TP.HCM tiếp nhận ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 năm 2021 hơn 4.687 tỉ đồng
Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2021, TP.HCM đã tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền hơn 4.687 tỉ đồng.
Sáng 29.3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác vận động, tiếp nhận và quản lý Quỹ Vì người nghèo; Quỹ Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc; Quỹ cứu trợ; Nguồn tiền, hàng ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và hoạt động tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 năm 2021.
Tham dự hội nghị có ông Võ Văn Thiện, Trưởng Ban Công tác phía nam Cơ quan Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM.
Tại hội nghị, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết tính đến 31.12.2021, Quỹ Vì người nghèo đã chi hơn 176 tỉ trong tổng số 184 tỉ đồng vận động, để hỗ trợ xây, sửa chữa nhà cho hộ nghèo; trợ cấp cho người nghèo, học sinh nghèo vượt khó.
Quỹ Cứu trợ tại TP.HCM tính cuối năm 2021 có 79 tỉ đồng, đã chi hơn 22 tỉ đồng để hỗ trợ với người dân, địa phương bị ảnh hưởng thiên tai…
Quỹ Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc có hơn 72 tỉ đồng, đã chi 39 tỉ đồng với các hoạt động hướng về biên giới, biển, đảo như xây dựng công trình xây dựng nhà liền kề chốt chiến đấu Dân quân thường trực đất liền biên giới, công trình Nhà Văn hóa đa năng tại Đảo Thuyền Chài B.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, phát biểu tại hội nghị. Ảnh PHẠM THU NGÂN
Đặc biệt, năm 2021, TP.HCM cũng tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền hơn 4.687 tỉ đồng. Trong đó, tiền mặt là hơn 1.399 tỉ đồng; số còn lại là hàng hóa, nhu yếu phẩm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị y tế.
Phía Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã chi 4.329 tỉ đồng, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các hộ lao động nghèo, khu nhà trọ; các tỉnh thành ảnh hưởng bởi dịch.
Video đang HOT
Đồng thời, Trung tâm An sinh TP.HCM đã vận động hơn 2,7 triệu túi an sinh với số tiền 821 tỉ đồng.
“Hoạt động quản lý các nguồn quỹ tiếp tục được quan tâm thực hiện đảm bảo theo quy chế hoạt động; công tác công khai được chú trọng”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, công tác vận động, tiếp nhận và quản lý các quỹ còn một số hạn chế như khoản vận động thấp hơn so với năm 2020; chưa thực hiện tổ chức đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ ở các cấp; phối hợp chăm lo cho người dân gặp khó khăn nhiều nơi chưa chặt chẽ.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các nguồn quỹ
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các nguồn quỹ. Đồng thời, quan tâm công tác phối hợp kiểm tra, tự kiểm tra với hoạt động của các nguồn quỹ, rà soát điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động phù hợp thực tế và đảm bảo tính chính xác, quy trình…
Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các nguồn quỹ. Ảnh PHẠM THU NGÂN
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ của các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước, góp phần tạo các nguồn lực quý giá để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Lãnh đạo TP.HCM tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân tích cực tham gia vận động, ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh PHẠM THU NGÂN
“Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ có những nội dung, mô hình, giải pháp, cách làm mới mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác vận động, quản lý và sử dụng các nguồn quỹ cũng như đề ra phương thức hoạt động hiệu quả của Trung tâm An sinh TP.HCM trong giai đoạn tới”, bà Châu nói.
Ai sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin đợt 5 tại TP.HCM?
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết sẽ ưu tiên vắc xin cho người có bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách; công nhân và người nước ngoài...
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Báo cáo tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 chiều 12-7, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế - cho biết hiện nay TP được phân bổ, tiếp nhận hơn 1,1 triệu liều vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19.
Về các đối tượng được tiêm vắc xin đợt này, ông Nam cho biết theo kế hoạch sẽ ưu tiên tiêm vắc xin cho người có bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tiện ích, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và một số ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, đợt tiêm vắc xin này cũng sẽ ưu tiên cho công nhân, người nước ngoài trên địa bàn TP.
Theo ông Nam, nếu đợt trước ưu tiên cho lực lượng phòng, chống dịch, lần này người dân sẽ được ưu tiên tiêm chủng. Các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ phối hợp rà soát các đối tượng này.
Về kế hoạch tiêm chủng, phó giám đốc Sở Y tế cho biết tại các điểm tiêm sẽ bố trí 2 bàn tiêm, các phường đông dân sẽ bố trí 3-5 bàn để đáp ứng nhu cầu.
Lực lượng tiêm chủng sẽ đảm bảo đầy đủ đội ngũ điều dưỡng, sàng lọc, cấp cứu, bố trí xe cấp cứu đảm bảo có mặt trong vòng 3 phút khi có sự cố; đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Báo cáo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết trong vòng 24 giờ qua, TP phát hiện 1.489 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có hơn 1.000 ca phát hiện tại các khu cách ly, phong tỏa. Từ ngày 27-4 đến ngày 12-7, TP có hơn 14.500 ca mắc COVID-19.
Tất cả các quận huyện 24 giờ qua đều phát hiện ca nhiễm, cao nhất là TP Thủ Đức với 197 ca và thấp nhất là quận Phú Nhuận với 2 ca.
Tại cuộc họp, ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết Sở Y tế sẽ phối hợp với Sở Công thương rà soát, kiến nghị lên Sở Y tế ưu tiên tiêm chủng cho đội ngũ shipper tại các đơn vị giao hàng.
Ông Lâm cho rằng đây là đội ngũ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa và có mức độ đi lại, giao lưu lớn.
Tối 12-7, Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn đến UBND TP.HCM đề xuất bổ sung đối tượng ưu tiên tiêm chủng vắc xin COVID 19 trong đợt 5 là thân nhân nhân viên y tế đang làm việc trong các cơ sở y tế (công lập và tư nhân).
Cụ thể vợ/chồng, con; tứ thân phụ mẫu, anh chị em ruột và người thân khác (sống cùng nhà).
Nếu được chấp thuận, Sở Y tế sẽ giao các đơn vị y tế chịu trách nhiệm lập danh sách nhóm đối tượng là thân nhân của nhân viên y tế đang làm việc tại đơn vị và chủ động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho thân nhân các đối tượng nêu trên.
Trong ngày, Sở Y tế đã nhận được quyết định phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế. Thành phố đã được phân bổ 54.990 liều vắc xin Pfizer, hơn 100.000 liều vắc xin AstraZeneca. Trong thời gian ngắn nữa, thành phố sẽ nhận thêm 1 triệu liều vắc xin Moderna.
Trên nền tảng của chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai lâu nay, hiện các quận huyện đã có sẵn nguồn lực tiêm chủng. Vì vậy trong đợt tiêm chủng lần 5, thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận, huyện.
Dự kiến sẽ có 630 điểm tiêm chủng, mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày.
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở rộng hỗ trợ đối tượng lao động tự do gặp khó khăn Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09. Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố...