TP.HCM: Tiếp tục kiến nghị kéo dài thời gian hoạt động 5 cụm cảng nội địa
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa phải kiến nghị cho phép kéo dài thời gian hoạt động của 5 cảng thủy nội địa của Khu cảng Trường Thọ thêm 2 năm để chờ cụm cảng trung chuyển hoàn thiện, bởi cảng mới tới giờ vẫn chưa được duyệt nghiên cứu khả thi.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, 5 cảng thuộc Khu cảng Trường Thọ cần kéo dài thời gian hoạt động tới hết năm 2022 gồm: Cảng thủy nội địa Trường Thọ, Cảng thủy nội địa Transimex – Sài Gòn, Cảng thủy nội địa Tây Nam, Cảng thủy nội địa Phúc Long, Cảng thủy nội địa khi vận Miền Nam.
Các cảng này có vị trí chiến lược nằm ở đông bắc TP.HCM, gần các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, cảng sông, biển của Thành phố và khu vực. Cụm cảng này nằm trên tuyến đường huyết mạch, tuyến lưu thông chính của xe container từ các khu công nghiệp chuyên chở hàng hóa qua lại.
Nên lượng hàng hóa qua cụm cảng này khoảng 15 triệu tấn/năm, cao gấp nhiều lần mức quy hoạch đến 2020, kéo theo lượng ôtô lưu thông ra vào tăng cao, có khi lên trên 3.000 lượt gây ách tắc và mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vào năm 2014, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu di dời cụm cảng này trong năm 2015 – 2016 để đảm bảo an toàn giao thông.
Sau đó, UBND TP.HCM phê duyệt đề xuất đầu tư dự án Xây dựng cụm cảng trung chuyển – ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 với thời gian thực hiện dự kiến đến năm 2019.
Tuy nhiên tới nay, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án vẫn chưa được phê duyệt. Nên nếu ký hợp đồng và triển khai dự án vảo năm 2020 thì cụm cảng trung chuyển – ICD mới tại phường Long Bình sẽ đi vào khai thác năm 2022.
Vì vậy cần phải kéo dài thời gian hoạt động của cụm cảng cũ, nếu không gây ảnh hưởng tới hàng hóa và hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Theo Dautu online
TP.HCM sắp thí điểm mô hình xe máy điện công cộng
TP.HCM sẽ triển khai thí điểm hình thức vận chuyển hành khách bằng xe máy điện tại một số khu vực trung tâm TP.HCM trong giai đoạn quý 4/2019 và xem xét tiến đến triển khai mở rộng vào cuối năm 2020 trên địa bàn thành phố.
TP.HCM sắp thí điểm mô hình xe máy điện công cộng vào quý 4/2019 ở khu vực trung tâm - Ảnh: Internet
Theo nội dung ký kết, Grab Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin dữ liệu cho Sở GTVT và phân tích đưa ra giải pháp phối hợp xử lý trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện tham gia hợp tác cùng Grab lưu thông trên địa bàn thành phố. Việc này nhằm cải thiện thực trạng giao thông TP.HCM.
Đồng thời, Grab Việt Nam còn chia sẻ thông tin (các phương tiện ứng dụng phần mềm Grab, hành trình di chuyển của các phương tiện) để Sở GTVT tạo cơ sở dữ liệu liên quan đến tình hình giao thông, phục vụ cho việc phân tích, mô phỏng và dự báo tình hình giao thông trên từng tuyến đường.
Ngoài ra, hai bên còn hợp tác triển khai các hình thức hỗ trợ hệ thống giao thông công cộng tại TP.HCM. Cụ thể, nghiên cứu triển khai thí điểm hình thức vận chuyển hành khách bằng xe máy điện tại một số khu vực trung tâm TP.HCM trong giai đoạn quý 4/2019 và xem xét tiến đến triển khai mở rộng vào cuối năm 2020 trên địa bàn thành phố. Với mô hình xe điện cho thuê tự lái, hai bên thống nhất tiếp tục nghiên cứu khả năng triển khai trong tương lai gần, phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải của TP.HCM.
Cạnh đó, nghiên cứu phương án kết nối các dịch vụ vận chuyển hiện tại trên ứng dụng Grab với hệ thống giao thông công cộng hiện có của thành phố, tạo thêm tiện ích cho hành khách trên lộ trình hàng ngày - kết hợp giữa GrabBike/GrabCar với các tuyến xe buýt công cộng cũng như hệ thống buýt đường thủy của TP.HCM.
Chưa kể, hai bên còn hợp tác, đề xuất khai thác vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện sử dụng năng lượng điện, tham gia nghiên cứu đề án phát triển loại hình mini buýt để tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng TP.HCM.
Theo Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm, việc hợp tác với Grab Việt Nam sẽ giúp chia sẻ thông tin dữ liệu cho Sở GTVT trong quá trình quản lý giao thông, cũng như hỗ trợ phát triển giao thông công cộng nhằm thay đổi thói quen đi lại của người dân.
Tổng giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim cũng nói rằng, doanh nghiệp này sẽ đóng góp vào đề án giao thông thông minh của Sở GTVT bằng cách sử dụng dữ liệu để hỗ trợ lãnh đạo TP.HCM đưa ra các quyết định về quy hoạch nhằm cải thiện các vấn đề hiện tại như ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, Grab sẽ tìm cách phát triển các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường như xe điện, để đóng góp vào các giải pháp di chuyển bền vững, thân thiện với môi trường.
Trước đó, vào tháng 8.2019, Grab đã công bố khoản đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số trong 5 năm tiếp theo.
Phan Diệu
Theo Motthegioi.vn
Bỏ biển báo nhằm cứu cao tốc TP.HCM-Trung Lương Sở GTVT TP.HCM sẽ tiến hành thu hồi biển báo, điều chỉnh tổ chức giao thông trên Quốc lộ 1 (đoạn từ nút giao Bình Thuận đến giáp ranh tỉnh Long An) huyện Bình Chánh. Việc thu hồi biển cấm xe tải trên 5 tấn trên quốc lộ 1 trong giờ cao điểm nhằm giảm tải cho cao tốc TP.HCM-Trung Lương. Theo đó,...