TP.HCM tăng cường năng lực xét nghiệm nCoV lên hơn 30.000 mẫu một ngày
Nhận định tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM sẽ tăng cường năng lực xét nghiệm nCoV lên 30.000 – 40.000 mẫu/ngày.
Thông tin trên được ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia vào chiều 8/2.
Lấy mẫu xét nghiệm tại quận 2, TP.HCM
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, qua phân tích dịch tễ các ca bệnh là nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố đã nhanh chóng truy vết F1, F2 của các ca bệnh. Trong đó, phát hiện 324 trường hợp F1 và 326 trường hợp F2 của 5 ca nhiễm và 24 ca nghi nhiễm.
“Liên quan đến chùm ca bệnh là nhân viên làm việc tại sân bay, thành phố đã truy vết, phát hiện 25 trường hợp là F1 của các ca bệnh trên. Tuy nhiên, các ca bệnh này có F1 âm tính nhưng F2 lại dương tính nên nhận định tình hình phức tạp”, ông Đức báo cáo.
Các trường hợp nghi nhiễm sinh sống rải rác tại 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Mặc dù, qua xét nghiệm các nhân viên làm việc tại nhà ga có tiếp xúc trực tiếp với hành khách kết quả âm tính nhưng hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây. Vì vậy, con số này có thể sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Về năng lực xét nghiệm, thành phố sẽ tăng cường và cho kết quả trong 24 giờ sau khi lấy mẫu. Bên cạnh đó, dự trữ đầy đủ các kit xét nghiệm, đảm bảo năng lực xét nghiệm 30.000 – 40.000 mẫu/ngày.
Theo ông Đức, thành phố sẽ khoanh vùng lấy mẫu theo hộ gia đình. Mỗi mẫu gộp có thể là 16 mẫu cho 1 lần xét nghiệm. Với các trường hợp F1 sẽ lấy mẫu đơn.
Ông Đức cũng nhận định, khi phát hiện khu vực nào nguy cơ cao chỉ phong tỏa khu vực đó (khu dân cư nhỏ, hộ gia đình) để không ảnh hưởng đến sinh hoạt của ngừơi dân.
Video đang HOT
Nhận định tình hình dịch khá phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết Bộ đã thành lập bộ phận thường trực phòng, chống dịch tại TP.HCM, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chủ trì.
“Thứ trưởng Sơn sẽ đánh giá lại tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM, từ đó phối hợp với thành phố có những bước triển khai để phòng chống dịch”, Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế còn đề xuất thành phố có thể xem xét thực hiện Chỉ thị 16 tại một số khu vực có nguy cơ cao.
“Lây nhiễm xảy ra trong cộng đồng là có nên giãn cách xã hội là cần thiết với thành phố”, ông Long lưu ý.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế còn kiến nghị Chính phủ, cần xem xét lại chế độ cho các lực lượng phòng chống dịch trong ngày Tết để kịp thời động viên các lực lượng này.
7 khu vực ở Sài Gòn bị phong tỏa
Ngoài khu Mả Lạng ở quận 1, 6 địa điểm tại TP HCM bị phong tỏa sau khi thành phố xuất hiện 4 ca nhiễm và 25 ca nghi nhiễm.
Trưa 8/2, lực lượng chức năng căng dây, dựng rào chắn phong tỏa hai căn nhà ở hẻm 480 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh . Người dân được hướng dẫn thay đổi hành trình, không đi vào khu vực phong tỏa.
Hẻm 480 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh bị phong tỏa. Ảnh: Hà An.
Theo đại diện UBND phường 28, nam thanh niên là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất sống ở đây có kết quả dương tính Covid-19 nên cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt ra vào ở khu vực để chống dịch. Hơn 10 người tiếp xúc gần (F1) được đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Nhân viên y tế mang đồ bảo hộ phun xịt khử khuẩn toàn bộ khu vực trong bán kính 200 m.
Anh Đức, 40 tuổi, nhà trong hẻm kể, vừa lái xe máy ra đón người thân thì thấy xe y tế, công an đứng đầu hẻm. Biết khu vực bị phong tỏa, anh Đức gọi điện thoại hướng dẫn người nhà lái xe 16 chỗ đổi hướng để vào nhà. "Gia đình tôi đi thăm mộ ở Bến Tre, trưa nay về mới hay tin con hẻm phong tỏa", anh Đức nói.
