TP.HCM: Tháo chốt chặn, phát nước miễn phí cho người dân về miền Tây
Chốt chặn trên QL1 đoạn qua địa bàn TT.Tân Túc (H.Bình Chánh, TP.HCM) vừa được cơ quan chức năng cho tháo dỡ.
Nhiều người đã có thể lưu thông về miền Tây.
Ngày 2.10, chốt chặn trên QL1 đoạn qua địa bàn TT.Tân Túc (H.Bình Chánh) đã được lực lượng chức năng cho tháo dỡ; không còn cảnh người dân tập trung đông đúc, gây ùn ứ kẹt xe tại khu vực này và người dân đã có thể về các tỉnh miền Tây.
Chốt kiểm soát trên QL1 đoạn qua giao lộ Bùi Thanh Khiết (H.Bình Chánh) được tháo dỡ vào sáng 2.10. Ảnh TRẦN KHA
Theo đó, chốt kiểm soát trên QL1 gần giao lộ Bùi Thanh Khiết (H.Bình Chánh) đã được lực lượng chức năng cho tháo dỡ trong sáng nay (2.10).
Công an TT.Tân Túc phát nước cho người dân về quê . Ảnh TRẦN KHA
Theo ghi nhận của Thanh Niên riêng chốt chính trên QL1 (TP.HCM) đoạn giáp địa phận Long An vẫn được duy trì và người dân di chuyển về quê các tỉnh miền Tây bằng phương tiện xe máy cá nhân vẫn có thể lưu thông qua đây. Một số người dân còn được Công an TT.Tân Túc phát nước uống miễn phí.
Người dân chạy xe máy qua chốt kiểm soát tại TP.HCM giáp Long An . Ảnh TRẦN KHA
Trong khi đó, tại chốt kiểm soát Long An giáp TP.HCM lực lượng chức năng cũng xả chốt. “Các trường hợp là dân địa phương, xe mang biển số tỉnh Long An khi qua chốt người dân sẽ phải khai báo y tế, địa điểm đi và đến. Người dân các tỉnh khác qua chốt vẫn lưu thông bình thường”, một cán bộ trực chốt tại đây cho biết.
Video đang HOT
Tại chốt kiểm soát Long An lực lượng chức năng cũng xả chốt. Chỉ các trường hợp là dân địa phương, xe mang biển số tỉnh Long An khi qua chốt người dân sẽ phải khai báo y tế, địa điểm đi và đến . Ảnh TRẦN KHA
Dừng chân nghỉ mệt bên đường tại địa phận Long An, anh Nguyễn Văn Lượng (26 tuổi) cho biết đi từ Đồng Nai về quê Cà Mau, trên đường đi, các chốt chặn anh qua điều được tháo dỡ. “Đọc báo thấy người dân đi trước đó kẹt lại các chốt mấy tiếng nên lúc xuất phát về quê tôi cũng lo lắng. May mắn các chốt trên đường tôi qua giờ đã tháo dỡ. Trên đường đi mấy anh công an còn cho nước, cơm miễn phí nữa”, anh Lượng chia sẻ và nói “rất vui mừng” vì sắp về đến quê, đoàn tụ với gia đình.
Người dân các tỉnh miền Tây chạy xe máy về quê qua chốt Long An . Ảnh TRẦN KHA
Trước đó, các chốt kiểm soát nội đô đã bắt đầu được lực lượng chức năng TP.Thủ Đức và các quận, huyện ở TPHCM tiến hành tháo bỏ từ ngày 30.9.
Trước đó ngày 30.9 và ngày 1.10, trước chốt kiểm soát qua địa bàn TT.Tân Túc người dân tập trung đông đúc mong được “thông chốt” để về quê . Ảnh TRẦN KHA
Được nới lỏng giãn cách, cả ngàn người dân các tỉnh miền Tây đã tự phát di chuyển bằng xe máy trên quốc lộ về quê, khi đến khu vực chốt chặn đoạn qua TT.Tân Túc thì kẹt lại, không thể đi tiếp. Trong sáng 1.10, các ban ngành, đoàn thể cùng cơ quan chức năng H.Bình Chánh đã bàn giải pháp giải quyết, thống kê số lượng người dân có nhu cầu về quê, cho test nhanh Covid-19 và bố trí xe đưa những người này về quê theo từng tỉnh, thành.
Hơn 3.000 công nhân ở Đồng Nai hò reo, vui mừng khi được CSGT dẫn đường về quê
Sáng 2-10, hơn 3.000 người, phần lớn là công nhân đang sinh sống tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, đã hò reo vui mừng khi được cho phép về quê. Nhiều người vẫy tay chào và hét lớn Hẹn gặp lại, Đồng Nai.
Người dân hò reo, vẫy tay chào khi được cho phép về quê bằng xe máy - Ảnh: A LỘC
Từ sáng sớm, hàng ngàn người dân đi xe máy tập trung trước chốt kiểm soát đặt trên tuyến đường Đồng Khởi, đoạn tiếp giáp giữa xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) với phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) yêu cầu được về quê. Càng về sau, số lượng người tụ tập càng đông, chiếm gần hết lòng đường, kéo dài hàng cây số.
