ngày, kể từ khi phát hiện bệnh nhân số 268 ở Hà Giang, Việt Nam đã ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
UBND TP Đà Nẵng cũng đã ra quyết định giãn cách xã hội. Từ 13h ngày 26/7, Đà Nẵng yêu cầu người dân không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc với nhau… Nhiều địa phương như Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An… cũng ban hành quyết định cách ly 14 ngày đối với những người đến từ Đà Nẵng.
Đà Nẵng: Xác định 1.079 người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hiện đã xác định được 1.079 người thuộc các diện tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Ngày 25/7, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về tình hình dịch Covid-19, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết hiện đã lấy 108 mẫu trong số những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 thứ 416 để xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hiện đã xác định được 1.079 người thuộc các diện tiếp xúc bệnh nhân. Trong đó, 288 người tiếp xúc gần (F1). 108 mẫu bệnh phẩm đã có kết quả xét nghiệm lần một âm tính với Covid-19.
Hiện, cơ quan chức năng vẫn đang khẩn trương lập danh sách người tiếp xúc gần để lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế. Các khu vực bệnh nhân từng đến như Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng... cũng đã được khoanh vùng, cách ly.
Hơn 1.000 người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Về tình hình sức khỏe của bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng, lãnh đạo Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết bệnh nhân vẫn đang được điều trị tích cực tại Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng, đảm bảo phòng chống nhiễm khuẩn và đầy đủ các phương tiện thiết bị.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, toàn bộ quy trình khép kín trong chữa trị và cách ly tại bệnh viện đã được tái khởi động khi bệnh nhân D được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng với mục đích bảo đảm an toàn tuyệt đối, phòng tránh lây nhiễm, phòng chống nhiễm khuẩn đối với bệnh nhân, nhân viên y tế và lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.
Bệnh viện C Đà Nẵng.
Trong cùng diễn biến liên quan, trong 2 ngày qua, CDC TP.Đà Nẵng thực hiện phun hóa chất khử khuẩn đối với Bệnh viện C và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đối với hàng trăm nhân viên y tế có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bệnh viện C được phong tỏa, hạn chế tuyệt đối số người ra vào.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện - Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng, hiện tại, toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại đây không được xuất viện, không nhận bệnh khám, không nhập bệnh đối với bệnh nhân mới và tiến hành phong tỏa 14 ngày đối với gần 1.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế. Toàn bộ những người được cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng sẽ lần lượt được thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Sáng 24/7, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 6h sáng ngày 24/7, Việt Nam bước sang ngày thứ 99 liên tiếp không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, cả nước hiện có 412 người nhiễm virus corona. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 10.336 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly tại nước ta. Trong đó, 352...