TP.HCM thí điểm phun thuốc muỗi bằng kỹ thuật khói nóng
Tối 4-12, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tổ chức phun thuốc diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh Zika trên địa bàn quận 2, 9 và Thủ Đức. Điều đáng lưu ý là trung tâm lần đầu thí điểm phun thuốc bằng kỹ thuật khói nóng (còn gọi phun mù nhiệt).
BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết ưu điểm của kỹ thuật phun khói nóng là kích thước hạt thuốc nhỏ. Do vậy hạt thuốc lơ lửng trong không khí lâu hơn, có thể diệt muỗi đang bay.
“Chưa hết, thuốc phun ra tạo thành làn khói trắng rất dễ nhận thấy. Điều này giúp người phun thuốc và người dân dễ dàng tránh xa luồng thuốc” – BS Nga nói.
Phun thuốc diệt muỗi bằng kỹ thuật khói nóng tạo làn khói trắng dễ nhận thấy, giúp mọi người tránh xa. Ảnh: TRẦN NGỌC
Theo BS Nga, phun khói nóng còn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên phun khói nóng chỉ thực hiện khu vực có không gian rộng. “Không thể phun thuốc diệt muỗi bằng kỹ thuật khói nóng ven đường vì làn khói trắng sẽ che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Ngoài ra, do sử dụng dầu diesel nên không thể áp dụng kỹ thuật khói nóng để phun trong nhà vì hạt dầu diesel sẽ bám vào vật dụng trong nhà” – BS Nga cho biết thêm.
Trong khi đó, trước đây thường áp dụng phun thuốc diệt muỗi bằng kỹ thuật sương lạnh. Với kỹ thuật này, kích thước hạt thuốc lơ lửng trong không gian từ nửa tiếng đến hai tiếng, thấp hơn so với kích thước hạt thuốc phun bằng kỹ thuật khói nóng. Ngoài ra, phun bằng kỹ thuật sương lạnh không thấy làn thuốc nên khó kiểm soát đường đi của luồng thuốc. “Tuy nhiên, kỹ thuật sương lạnh rất thích hợp khi phun trong nhà” – BS Nga nói.
Phun thuốc bằng kỹ thuật sương lạnh không thấy làn thuốc nên khó kiểm soát đường đi của luồng thuốc. Ảnh: TRẦN NGỌC
Video đang HOT
“Sau khi phun thuốc diệt muỗi bằng kỹ thuật khói nóng, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM sẽ đánh giá hiệu quả để có thể triển khai và áp dụng trong những khu vực thích hợp” – BS Nga cho biết.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, đến thời điểm hiện tại TP ghi nhận 94 ca nhiễm virus Zika trên địa bàn 19/24 quận, huyện. Các quận 3, 6, 8, 11 và huyện Nhà Bè chưa ghi nhận ca bệnh Zika.
Nhân dân phường 12 (quận 11) vệ sinh môi trường, cố gắng không để bệnh Zika xảy ra trên địa bàn. Ảnh: TRẦN NGỌC
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Phi Long, Phó Chủ tịch UBND quận 11, cho biết sẽ cố gắng không để dịch bệnh Zika xảy ra trên địa bàn quận.
“UBND quận đưa phong trào phòng, chống dịch bệnh Zika vào tiêu chí thi đua. Nếu tổ chức, cá nhân trên địa bàn khu phố, phường để phát sinh lăng quăng thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính sau khi đã nhắc nhở hai lần. Chưa hết, tổ chức và cá nhân trong khu phố, phường nào bị phạt thì ban điều hành khu phố và lãnh đạo phường đó sẽ bị hạ điểm thi đua” – ông Long nói.
Theo Trần Ngọc (Pháp Luật TPHCM)
Chỉ 2 đợt mưa lũ, 65 mạng người, trên 7000 tỷ đồng trôi theo dòng nước
Ngày 2/12, chủ trì hội nghị rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng nề chỉ sau 2 đợt mưa lũ là do tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó thiên tai của người dân và chinh quyên...
