TP.HCM tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp đầu cơ tích trữ nhu yếu phẩm
Chiều 15/7, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM đã họp sơ kết 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đại diện Sở Công thương cho biết đang tăng cường kiểm tra xử phạt các trường hợp đầu cơ, tích trữ lương thực thực phẩm.
Theo đó, thực tế trong những ngày vừa qua có hiện tượng lan truyền các thông tin xấu, sai sự thật dẫn đến hoang mang dư luận. Từ những thông tin sai sự thật, xuất hiện tình trạng người dân tập trung đông tại các nơi buôn bán hàng hoá thiết yếu trong một vài thời điểm. Trong khi đó, có thời điểm các địa điểm cung ứng chưa kịp thời bổ sung các hàng hoá. Nguyên nhân do gặp phải một số hạn chế trong công tác vận chuyển và phương tiện vận chuyển, khó khăn trong tiếp cận chuỗi cung ứng.
Người dân mua thực phẩm tại phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức. Ảnh: H.T
Việc ngưng 3 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố dẫn đến việc tiếp cận hàng hóa của tiểu thương hạn chế hơn nên giá cả một số mặt hàng tại chợ truyền thống tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Tuy nhiên nhờ hệ thống các siêu thị nên giá các mặt hàng vẫn đảm bảo ổn định và không thay đổi.
Đối với thông tin một số người dân mua lượng lớn mặt hàng, đại diện Sở Công thương cho biết, đơn vị đã và đang phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, giám sát, tăng cường xử phạt đối với các trường hợp đầu cơ, tích trữ nhu yếu phẩm thiết yếu.
Được biết, hiện nay, tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn đã quy định giới hạn lượng nhu yếu phẩm được mua đối với từng người dân. Biện pháp này đã góp phần giảm bớt tâm lý mua nhiều, tích trữ lương thực thực phẩm của người dân.
Liên quan đến việc đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn TP.HCM và đảm bảo lưu thông hàng hoá đối với các tỉnh thành lân cận. Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM cho biết, Sở Giao thông – Vận tải đang nỗ lực đảo bảo lưu thông cho những phương tiện thuộc “luồng xanh” (những phương tiện vận chuyển nhu yếu phẩm, hàng hoá thiết yếu – PV) đến thành phố hoặc quá giang qua địa bàn thành phố.
Hiện nay, Sở Giao thông – Vận tải cũng đang khởi xướng chương trình cấp mã nhận diện cho xe luồng xanh. Chương trình này áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin hoàn toàn, góp phần đáp ứng được lưu thông hàng hoá nhanh, kịp thời hơn.
Video đang HOT
Cũng trong tình hình dịch bệnh hiện nay, một số tỉnh thành lân cận TP.HCM có những quyết định phòng chống dịch có phần gấp gáp, chưa có sự trao đổi với TP.HCM và cả tỉnh khác. Ông Lâm mong muốn đối với các quyết định dừng hoạt động phương tiện vận chuyển nhu yếu phẩm, các địa phương cần có sự thông báo với TP.HCM và các tỉnh thành để có sự thống nhất, triển khai các phương án tốt hơn.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố nhận được những đề xuất về việc lựa chọn một số ki ốt và tiểu thương tại một số chợ truyền thống để tiếp tục cho phép mua bán nhu yếu phẩm thiết yếu. Tuy nhiên các quận, huyện, TP Thủ Đức cần có những tính toán về phương án phù hợp với từng địa bàn cụ thể. Ví dụ, các quận, huyện có thể tính toán đến phương án kẻ vạch, phân ô tại các vỉa hà, sân vận động để tiểu thương mua bán nhu yếu phẩm thay vì lựa chọn mở lại gian hàng trong chợ truyền thống.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đặc biệt lưu ý, các phương án cần được tính toán kỹ lưỡng và phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa bàn.
Chen nhau bay ra Côn Đảo, giá đắt đỏ vẫn liên tục 'cháy' vé
Từ nay đến giữa tháng 4, các đường bay đến Côn Đảo và ngược lại lúc nào cũng nhộn nhịp phục vụ du khách đi lễ đầu năm. Giá vé đắt đỏ, thậm chí có chặng đã hết sạch.
Giá vé máy bay chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo luôn đắt đỏ nhất trong các đường bay nội địa. Thời điểm này, khảo sát của PV. VietNamNet cho thấy, nếu bay thẳng từ Hà Nội trên chuyến bay của Bamboo Airways, giá vé từ 3,38-6,6 triệu đồng/chặng (chưa kể thuế, phí). Giá vé rất đắt đỏ vào dịp cuối tuần, hoặc hết vé hạng phổ thông, chỉ còn vé hạng thương gia.
Trung bình, muốn bay thẳng khứ hồi Hà Nội - Côn Đảo thời điểm này, hành khách phải bỏ ra khoảng 7-7,5 triệu đồng tiền vé máy bay.
