‘TP.HCM thấy có trách nhiệm chưa chăm lo chu đáo cho bà con’
TP.HCM trân trọng mời người dân ở lại. TP sẽ tiếp tục có hỗ trợ, TP thấy trách nhiệm của mình khi để người dân tự phát về quê – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 nói.
Dòng người ùn ứ tại khu vực cửa ngõ Tiền Giang trên quốc lộ 1 được hỗ trợ nước uống trong khi chờ kiểm tra tình trạng sức khỏe để qua chốt – Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Chiều 1-10, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trao đổi về vấn đề người dân trở về quê, ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM – cho biết người dân đến TP.HCM với bất kỳ mục đích nào đều được TP trân trọng, đón tiếp và tạo điều kiện tốt nhất khi ở lại TP.
Đặc biệt, với người lao động, TP luôn trân trọng vì đây là lực lượng tạo ra của cải vật chất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của TP.
Theo ông Hải, TP luôn tạo điều kiện tốt nhất cho những người dân từ các tỉnh thành ở lại làm việc như đề xuất giảm tiền trọ, tổ chức các gói an sinh… Khi TP thực hiện chỉ thị 18, TP cho phép hoạt động trở lại nhiều dịch vụ, cửa hàng, nhà máy… sẽ rất cần lực lượng lao động.
“TP trân trọng mời cô bác, người dân ở lại đóng góp cho TP. TP sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ người dân. TP thấy trách nhiệm của mình khi để người dân tự phát về quê. Do TP chăm lo chưa được chu đáo nên bà con muốn về”, ông Hải nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu người dân có nguyện vọng về quê, TP có chủ trương phối hợp các tỉnh thành hỗ trợ. Việc này vừa đáp ứng nguyện vọng vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân; đảm bảo công tác phòng chống dịch của TP.HCM và các tỉnh thành. TP thấy trách nhiệm để đề ra các giải pháp tốt hơn.
Thượng tá Trần Thanh Giang – phó Phòng tham mưu Công an TP.HCM – cho biết khi phát hiện người dân tụ tập đông người tại các chốt cửa ngõ TP.HCM để về quê, lực lượng Công an TP đã phối hợp các sở ban ngành và địa phương phát loa vận động bà con trở lại tham gia hoạt động phục hồi phát triển kinh tế của TP.
Thứ hai, bà con phải tuân thủ 5K, đảm bảo yêu cầu y tế, bởi trong các đoàn tập trung về quê có rất nhiều trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Việc tự phát di chuyển tập trung như vậy tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh.
Nếu sau khi tuyên truyền vận động bà con vẫn kiên trì về quê thì Công an TP sẽ tiếp tục phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, lực lượng quân đội phân chia thành các đoàn và sẽ phát phiếu thông tin như đi đâu, từ đâu đi và đi về địa phương nào… kèm theo các yếu tố dịch tễ.
Khi đã thu thập sẽ trao đổi với Sở Giao thông vận tải, Bộ tư lệnh TP.HCM để điều xe buýt và xe chở xe máy của bà con, về địa phương nào thì lực lượng CSGT của TP.HCM sẽ dẫn đường đưa về địa phương sẽ tiếp nhận.
14h chiều nay, Công an TP đã hỗ trợ 1.300 người dân về quê, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự đảm bảo, bà con phấn khởi.
Trong ngày thực hiện nới lỏng, lực lượng Công an TP cũng thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên việc lưu thông trên đường của khoảng 3.000 lượt phương tiện, trong đó chủ yếu kiểm tra quy định về an toàn giao thông đối với công dân khi lưu thông trên đường theo chỉ thị 18 và chủ yếu nhắc nhở, chưa xử phạt.
Lên phương án đảm bảo lương thực cho 10 triệu người TPHCM trong 15 ngày
Thượng tướng Võ Minh Lương cho biết, quân đội phối hợp với ngành công an, công thương hợp tác giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người ở TPHCM trong 15 ngày tới.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với TPHCM (Ảnh: VGP).