Hội nghị diễn ra ngay trong lúc tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp tại miền Trung, đặc biệt là Bình Định và Quảng Ngãi. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh "đây là hội nghị vừa rút kinh nghiệm, vừa chỉ đạo ứng phó trực tiếp".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản người dân; hỗ trợ kịp thời lương thực, thuốc men, không để bất cứ người dân nào bị đói, thiếu nước sạch; sẵn sàng triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường ngay khi lũ rút.
Nhiều bài học về ứng phó mưa lũ, thiên tai được rút ra tại hội nghị.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho thấy, chỉ tính riêng trong hai đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung, Tây Nguyên, đã có 65 người chết và mất tích, gần 200.000 ngôi nhà bị ngập, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt bị sạt lở, chia cắt, ách tắc nhiều đoạn. Tổng thiệt hại vật chất trên 7.000 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định mặt được lớn nhất trong ứng phó với đợt mưa lũ vừa qua chính là sự sâu sát của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân vùng ngập lụt cũng như sự chung tay đóng góp, chia sẻ khó khăn của đồng bào, nhân dân cả nước.
Về những điểm cần rút kinh nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết là tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó của người dân và chinh quyên cơ sở ở một số nơi. "Việc này chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra. Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.
Cùng với đó, việc vận hành điều tiết, xả lũ, cũng như thông tin về vận hành xả lũ của một số hồ chứa còn bất cập, gây khó khăn cho công tác ứng phó ở hạ du. Nhiều hồ thiếu thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn khu vực thượng lưu dẫn tới bị động trong vận hành; việc phối hợp với chính quyền địa phương trong đưa thông tin xả lũ đến người dân còn hạn chế, gây thiệt hại.
Cũng theo Phó Thủ tướng, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai còn quá chậm, quy trình, thủ tục hỗ trợ rườm rà, chưa kịp thời; nguồn kinh phí hỗ trợ khó khăn, chỉ đáp ứng được phần nhỏ so với yêu cầu của địa phương.
"Ai cũng biết, cũng thấy rõ những điều người dân cần hỗ trợ, nhưng việc triển khai thì chậm, đến khi xong các thủ tục thì đã không cần nữa, kém hiệu quả. Cần phải có một cơ chế phù hợp, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục nhưng quan trọng nhất là phải kịp thời, hiệu quả", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cần thực hiện thật tốt công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác ứng phó, phòng chống mưa bão.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng băn khoăn: "Việc ứng phó mưa lũ chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra?".
Trước mắt, các địa phương tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là kiểm soát vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên người, vật nuôi; huy động các nguồn lực khôi phục công trình thiết yếu, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh công tác quy hoạch, trong đó có rà soát, bổ sung, lập mới quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vùng, địa phương để ứng phó hiệu quả với mưa lũ, nhất là đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo bổ sung, cập nhật phương án ứng phó với mưa lũ phù hợp với thực tế; nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ thủy điện, thủy lợi, các công trình hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông để đề ra các giải pháp căn cơ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương kịp thời rà soát điều chỉnh hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh những tồn tại, bất cập trong quy trình vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát, có biện pháp phù hợp xử lý các công trình giao thông gây cản trở thoát lũ. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương tiếp tục triển khai các dự án bô tri, săp xêp lai dân cư vung thương xuyên xay ra thiên tai, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, rà soát hệ thống các cơ sở, các trạm tìm kiếm cứu nạn để kiến nghị bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
P.T
Theo Dantri
TP.HCM có thêm 6 ca nhiễm Zika Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính đến ngày 11/11, toàn thành phố đã có 35 trường hợp dương tính với virus Zika tại 13/24 quận huyện. TP.HCM có thêm 6 ca nhiễm Zika Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Lê Anh Tuấn cho biết, ngày 11/11, thành phố đã phát hiện thêm 6/80 (7,5%) trường hợp dương tính với virus Zika,...