TPHCM thiệt hại kinh tế gần 12 tỷ USD trong “2 năm Covid-19″
“Với tác động nặng nề của dịch Covid-19, thiệt hại kinh tế trong năm 2020 và năm 2021 trên địa bàn ước tính khoảng 273.000 tỷ đồng, tương đương 11,9 tỷ USD”, Chủ tịch HĐND TPHCM thông tin.
Chiều 9/12, kỳ họp thứ 4, HĐND TPHCM khóa X, bước vào phiên bế mạc sau 2,5 ngày làm việc. Với tính chất là bản lề của kế hoạch phát triển thành phố giai đoạn 5 năm, kỳ họp cuối năm của HĐND thành phố đã xem xét, phân tích những kết quả, bài học đạt được trong năm vừa qua cùng những định hướng cho năm mới 2022.
“Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến nhiều mặt của thành phố, đất nước. Kinh tế thành phố tăng trưởng âm, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động, thiệt hại kinh tế trong năm 2020 và năm 2021 trên địa bàn ước tính khoảng 273 nghìn tỷ đồng, tương đương 11,9 tỷ USD”, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM, phát biểu bế mạc.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM, phát biểu bế mạc kỳ họp (Ảnh: Hữu Khoa).
Nhiều chỉ tiêu lớn cho năm 2022
Chủ tịch HĐND TPHCM cho biết, những tháng cuối năm nay và có thể đến năm 2022, tình hình dịch Covid-19 với biến chủng Delta vẫn gây ra nhiều vấn đề đáng quan ngại. Một nỗi lo khác cũng xuất hiện với biến thể Omicron đang lây lan nhanh hơn biến chủng Delta đến 500%.
Bên cạnh đó, qua quãng thời gian căng mình chống dịch, thành phố cũng kịp rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện khó khăn nhất. Những tiền đề của thành phố cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2025 là kinh tế số, tỷ lệ bao phủ vaccine, củng cố hệ thống y tế các cấp và người dân điều chỉnh hành vi tiêu dùng.
Kỳ họp HĐND TPHCM đã chất vấn lãnh đạo UBND thành phố cùng các sở, ngành về nhiều nội dung (Ảnh: Hữu Khoa).
Nhấn mạnh về chủ đề năm 2022 của TPHCM là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Lệ nêu các nhiệm vụ trọng tâm của UBND TPHCM trong năm mới.
Cụ thể, chính quyền TPHCM cần thực hiện có hiệu quả các kịch bản về tăng trưởng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 . Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 cần đạt từ 6% đến 6,5%.
Video đang HOT
UBND TPHCM cần tạo môi trường, điều kiện thu hút các đối tác chiến lược, tiềm năng vào thành phố. Công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm để chính quyền thành phố có các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho nhân dân, doanh nghiệp.
Người đứng đầu HĐND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát các vụ việc tồn tại, kéo dài để kịp thời đề xuất, kiến nghị Thành ủy lãnh đạo, xử lý dứt điểm nhằm phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm như kỳ vọng của Thành phố đã đề ra.
Thông qua 25 nghị quyết định hướng cho năm 2022
Tại kỳ họp thứ 4, HĐND thành phố đã xem xét, thảo luận, thông qua 25 nghị quyết, tờ trình quan trọng. Trong đó, 13 nghị quyết về lĩnh vực kinh tế – ngân sách, 3 nghị quyết về cơ chế – chính sách; 3 nghị quyết về văn hóa – giáo dục; 2 nghị quyết về quy hoạch đô thị và 4 nghị quyết về một số nội dung quan trọng khác.
“Đây là những Nghị quyết hết sức quan trọng, định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân TPHCM năm 2022 cũng như nhiều năm tới”, bà Nguyễn Thị Lệ báo cáo.
TPHCM đặt mốc tăng trưởng GRDP 6%-6,5% cho năm 2022 (Ảnh: Hữu Khoa).
Trong đó, HĐND TPHCM đã thông qua kế hoạch đầu tư công cho năm 2022. Theo đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước của thành phố trong năm tới là hơn 43.500 tỷ đồng.
Các đại biểu HĐND thành phố cũng thống nhất với nội dung tờ trình của UBND TPHCM về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đến năm 2025, thành phố cần trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Đối với mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, thành phố cần đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500 USD. Với tầm nhìn xa hơn, thành phố cần đạt GRDP 13.000 USD.
Mục tiêu xa hơn được đưa ra là đến năm 2045, TPHCM cần phát triển để trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao. Giai đoạn này, GRDP bình quân đầu người của thành phố cần đạt mốc 37.000 USD.
“Toàn hệ thống chính trị đang và sẽ nỗ lực tối đa để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 ở mức cao nhất có thể và chuẩn bị tổ chức cho nhân dân đón Tết Nguyên Đán Nhâm Dần (2022) bình yên, an toàn nhất”, bà Nguyễn Thị Lệ phát biểu kết thúc kỳ họp.
Tháng ngày 'chịu đau', giữ mình an toàn rồi tính chuyện hồi phục
Sau nhiều ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam, giờ đây nhiều địa phương đã bắt tay vào kế hoạch phục hồi kinh tế.
Chấp nhận bị thiệt hại kinh tế
Những ngày tháng 6, 7, 8, hàng chục địa phương phải giãn cách xã hội ở mức cao nhất, trong đó có những trung tâm sản xuất lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội,... Hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày đã gây áp lực lớn lên hệ thống y tế, sức khỏe người dân, áp lực cho hoạt động sản xuất, sinh kế người dân bị ảnh hưởng.