Chiều 20/8, Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TPHCM về triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp tối 19/8 nhằm thực hiện nghiêm ngặt hơn, thực chất hơn Chỉ thị 16, áp dụng một số biện pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.
Tại cuộc làm việc, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ cho biết, lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên... vừa làm công tác tuyên truyền vận động, giám sát người dân thực hiện nghiêm việc cách ly vừa đưa lương thực, thực phẩm, gói an sinh, gói thuốc điều trị đến từng nhà dân.
Ngoài ra, lực lượng quân y cũng sẽ cùng với các trạm y tế lưu động, tổ y tế cộng đồng tham gia điều trị, hỗ trợ y tế cho người nhiễm Covid-19 đang điều trị tại nhà cũng như các trường hợp y tế khẩn cấp khác.
Để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 10 triệu người dân trong 15 ngày, Thượng tướng Võ Minh Lương đề nghị các bộ, ngành, trong đó có quân đội, công an, ngành công thương hợp tác giải quyết vấn đề này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phạm Thị Thắng cho biết, từ ngày 23/8, người dân TPHCM bảo đảm việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp, phường/xã/thị trấn cách ly phường/xã/thị trấn.
Theo đó, thành phố dự kiến các mặt hàng thiết yếu theo giá trị dinh dưỡng, từ đó tính cụ thể, chi tiết số lượng hàng hóa (gạo, đường, nước mắm, dầu ăn...) mỗi ngày.
Thành phố đang chỉ đạo Sở Công Thương, phối hợp với 24 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và triển khai xuống phường/xã để thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi, tiện ích cũng như khảo sát nhu cầu của người dân, từ đó siết chặt hơn một bước, không để người dân tự đi chợ mà tổ chức "cung ứng" theo 2 hình thức (người dân tự trả tiền và được hỗ trợ miễn phí).
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên dự họp với lãnh đạo chính phủ từ đầu cầu thành phố.
Trên tinh thần "chống dịch phải an dân", Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến người dân nói riêng, công tác an sinh xã hội nói chung. Các hành động vào cuộc phải tương xứng với biện pháp, mục tiêu đã đề ra. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố sẽ tập trung chống dịch với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội, công an, các bộ, ngành Trung ương, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chống dịch (xét nghiệm, bóc tách F0, quản lý điều trị F0 tại nhà, tổ chức tiêm vaccine...) hiệu quả.
Cùng với chống dịch, ông Nguyễn Văn Nên lưu ý việc an dân qua chăm sóc y tế, bảo đảm cung ứng hàng hóa, thực phẩm đến tận nhà cho từng người dân, đặc biệt phải hỗ trợ đầy đủ, "không bỏ sót bất cứ ai", nhất là người khó khăn, không có điều kiện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại phương châm "Rõ-nghiêm-chắc-hiệu quả" ngay từ những ngày đầu TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Trong thời gian tới, thành phố phải tiếp tục quán triệt phương châm này trong thực hiện giãn cách xã hội, chú ý bảo đảm vấn đề an sinh như ăn ở, y tế... cho người dân.
Với việc tăng cường lực lượng quân đội, công an, y tế... hỗ trợ thành phố chống dịch, Phó Thủ tướng yêu cầu, các hoạt động phối hợp, hiệp đồng tác chiến phải thống nhất cụ thể, chi tiết.
Đơn cử, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế thống nhất lực lượng tối cần thiết phải ra đường làm nhiệm vụ. Lực lượng này phải được tiêm vắc xin phòng Covid-19, xét nghiệm thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không mắc Covid-19 và không lây nhiễm cho người khác.
Chùa Phúc Khánh làm lễ cầu an trực tuyến, nhiều người đứng bên ngoài vái vọng Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay chùa Phúc Khánh đã 'đóng cửa then cài' tổ chức đại lễ cầu an theo hình thức trực tuyến, người dân đành vái vọng từ bên ngoài. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay chùa Phúc Khánh đã đăng thông bạch về việc sẽ tổ chức đại lễ cầu an theo hình thức trực...