TP.HCM: Thêm ca tử vong thứ 9 do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết đang bùng phát tại TP.HCM và khu vực phía nam khiến hàng chục ca tử vong.
Ngày 19.6, tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến tuần 24, TP.HCM ghi nhận 16.057 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 117% so với cùng kỳ năm 2021 (7.388 ca), số ca sốt xuất huyết nặng là 274 ca.
Điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1. ẢnhNHẬT THỊNH
Trong tuần ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 9 ca.
Video đang HOT
Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến tuần 24, TP.HCM ghi nhận 6.767 ca mắc bệnh. Trong tuần 24 (từ ngày 10/06/2022 đến 16/06/2022), thành phố ghi nhận thêm 932 ca bệnh tay chân miệng, giảm 105 ca (10,1%) so với trung bình 4 tuần trước đó (cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú).
Theo Viện Pasteur TP.HCM, từ đầu năm tính đến ngày 13.6, khu vực phía nam có 39.317 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện, trong đó có 1.193 ca nặng và 36 ca tử vong.
Phun hóa chất nhiều nơi diệt muỗi, ngăn sốt xuất huyết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết hiện số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận huyện và TP Thủ Đức, trừ quận 10.
Bệnh nhi được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: D.PHAN
Riêng từ ngày 30-5 đến 5-6, TP.HCM ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20/22 quận huyện và TP Thủ Đức.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 6-6, ông Phạm Văn Tuấn - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh - cho biết Bình Chánh là một trong những "rốn" dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Hiện số ca mắc sốt xuất huyết tại huyện vẫn tiếp tục tăng cao, với 2 người tử vong trong tổng số 7 người tử vong trên toàn thành phố.
Lý giải số ca sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng, bác sĩ Tuấn cho rằng đang trong thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành, địa phương gặp một số khó khăn nhất định như đặc điểm địa lý, dân số đông, người dân còn chủ quan, lơ là, nhiều khu đất trống tồn đọng nước...
"Sốt xuất huyết có hai yếu tố để gây bệnh là có điều kiện để muỗi sinh trưởng, phát triển và mầm bệnh. Do đó, một khu vực có muỗi mang mầm bệnh, nếu không có biện pháp xử lý, chúng sẽ lây lan ra những khu vực lân cận, trong khi huyện Bình Chánh giáp ranh với quận Bình Tân cũng là địa phương tăng cao ca bệnh mắc sốt xuất huyết", bác sĩ Tuấn nói.
Trước tình hình này, ông Tuấn cho biết những ngày qua huyện đã tổ chức xử lý phun hóa chất nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đồng thời truyền thông người dân có ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không làm phát sinh lăng quăng, tránh muỗi đốt...
Tại huyện Hóc Môn, bà Lê Thụy Mỵ Châu - phó chủ tịch UBND huyện - cho biết để phòng chống hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, UBND 12 xã và thị trấn rà soát, đánh giá đúng, đầy đủ các yếu tố nguy cơ trên địa bàn để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát các điểm nguy cơ; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không để bùng phát dịch bệnh của khu vực được giao.
Với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện phòng chống sốt xuất huyết, tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan trên địa bàn sẽ xử lý nghiêm theo nghị định số 117 của Chính phủ.
Bên cạnh đó huyện còn đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục giúp mọi người cùng hiểu và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Mỗi gia đình, người dân sẽ tự giác thực hiện việc làm nhỏ nhất, đơn giản nhất để diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt.
TP.HCM: Thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết, 21 ổ dịch tay chân miệng Trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận hơn 1500 ca bệnh sốt xuất huyết, gần 1000 ca tay chân miệng, tăng mạnh so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca sốt xuất huyết nặng tăng gấp 7 lần cùng kỳ 2021, thêm 111 ổ dịch Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 5 tháng đầu năm 2022, thành phố...