Giãn cách xã hội khiến kinh tế bị thiệt hại nặng nề, sản xuất kinh doanh đình trệ. Đơn cử tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM, "tâm dịch" Covid-19 của cả nước và cũng là địa phương bị thiệt hại nhất, số liệu của Ban quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM cho thấy, chỉ còn 637 dự án đủ điều kiện hoạt động (tỷ lệ 45,11%) với 53.254 người lao động "3 tại chỗ"/288.161 người lao động (chiếm tỷ lệ 18,48%). 775 dự án tạm dừng hoạt động sản xuất (tỷ lệ 54,89%).
Người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vì giãn cách
Về kim ngạch xuất khẩu, với 637 dự án hoạt động, công suất của doanh nghiệp chỉ đạt trung bình từ 30-40% đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt sản xuất, trong đó có hoạt động xuất khẩu. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm chỉ là 3,586 tỷ USD, đạt 100,9% so với cùng kỳ.
So với tháng 6, thì kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm đáng kể (KCX Tân Thuận, kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2021 đạt 203,576 triệu USD; tháng 7/2021 đạt 111,485 triệu USD, giảm 45,24% so với tháng 6).
Trên bình diện cả nước, số liệu của Tổng cục Thống kê công bố vừa qua chứng tỏ nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề thế nào.
Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo kinh tế tháng 9 cũng đánh giá: Việc phải kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhằm kiềm chế dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất công nghiệp bị gián đoạn và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực (giảm trên 30% so cùng kỳ năm trước).
Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nguồn: GSO
Tuy nhiên, giãn cách xã hội ở mức cao nhất khi dịch bệnh bùng phát là chủ trương đúng đắn, giúp dịch bệnh dần được kiểm soát. Nếu không làm vậy, hệ thống y tế vốn mỏng manh của Việt Nam sẽ không thể chịu nổi thêm, số người thiệt mạng vì dịch bệnh sẽ lớn hơn nhiều con số trên 15.000. Kéo theo đó là sự sụp đổ của nền sản xuất, của kinh tế. Như vậy, nếu không giãn cách, cả y tế và kinh tế đều kéo nhau "lâm nguy".
Nhìn Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và cả Hà Nội vẫn duy trì được sản xuất trong khi đại dịch hoành hành ở phía Nam cho thấy giãn cách đúng lúc là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ kinh tế và sinh kế người dân. WB cũng nhận xét về chỉ số sản xuất công nghiệp như sau: Thực tế, có sự khác nhau giữa các vùng miền, trong đó các trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo lớn ở miền Bắc vẫn tăng trưởng hai con số, trái ngược với sự sút giảm sản lượng mạnh ở các tỉnh miền Nam, nơi các nhà máy bị đóng cửa.
Đã thấy ánh sáng
Việc "hy sinh" sản xuất kinh doanh tại một số tỉnh thành đã được đền đáp bằng việc tình hình được kiểm soát. Những "vùng đỏ" bắt đầu "xanh hóa" trở lại, biến thành vùng xanh, nhiều tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ rục rịch những kế hoạch tái thiết sau dịch bệnh.
Ngân hàng Thế giới cho rằng: Quá trình phục hồi kinh tế năm 2021 sẽ phụ thuộc vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch này một cách hiệu quả trong tháng 9, để các hoạt động kinh tế có thể phục hồi vào quý IV. Chiến dịch tiêm vắc-xin là ưu tiên cấp thiết. Để thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ các hộ gia đình giúp phục hồi tiêu dùng tư nhân, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ.
Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, từ quý IV chuyển sang trạng thái bình thường mới
Tại Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết: Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt trong tháng 9, từ quý IV chuyển sang trạng thái bình thường mới, dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 có khả năng đạt 3,5-4%.
Dự báo này tương đồng với kịch bản được Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra vào cuối tháng 7 và thấp hơn mục tiêu 6,5% trong năm nay. Nếu GDP đạt mức tăng trưởng 3,5-4%, đây sẽ là năm thứ hai Việt Nam không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng GDP. Năm 2020, GDP tăng trưởng 2,92% do chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Chí Dũng cho hay, nhằm thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là các địa phương tập trung thực hiện tốt phòng chống dịch, không để bùng phát trở lại.
"Kết quả tổng thể của nền kinh tế năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9, để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV. Ưu tiên đặt ra là đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc xin để bao phủ ít nhất 70% dân số trưởng thành", Ngân hàng Thế giới khuyến nghị.
Như vậy, các biện pháp mở cửa dần nền kinh tế, mà các địa phương đang xây dựng, cần phải tiến hành thận trọng và xem xét kĩ đến tiến độ tiêm vắc xin. Bởi đến lúc này, chỉ có vắc xin mới là giải pháp căn cơ nhất để tiến tới "bình thường mới", giúp giảm số ca bệnh và người tử vong. Mọi sự vội vàng và lơ là chủ quan sẽ khiến tình hình lại vượt tầm kiểm soát.
Mỹ đối mặt với thiệt hại nặng nề do nắng nóng cực đoan Báo cáo nhận định nắng nóng cực đoan có thể gây thiệt hại kinh tế hàng năm ở Mỹ lên tới 500 tỷ USD vào năm 2050 và tác động bất cân xứng đến những cộng đồng thiểu số. Nhiệt độ ngoài trời lên đến 54 độ C tại Furnace Creek, bang California, Mỹ ngày 17/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tình trạng nắng nóng cực...