Nhân viên trung tâm y tế quận 12 đến từng hộ dân trong khu phong tỏa ở phường Thạnh Lộc, quận 12, để đưa giấy khai báo y tế, sáng 8/2. Ảnh: Đình Văn.
Sáng nay, gần chục dân quân tự vệ và cảnh sát đã dựng rào ở con hẻm dài gần 100 m trên đường Nguyễn Phúc Chu , phường 15, quận Tân Phú. Theo một cán bộ UBND phường 15, đêm qua trung tâm y tế quận Tân Bình đã lấy mẫu xét nghiệm77 người ở khu trọ liên qua một trường hợp dương tính nCoV.
Cách đó khoảng 8 km, con hẻm nằm trên đường TL04, phường Thạnh Xuân, quận 12 cũng được lực lượng chức năng phong toả. Nhân viên y tế quận 12 cùng cảnh sát đã đến gần 20 căn hộ trong khu dân cư yêu cầu họ khai báo y tế.
Tại chung cư Felix Home ở đường Nguyễn Văn Dung, phường 6, quận Gò Vấp , hơn chục cảnh sát dân phòng lập chốt phong toả bên ngoài lối dẫn vào chung cư 18 tầng. Chung cư này có 304 căn hộ với 900 nhân khẩu. Nhân viên trung tâm y tế quận Gò Vấp mang đồ bảo hộ xịt khử trùng hành lang, thang máy. Tất cả cư dân ở tòa nhà được lấy mẫu xét nghiệm.
Nhân viên y tế quận Gò Vấp phun thuốc khử trùng và lấy mẫu xét nghiệm tại chung cư Felix Home, sáng 8/2. Ảnh: Đình Văn.
Trước đó, chính quyền thành phố cũng phong tỏa khu vực nhà trọ tại phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) , quán lẩu dê trên đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú) . Hai nơi này liên quan bệnh nhân là nhân viên làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 thành phố sáng 8/2, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM Nguyễn Trí Dũng cho biết, thành phố ghi nhận 25 trường hợp nghi nhiễm, trong đó 5 ca "nghi nhiễm cao". Bộ Y tế sáng nay công bố 4 ca dương tính nCoV, đều là nam, nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, nâng tổng số ca nhiễm ở sân bay lên 5.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói TP HCM cần lưu ý các ca lây nhiễm ở khu vực bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất, là những ca có thể xuất hiện trước đây. "Hiện chưa xác định được điểm đầu của chùm lây nhiễm khu bốc xếp này tại Tân Sơn Nhất", ông Long nói và cho biết TP HCM cần áp dụng Chỉ thị 16 - giãn cách xã hội ở một số khu vực trong bối cảnh dịch lan ra cộng đồng.
Họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về phòng chống Covid-19, Thủ tướng đồng ý đề xuất của Bộ Y tế và giao TP HCM quyết định giãn cách một số khu vực xuất hiện dịch theo Chỉ thị 16 để sớm kiểm soát.
Chỉ thị 16 được Thủ tướng ban hành hôm 31/3/2020, áp dụng từ ngày 1/4 đến 15/4/2020 trên cả nước trước bối cảnh ổ dịch liên tiếp bùng lên ở 23 tỉnh thành, ghi nhận 137 bệnh nhân. Tinh thần của chỉ thị là " giãn cách xã hội trên toàn quốc, tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó ".
Tại TP HCM, Chỉ thị 16 đã kéo dài từ ngày 1/4 đến 22/4/2020.
30 ca nhiễm và nghi nhiễm liên quan nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất:
- Bình Thạnh 5 ca; Gò Vấp 5 ca
- Bình Tân 7 ca; quận 12 chín ca
- Tân Bình một ca; quận 1 một ca
- Quận 9 một ca
- Một ca ở Bình Dương là nhân viên sân bay - "bệnh nhân 1979"
'Chủng virus SARS-CoV-2 ở TP.HCM khác với chủng ở Hải Dương và Quảng Ninh' Phân tích, giải trình tự gene các ca bệnh tại TP.HCM cho thấy, chủng virus SARS-CoV-2 tại đây khác với chủng được ghi nhận tại Hải Dương và Quảng Ninh. Chiều 8/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, qua phân tích,...