TP.HCM: Tỉ lệ thu phí không dừng vẫn thấp
TP.HCM có tỉ lệ người dân sử dụng hệ thống thu phí theo hình thức điện tử không dừng cao nhất nhưng cũng chỉ mới chiếm 30%.
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai dán thẻ định danh đối với ô tô để sử dụng dịch vụ thu phí giao thông đường bộ theo hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC).
Thu phí không dừng chưa đồng bộ
Công điện nêu rõ thời gian qua, Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành đã triển khai đầu tư hệ thống thu phí theo hình thức ETC tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên toàn quốc theo đúng quy định, bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ, thuận tiện cho người và xe tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay số xe dán thẻ định danh để sử dụng dịch vụ này còn thấp (đạt khoảng 50% số xe trên toàn quốc), điều này chưa phát huy hiệu quả của hệ thống thu phí theo hình thức ETC.
Video đang HOT
Để phát huy hiệu quả hệ thống thu phí theo hình thức ETC, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương chỉ đạo dán thẻ định danh đối với toàn bộ ô tô thuộc phạm vi quản lý của mình để sử dụng dịch vụ ETC nhằm tiến tới việc xóa bỏ thu phí thủ công từ ngày 1-6-2022.
Theo tài xế Nguyễn Văn Hùng (huyện Nhà Bè), hiện nay việc dán thẻ để sử dụng dịch vụ ETC còn nhiều bất cập. Ví dụ, nếu dán thẻ cho xe đi ở khu vực nội thành TP.HCM nhưng đi vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây vẫn phải dừng vì cao tốc này sử dụng công nghệ khác. Việc thu phí không đồng bộ gây mất thời gian cho tài xế. Mặt khác, theo ông Hùng, nếu tài xế sử dụng dịch vụ ETC thì khách hàng sẽ không thanh toán chi phí này, do vậy nhiều tài xế chưa dán.
Lý giải việc thu phí ETC không đồng bộ, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) cho biết đơn vị đang áp dụng hình thức ETC theo công nghệ OBU theo hiệp định vay vốn với Nhật tại dự án Long Thành – Dầu Giây từ tháng 8-2017. Vì vậy, nếu VEC chuyển đổi sang hình thức mới sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư và cũng chưa có nguồn đầu tư.
Hoạt động thu phí không dừng sẽ mang đến sự minh bạch, hiệu quả, giảm ùn tắc giao thông. Ảnh: ĐÀO TRANG
TP.HCM có tỉ lệ sử dụng ETC còn thấp
Tại TP.HCM, Sở GTVT TP cho biết hiện nay các trạm thu phí đã triển khai ETC gồm An Sương – An Lạc trên tuyến quốc lộ 1 (quận Bình Tân) có 21/25 làn, trạm cầu Phú Mỹ trên tuyến đường Võ Chí Công có 8/18 làn và trạm xa lộ Hà Nội có 8/16 làn.
Sở GTVT TP cũng cho biết các trạm thu phí chưa triển khai ETC gồm BOT Phú Hữu và Nguyễn Văn Linh. Nguyên nhân là trạm thu phí chưa hoạt động. Sở đã có văn bản yêu cầu nâng cấp ETC tất cả làn thu phí theo Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ trước khi bắt đầu thu phí.
Đối với trạm thu phí Nguyễn Văn Linh, với quy mô 20 làn, đây là trạm thu phí có tính đặc thù nên việc triển khai nâng cấp ETC gặp một số vấn đề. Cụ thể là trạm thu phí này do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng tổ chức thu phí. Nguồn thu phí của trạm này phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng tuyến đường Nguyễn Văn Linh chứ không phải để hoàn vốn đầu tư như các trạm thu phí khác trên địa bàn TP cũng như trên cả nước. Do đó, nguồn vốn nâng cấp hệ thống ETC không thể bổ sung vào hợp đồng BOT như các trạm thu phí khác.
Bên cạnh đó, thời gian thu phí theo giấy phép đầu tư của trạm Nguyễn Văn Linh đến năm 2028, vì vậy Sở GTVT đã tính khái toán chi phí nâng cấp hệ thống ETC toàn bộ các làn thu phí tại trạm này là 85 tỉ đồng.
Sở GTVT đã có báo cáo gửi UBND TP kiến nghị một số nội dung liên quan đến công tác đầu tư trạm thu phí này. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND TP, Sở GTVT cũng đã có công văn gửi Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đề nghị rà soát quy mô đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức ETC.
Sở cũng yêu cầu đơn vị này xây dựng phương án tài chính cụ thể đến khi kết thúc thu phí để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trong thời gian chưa đầu tư hệ thống thu phí theo hình thức ETC, Sở GTVT đề nghị công ty có trách nhiệm rà soát kiện toàn bộ máy thu phí, tự giám sát chặt chẽ công tác thu phí.
Nâng hiệu quả thu phí theo hình thức điện tử không dừng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 7828/VPCP-CN về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng quy định tại Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ được Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị triển khai đạt được kết quả bước đầu.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thu phí theo hình thức điện tử không dừng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo tình hình triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng cho đến thời điểm hiện nay; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu phí (nhất là giải pháp xử lý dứt điểm việc đầu tư hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý và giải pháp thúc đẩy dán thẻ đối với phương tiện tham gia giao thông), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/11/2021.
Phải mở barie, giải tỏa phương tiện nếu tắc đường trước khi vào trạm thu phí "Nhà đầu tư phải mở barie giải tỏa phương tiện trong trường hợp xảy ra tắc đường trước khi vào trạm theo quy định hoặc phân luồng khi cần thiết điều tiết giao thông, tránh gây ùn tắc", Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu. "Mở ngay barie, giải tỏa nhanh phương tiện nếu ùn tắc tại trạm thu phí". Đây là...