Trong khi đó, nếu bay đường vòng, từ Hà Nội khách sẽ bay vào TP.HCM và nối chuyến ra Côn Đảo (bay của hãng VASCO, bằng máy bay ATR 72).
Chuyến bay thẳng của Bamboo Airways lác đác còn một vài vé hạng phổ thông (ảnh chụp màn hình)
Hiện giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines bán từ đầu Hà Nội (nối chuyến tại TP.HCM) dao động từ 5,4-7 triệu đồng/người. Ngày 3/4, trên hệ thống bán vé của hãng ghi nhận tình trạng hết vé.
Đối với chặng bay từ TP.HCM đi Côn Đảo, từ nay đến cuối tháng 3, trên hệ thống của Bamboo Airways đã hết vé hạng phổ thông, chỉ còn hạng thương gia giá 5,6 triệu đồng (chưa gồm thuế, phí). Sang tháng 4, mức giá này mềm hơn, dao động từ 1,29-2,9 triệu đồng/chặng (chưa gồm thuế, phí).
Đặc biệt, trên hệ thống bán vé của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết sạch vé từ nay đến 12/4, lác đác chỉ ngày 6/4, 11/4 còn vé chiều đi với giá 1,88 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí). Chiều về cũng tương tự khi 10 ngày đầu tháng 4 đã hết vé, chỉ còn vé các ngày 7/4, 12/4 trở đi với giá 1,78 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí).
Chặng TP.HCM - Côn Đảo của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết vé đầu tháng 10 (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là các hãng bay nội địa không thể tăng tải do năng lực tiếp nhận hạn chế của sân bay Côn Đảo. Đường băng sân bay này ngắn, hẹp nên các máy bay dòng A320, B737 không thể tiếp cận được. Chưa kể, do sân bay không có hệ thống đèn ban đêm nên năng lực khai thác rất hạn chế.
Trước đó, đường bay Hà Nội - Côn Đảo vốn là sân chơi độc quyền của Vietnam Airlines và VASCO (thuộc Vietnam Airlines), nhưng khách vẫn phải bay vòng qua TP.HCM. Từ giữa năm 2020, khi Bamboo Airways khai thác thẳng đường bay thẳng, hành khách có thêm sự lựa chọn.
Theo đại diện của Bamboo Airways, trong vòng chỉ 4 tháng, hãng đã hoàn thiện 7 đường bay thẳng đến Côn Đảo.
Sau hơn 6 tháng cất cánh, tới nay, Bamboo Airways đã khai thác hơn 1.700 chuyến bay kết nối Côn Đảo, hệ số sử dụng ghế đạt tới 80-90% vào giai đoạn cao điểm.
Hiện, Bamboo Airways khai thác 22 chuyến bay thẳng đi - đến Côn Đảo/ngày, từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ,... Nhờ đó, hãng đã vận chuyển gần 140.000 lượt khách tới Côn Đảo.
Đường bay đến Côn Đảo nhộn nhịp nên cơ quan chức năng phải tuân thủ slot, giờ bay đến Côn Đảo, tránh dồn ứ
Riêng từ sau Tết tới nay, Bamboo Airways đã vận chuyển hơn 70.000 lượt hành khách.
Ông Hồ Xuân Phúc, Tổng giám đốc Công ty du lịch Hanotours, cho biết, do nhu cầu tăng cao, không mua được vé nên toàn bộ khách đi Côn Đảo của công ty bị dồn lại, chuyển sang tháng 4. Hanotours vừa xin được 4 code, tương đương 100 vé từ Vietnam Airlines và 16 booking của Bamboo Airways bay trong tháng 4-5-6.
Nếu đi theo đoàn, giá tour dao động từ 6,8-6,9 triệu đồng/khách (đi tháng 4), lên 7,7-8 triệu đồng (đi tháng 5-6). Với khách lẻ, giá tour cao hơn, có thể lên tới trên 10 triệu đồng/người.
Ông Phúc nhận xét, nhu cầu đi lễ đầu năm tại Côn Đảo đặc biệt cao, năm nay cũng gần tương tự như thời điểm này trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá tour có mềm hơn chút, dao động từ 9-10 triệu đồng/khách trong khi các năm trước là 10-11 triệu đồng/người.
Giá tour từ Hà Nội đi Côn Đảo tại Vietravel, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, từ khoảng 6,79 triệu/khách (bay Vietnam Airlines, nối chuyến từ TP.HCM) đến 8,99 triệu đồng/người (bay Bamboo Airways).
BOT xa lộ Hà Nội thử nghiệm hệ thống thu phí 0 đồng Tư 22h15 đêm 27-3, tram thu phi tại xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP.HCM) băt đâu vân hanh thư nghiêm bằng hệ thống thu phí 0 đồng đê chuân bi cho kê hoach thu phi chinh thưc tư ngày 1-4. Ghi nhân của Tuổi Trẻ Online đêm 27-3, trạm thu phí bằng vé có giá 0 đồng tại xa lộ Hà...