TP.HCM tăng hơn 1.000 chuyến xe buýt dịp lễ 2.9
Nhằm đảm bảo phục vụ hành khách trong Lễ Quốc khánh 2.9, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM sẽ tăng cường hơn 1.000 chuyến xe buýt.
Nhiều tuyến xe buýt sẽ tăng chuyến để phục vụ hành khách dịp nghỉ lễ 2.9 – Ảnh: Internet
Ngày 21.8, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, đơn vị này dự kiến sẽ tăng chuyến trên 16 tuyến xe buýt với số chuyến là 1.023 chuyến và giảm chuyến trên 21 tuyến xe buýt với số chuyến là 2.064 chuyến trong dịp Lễ Quốc khánh 2.9. Việc này nhằm đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách trong dịp lễ được thuận lợi, an toàn, tránh ứ đọng khách ở các bến xe, trạm dừng, nhà chờ xe buýt.
Theo đó, các tuyến xe buýt dự kiến tăng chuyến gồm: Bến Thành – Thạnh Lộc, Bến Thành – Chợ Hiệp Thành, Bến Thành – KCX Linh Trung – Đại học Quốc gia, Bến xe Chợ Lớn – Ngã ba Giồng – Cầu Lớn, Bến xe miền Đông – Hóc Môn, Bến xe An Sương – Đại học Quốc gia, Bến xe miền Tây – Ngã tư Bốn Xã – Bến xe An Sương.
Tuyến Bến Thành – Cách Mạng Tháng Tám – Bến xe An Sương, Bến xe Chợ Lớn – Bến xe An Sương, Bến xe An Sương – Khu Công nghiệp Nhị Xuân, Phà Bình Khánh – Cần Thạnh, Bến xe An Sương – Tân Quy, Bến xe Củ Chi – Bình Mỹ, Bến xe Chợ Lớn – Ngã ba Tân Vạn, Chợ Phú Định – Đầm Sen, Bến xe buýt Chợ Lớn – Bến xe buýt Tân Phú cũng tăng thêm nhiều chuyến buýt.
Video đang HOT
Trong khi đó, các tuyến dự kiến giảm chuyến gồm: Bến Thành – Bến xe buýt Chợ Lớn, Bến xe buýt Chợ Lớn – Gò Vấp, Bến Thành – Âu Cơ – An Sương, Bến xe buýt Sài Gòn – Xuân Thới Thượng, Chợ Tân Hương – Đại học Quốc tế, Đại học Tôn Đức Thắng – Bến Thành – Đại học Văn Lang, Bến Thành – Thới An, Khu dân cư Tân Quy – Bến Thành – Đầm Sen, Bến xe buýt Sài Gòn – Võ Văn Kiệt – Bến xe miền Tây, Bến xe Quận 8 – Bến Thành – Bến xe miền Đông.
Tuyến Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia, Bến Thành – Đại học Quốc tế, Công viên phần mềm Quang Trung – Khu công nghệ cao Quận 9, Bến Thành – Đại học Nông Lâm, Bến xe buýt Chợ Lớn – Bến xe Ngã Tư Ga, Bến xe miền Tây – Khu tái định cư Phú Mỹ, Bến xe buýt Chợ Lớn – Đại học Tài chính Marketing, Bến Thành – Thới An, Bến xe buýt Sài Gòn – Đại học Tôn Đức Thắng – cầu Long Kiểng, Bến Thành – Nhà Bè, Hiệp Phước – Phước Lộc, Bến xe buýt Sài Gòn – Phạm Thế Hiển – Khu dân cư Phú Lợi dự kiến giảm nhiều chuyến.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tính đến hết tháng 7, khối lượng vận tải hành khách bằng xe buýt ước đạt 139,3 triệu lượt hành khách, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2018 (158,1 triệu lượt hành khách).
Trong 7 tháng đầu năm, có 333.000 chuyến xe buýt chậm trên 15 phút do ảnh hưởng của các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM làm hệ lụy biểu đồ, phá vỡ thời gian, chuyến đi kéo dài nên tính hấp dẫn bị giảm. Đồng thời, sự phát triển của dịch vụ xe ôm công nghệ cạnh tranh với xe buýt, hành khách có xu hướng sử dụng dịch vụ này cho các chuyến đi cự ly ngắn do sự tiện lợi, cơ động và giá thành ngang với chi phí đi xe buýt. Lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh trong điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng được đã ảnh hưởng đến loại hình xe buýt.
Phan Diệu
Theo Motthegioi.vn
Dành làn đường riêng cho xe buýt trên 2 tuyến đường đông đúc ở Sài Gòn
Đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3) được lựa chọn để thí điểm tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trong bối cảnh loại phương tiện này bị khách chê chạy chậm.
Hội đồng Tư vấn giao thông đô thị TP.HCM vừa yêu cầu Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng làm rõ tiêu chí chọn tuyến đường thí điểm làn đường riêng cho xe buýt và thẩm định hiệu quả khi áp dụng bằng phần mềm mô phỏng giao thông.
Trước đó, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng đã đề xuất thí điểm tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trên 2 tuyến đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu (quận 3).
Xe buýt đi chung làn với xe máy nên thường xuyên bị chậm chuyến khiến hành khách trễ giờ làm việc, học tập. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hai đường này đều một chiều, dọc tuyến có nhiều đường cắt ngang, thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ ở khu vực gần giao lộ. Theo phương án tổ chức, trong giờ cao điểm sáng và chiều, xe cá nhân không được phép lưu thông vào làn đường ưu tiên cho xe buýt.
Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, cho biết làn đường riêng cho xe buýt là một giải pháp nằm trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng và kiểm soát xe cá nhân mà thành phố đang thực hiện.
Về việc chọn đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu, ông Trung lý giải 2 tuyến đường này có mật độ phương tiện đông, nhiều tuyến xe buýt đi qua nên cần có đường ưu tiên để rút ngắn thời gian di chuyển, tạo thuận lợi cho khách đi xe buýt.
Xe buýt ở Sài Gòn ngày càng vắng khách, nguyên nhân một phần do chạy chậm. Ảnh: Lê Quân.
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông thông minh đã được đầu tư ở 2 tuyến này nên triển khai sẽ thuận lợi hơn. Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng cho biết sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia và người dân để hoàn chỉnh đề án, trình cấp có thẩm quyền trong tháng 8. Nếu được thông qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM sẽ áp dụng ngay trong năm 2019.
"Làn đường ưu tiên cho xe buýt không giống với hệ thống BRT ở Hà Nội nên không tốn chi phí đầu tư, chủ yếu là tổ chức lại giao thông để giúp xe buýt di chuyển nhanh hơn", ông Trung cho hay.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng khách đi xe buýt có xu hướng giảm. Hành khách rời bỏ loại phương tiện giao thông công cộng này một phần do thời gian di chuyển chậm, ảnh hưởng đến công việc, học tập.
Theo Zing.vn
TP.HCM lắp camera tại 6 trung tâm sát hạch lái xe để tránh gian lận Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã lắp camera tại các trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giám sát và xử lý các trường hợp gian lận thi lấy bằng. Việc lắp camera giám sát tại các trung tâm sát hạch lái xe sẽ tránh gian lận, đảm bảo chất lượng...