TP.HCM thực hiện chỉ thị 18: ‘Mục tiêu đầu tiên vẫn là kiểm soát’
Theo phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải, người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác vì đang sống trong môi trường có dịch, số ca nhiễm của TP vẫn còn cao.
Không nên đến những nơi không an toàn để bảo vệ chính mình.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Phạm Đức Hải – Ảnh: THẢO LÊ
Phát biểu tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 chiều 1-10, ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM – cho biết thông điệp chỉ thị 18 vừa được UBND TP.HCM ban hành là tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP.
Theo ông Hải, chỉ thị 18 đưa ra 3 mục tiêu. Mục tiêu đầu tiên vẫn là tiếp tục kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 trên toàn địa bàn TP.HCM; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhấp.
“Bảo vệ tính mạng người dân vẫn là mục tiêu trước hết, sau đó mới từng bước khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, rồi mới đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Việc kiểm soát dịch vẫn là ưu tiên hàng đầu”, ông Hải nhấn mạnh.
Chỉ thị 18 yêu cầu người dân luôn nêu cao tinh thần cảnh giác vì TP.HCM đang ở môi trường có dịch. Số ca nhiễm của TP vẫn đang ở mức cao, tỉ lệ tiêm chủng chưa bao phủ hết. Nhiều địa bàn của TP chưa phải là vùng xanh.
“Do đó người dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động linh hoạt. Địa điểm nào chưa an toàn, đông người, tụ tập thì không nên đến để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cộng đồng”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, TP.HCM yêu cầu người dân thực hiện nghiêm 5K như khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế, khử khuẩn, không tụ tập đông người.
Người dân được quyền đi lại nhưng phải đảm bảo quy định của chỉ thị 18. Cụ thể phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử đến khi ứng dụng PC-COVID đưa vào hoạt động chính thức.
Trường hợp không có mã QR, người dân xuất trình giấy tờ sau: là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ít nhất 1 mũi sau 14 ngày.
Về phản ánh hết vắc xin Vero Cell, ông Nguyễn Hồng Tâm – phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) – cho biết đến 30-9, kho của HCDC vẫn còn trên 600.000 liều Vero Cell, chưa kể số lượng đã phân bổ về 22 địa phương.
“Không có chuyện hết vắc xin Vero Cell”, ông Tâm nói. Tuy nhiên ông Tâm cho biết sẽ rà soát các địa phương gặp khó khăn để hỗ trợ.
Về tỉ lệ tiêm chủng vắc xin cho người trên 50 tuổi, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết tỉ lệ tiêm mũi 1 cho nhóm hiện đạt 95% và 60% mũi 2. Như vậy, tỉ lệ tiêm 2 mũi cho nhóm này đã tăng 15% so với 2 ngày trước.
Về việc người lao động chống chỉ định tiêm vắc xin muốn làm việc, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – cho biết việc tiêm vắc xin cũng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc trước tác động của dịch.
Theo bà Mai, người bị chống chỉ định tiêm hiện nay không nhiều. Việc người lao động được đi làm hay không còn phụ thuộc vào cá nhân người lao động và doanh nghiệp. Người lao động có thể được bố trí làm việc tại nhà.
Ngày 1.10, siêu thị nơi vắng lặng, nơi xếp hàng
Hôm nay (1.10), các siêu thị tại TP.HCM đồng loạt mở cửa đón khách trở lại nhưng không có cảnh quá đông người.
Người dân tại TP.HCM sáng 1.10 được đi mua hàng hóa trở lại. Ảnh M.PHƯƠNG
Từ sáng 1.10, các siêu thị, cửa hàng ở TP.HCM đã đón khách vào mua sắm trực tiếp sau khi thực hiện khai báo y tế, khử khuẩn... Người dân rất phấn khởi khi được tự tay lựa từng bó rau, trái ổi... nhưng không có tình trạng đổ xô đi mua hàng hóa.
Một cửa hàng Co.op Food tại quận 7 sáng 1.10 khá vắng khách
Mỗi quầy hàng trong siêu thị hầu như chỉ có một khách đang mua sắm
Hàng hóa đầy đủ và nhiều thực phẩm thiết yếu đang được Co.op Food giảm giá như xương heo giảm 50% còn 80.000 đồng/kg; các loại thịt heo được giảm 10.000 đồng/kg so với những ngày qua như sườn non còn 260.000 đồng/kg, thịt heo xay còn 129.000 đồng/kg...
Trái ngược với tình trạng vắng khách tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị mini thì tại các siêu thị lớn khách hàng đông hơn. Do các siêu thị hạn chế khách vô phía trong cùng lúc để thực hiện giãn cách nên khách hàng phải ngồi chờ xếp hàng dài phía ngoài siêu thị.
Tiệm sửa xe ngày đầu mở cửa: Vừa mở mắt đã thay 30 bình ắc quy!
Sảnh chờ bên ngoài siêu thị GO! Nguyễn Thị Thập với nhiều khách hàng từ sáng đến trưa 1.10
Người dân tại TP.HCM đã quen với việc đi siêu thị mua sắm phải xếp hàng chờ bên ngoài nên khá trật tự
Hầu hết siêu thị đều mở cửa lại theo khung giờ bình thường như trước đây là từ 8 giờ - 22 giờ hằng ngày. Trước đó, đại diện một số siêu thị cũng dự báo nhu cầu mua sắm của người dân tại TP.HCM sẽ tăng cao trong tháng 10 sau nhiều ngày phải ở nhà để phòng chống dịch Covid-19. Do vậy các siêu thị đã lên phương án gia tăng nguồn cung, đảm bảo hàng hóa đầy đủ với giá cả ổn định để cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế trong ngày 1.10 lượng khách đến các siêu thị không quá đông.
Tương tự phía trước siêu thị Lotte Mart Nguyễn Hữu Thọ, dòng người xếp hàng cũng khá dài
Khách hàng chờ đợi khoảng 30 phút bên ngoài sẽ đến lượt vào phía trong khi siêu thị Lotte Mart mỗi đợt chỉ cho khoảng 5-6 khách vào mua sắm
Phía trong siêu thị khách khá ít vì đã được bảo vệ phân luồng bên ngoài
Tất cả các loại rau xanh, trái cây, thịt, cá... hầu như đầy đủ, giá ổn định
Thịt heo, thịt bò, thịt gà và các loại sản phẩm từ gia cầm như lòng, mề gà... đều đầy đủ trên quầy kệ
TP.HCM ban hành 8 bộ tiêu chí cho ngành giao thông vận tải Bộ tiêu chí quy định người lao động thuộc ngành giao thông vận tải phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine sau 14 ngày, được xét nghiệm định kỳ, tuân thủ 5K. Ngày 20/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM quyết định ban hành 8 bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch đối với hoạt động giao...