Theo ghi nhận, đa phần là công nhân tại một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu và sinh sống trong các dãy trọ trên địa bàn xã Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An. Gần 3 tháng giãn cách, phong tỏa "đông cứng" khiến cuộc sống họ gặp nhiều khó khăn, không còn trụ nổi nên phải về quê.
Lực lượng cảnh sát giao thông Đồng Nai dẫn đoàn người dân các tỉnh miền Tây về quê - Ảnh: A LỘC
Anh Ychang Eban (quê Đắk Lắk) - công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam - cho biết công ty đã tạm dừng hoạt động từ 3 tháng nay. Mặc dù chính quyền địa phương hỗ trợ đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm hằng ngày nhưng gia đình không còn tiền để lo các khoản khác như mua sữa cho con, thuốc thang, tiền trọ...
"Ngày 1-10, công ty vừa thông báo tiếp tục tạm ngừng hoạt động và chưa biết bao giờ mới mở lại nên anh em công nhân mới quyết định về quê" - anh Ychang Eban nói.
Ông Nguyễn Văn Thuộc - bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu - cho biết sau nhiều ngày vận động, thuyết phục nhưng người dân không đồng ý ở lại, chính quyền buộc phải để người dân về quê.
Để đảm bảo an toàn, người dân được chia thành 3 đoàn về miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi đoàn bố trí xe chuyên dụng, lực lượng chức năng đi theo dẫn đoàn và hỗ trợ người dân dọc đường.
Đúng 8h, xe dẫn đoàn lăn bánh, dẫn đoàn đầu tiên với hơn 1.000 người dân, công nhân lao động ở các tỉnh miền Tây xuất phát. Khi đó, công nhân đã hò reo cả một khoảng dài.
Lực lượng chức năng, người dân 2 bên đường vẫy tay chào dòng người kèm các lời chúc lên đường bình an, mạnh khỏe, cùng tiếng thở phào nhẹ nhõm. Đáp lại, dòng người về quê liên tục vẫy tay chào. Một số nói lời cảm ơn, số khác hét lên "hẹn gặp lại, Đồng Nai".
Hàng ngàn người dân căng thẳng chờ đợi chính quyền cho về quê - Ảnh: A LỘC
8h30, đoàn xe thứ 2 gồm phần lớn người dân ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng từ từ xuất phát. Lực lượng chức năng tranh thủ nhặt rác, tổ chức lại đội hình đoàn thứ 3 về các tỉnh Tây Nguyên để chuẩn bị tiếp tục lên đường hồi hương.
Theo ông Thuộc, lực lượng chức năng sẽ dẫn đoàn miền Tây đến huyện Bình Chánh, đoạn tiếp giáp Long An; đoàn miền Trung sẽ dẫn đến Ninh Thuận.
Riêng đoàn Tây Nguyên do phía Đắk Lắk và một số tỉnh yêu cầu phải test nhanh nên lực lượng chức năng đã cho tập trung tại Trường mầm non Họa Mi để nghỉ ngơi, ăn trưa và test nhanh xong mới xuất phát.
Cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Nguyên - chủ tịch UBND TP Biên Hòa - cho hay qua vận động, một số công nhân do không có việc làm, mất việc, giãn cách kéo dài nên mong muốn về quê.
Lực lượng chức năng có mặt đảm bảo trật tự, tổ chức đưa người dân về quê an toàn - Ảnh: A LỘC
Địa phương đã tổ chức liên kết với các tỉnh thành theo công điện của Thủ tướng Chính phủ để đưa người dân về quê. "Hôm qua 1-10, Biên Hòa đã đưa khoảng 200 người trở về quê. Sáng nay đưa thêm khoảng 2.000 người về quê" - ông Nguyên nói.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Đồng Nai), lực lượng cảnh sát giao thông đã chia nhiều tốp dẫn công nhân về quê. Việc phối hợp thực hiện nguyên tắc 5K, đưa đến vùng giáp ranh và thông báo các tỉnh bạn đưa công nhân trở về nhà.
Đến thời điểm này, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp các cơ quan chức năng đưa khoảng 5.000 công nhân trở về quê.
Hàng ngàn công nhân lao động ở các tỉnh miền Tây, miền Trung và Tây Nguyên tụ tập tại đường Đồng Khởi, đoạn giáp ranh huyện Vĩnh Cửu với TP Biên Hòa yêu cầu được về quê - Ảnh: A LỘC
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Cao Tiến Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết: "Tỉnh có thông báo cho các địa phương theo tinh thần chỉ đạo chung để đưa công dân trở về nhưng đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh".
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản yêu cầu các địa phương hỗ trợ công dân các tỉnh, thành phố về quê phải đảm bảo phòng chống dịch. Không để tình trạng người dân phải chờ đợi các thủ tục phức tạp kéo dài, gây bức xúc cho người dân...
TP HCM huy động 113 xe buýt đưa người về các tỉnh miền Tây 113 xe buýt được TP HCM bố trí tại các chốt kiểm soát cửa ngõ hỗ trợ người dân về quê an toàn, trước tình trạng nhiều người rời thành phố tự phát hai hôm nay. Chiều 1/10, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, số xe buýt này được sở chuẩn bị từ chiều tối qua, khi ghi...