TP.HCM: Tăng cường cho xuất viện bệnh nhân đủ chuẩn, sẵn sàng giường trống nhận F0
Ngày 28-8, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn về việc tăng cường chuyển bệnh 2 chiều và xuất viện theo quy định, các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 của TP phải đảm bảo sẵn sàng giường trống tiếp nhận trường hợp nhiễm mới.
F0 được chuyển đến Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh để điều trị – Ảnh: THU HIẾN
Trong thời gian qua, Sở Y tế ghi nhận và đánh giá cao các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 của TP đã hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0, giúp giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến của TP Thủ Đức, quận, huyện.
Hiện nay, số lượng người F0 nhập viện vẫn còn cao hơn số lượng người F0 xuất viện, đây là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn TP.
Sở Y tế đề nghị các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 của TP tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở cách ly và bệnh viện dã chiến của TP Thủ Đức, quận, huyện. Đặc biệt lưu ý việc tăng cường chuyển bệnh 2 chiều, tiếp nhận các trường hợp có bệnh lý nền hoặc cần thở oxy.
Bên cạnh đó phải rà soát tất cả người bệnh không triệu chứng đã được điều trị ổn định để chuyển về các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến của TP Thủ Đức, quận, huyện đảm bảo sẵn sàng giường trống tiếp nhận các trường hợp mới.
Giám đốc các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 phải tăng cường cho người bệnh xuất viện khi đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Sở Y tế đã và tiếp tục phân bổ thuốc Remdesivir đến các bệnh viện để sử dụng cho người bệnh COVID-19 có triệu chứng mức độ trung bình và nặng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Đề nghị các bệnh viện tăng cường sử dụng thuốc Remdesivir theo hướng dẫn điều trị nhằm giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng.
Các bệnh viện tầng 2 tham gia hội chẩn chuyên môn với các bệnh viện tầng 3 và tăng cường chuyển viện lên tầng 3 đối với các trường hợp nặng, quá khả năng điều trị.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18h ngày 27-8 đến 18h ngày 28-8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.481 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP.HCM đã có tổng cộng 204.964 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.
Cần tăng tỉ lệ cách ly, điều trị F0 tại nhà
Ngày 28-8, Sở Y tế gửi tờ trình khẩn đến UBND TP đề nghị tăng cường triển khai cách ly tại nhà với các F0 đủ điều kiện, tránh nguy cơ quá tải cho các khu cách ly tập trung.
Nhân viên y tế thăm khám, phát thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà ở phường 7 (quận Phú Nhuận, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN
Video đang HOT
Theo Sở Y tế, sau 1 tháng triển khai mô hình cách ly tại nhà với các trường hợp F0, đã có nhiều quận huyện thực hiện tốt, trong đó có quận 1, quận 5, quận 6, quận 11, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn. Các quận huyện trên hiện tại có đa số ca F0 được cách ly và điều trị tại nhà, với tỉ lệ 60-90%.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn một số quận huyện có tỉ lệ F0 cách ly, điều trị tại nhà nhỏ hơn F0 cách ly, điều trị tập trung. Số liệu cập nhật đến 28-8, TP Thủ Đức có 340/1902 F0 cách ly tại nhà (17,7%), huyện Bình Chánh có 798/3513 F0 cách ly tại nhà (22,7%), huyện Củ Chi có 8/1160 F0 cách ly tại nhà (0,7%).
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 11, TP đẩy mạnh công tác xét nghiệm diện rộng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Dự báo số lượng F0 có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, Sở Y tế khẩn trương đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường sàng lọc F0 trong cộng đồng. Nếu bệnh nhân đủ điều kiện cách ly tại nhà thì triển khai các hoạt động chăm sóc, theo dõi ngay tại nhà.
Tính đến 28-8, tổng số F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 74.452 người, trong đó có 47.920 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 26.505 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 16.962 người.
Hiện tại, TP đã triển khai 411 trạm y tế lưu động trên toàn bộ địa bàn phường xã, mỗi trạm có thể theo dõi, điều trị từ 50 đến 100 F0. Các F0 đều có số liên lạc của bác sĩ, điều dưỡng và được hỏi thăm sức khỏe, sàng lọc yếu tố nguy cơ để đến nhà trực tiếp thăm khám.
Khi điều trị tại nhà, bệnh nhân đều được tặng một túi thuốc chăm sóc sức khỏe gồm thuốc ho, thuốc hạ sốt, vitamin không cần kê toa, nước súc miệng, dung dịch khử khuẩn, khẩu trang, máy đo điện tử nồng độ oxy trong máu SpO2.
Ngoài ra còn có thể kèm theo thuốc kháng đông, kháng viêm có kê toa theo chỉ định bác sĩ, dùng trong tình huống khó thở đột ngột khi chưa tiếp cận được bác sĩ.
Lời cảm ơn ghi trên giấy ăn của F0 72 tuổi gửi bác sĩ chữa trị
Trước khi xuất viện, bệnh nhân 72 tuổi đã viết những dòng thơ cảm ơn các bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP.HCM) trên tấm giấy ăn.
"Chân thành cảm tạ bác sĩ ơi!
Rất mực chăm lo với mọi người
Cứu sống nạn nhân cơn đại dịch
Với lòng nhân ái, mãi trong tôi".
Những dòng thơ là lời cảm tạ của nhà thơ Chu Kỳ (tên thật Đặng Tấn Công, sinh năm 1949, quận Tân Bình, TP.HCM) gửi đến bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trước lúc xuất viện, sau 2 tuần được điều trị Covid-19.
Lá thư viết trên tờ giấy ăn của bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 gửi tới Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Vì trong viện không có giấy, người đàn ông 72 tuổi chỉ có thể ghi những lời từ tận đáy lòng lên tờ giấy ăn.
Bác sĩ Hoàng Văn Triều (chuyên khoa điều trị Covid-19), người tiếp nhận và điều trị cho người đàn ông 72 tuổi, xúc động và vui mừng khi được đồng nghiệp gửi ảnh chụp lá thư.
"Tôi còn nhớ khi vào viện, bác ấy trong tình trạng suy hô hấp, phải thở bình oxy. Những ngày đầu, bác khó thở, các nhân viên y tế điều trị và chăm sóc tích cực.
Vì bệnh nhân nhiễm Covid-19 không có người nhà đi theo chăm sóc, nên y tá, hộ lý giúp bác ăn uống, vệ sinh. Sau khi sức khỏe cải thiện tích cực và có kết quả xét nghiệm âm tính, bác được xuất viện vào ngày 20/8", bác sĩ Triều nói với Zing.
Chăm người bệnh như người nhà
Từ cuối tháng 7, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Nguyễn Tri Phương được thành lập, hoạt động trên cơ sở trưng dụng một phần hạ tầng sẵn có của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Nơi này có chức năng, nhiệm vụ thu dung, sàng lọc, khám bệnh, cách ly, điều trị, chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân Covid-19.
Số ca nhiễm tăng cao tại thành phố, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, có khi tiếp nhận 150% số bệnh nhân so với chỉ tiêu.
Bác sĩ Triều và các đồng nghiệp chia ca trực, mỗi nhóm ở nội trú từ 2 tuần đến 1 tháng, sau đó đổi ca với nhóm khác để về nhà.
Các bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chăm sóc, điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng nặng.
"Số bệnh nhân nặng tại đây chủ yếu là người lớn tuổi, thường không thể tự ăn uống. Thấy họ phải ở một mình, các chị chăm từng chút như người thân. Nhiều người chán ăn nên y tá phải đút từng thìa, có khi phải ép người bệnh, kiên trì thuyết phục thì họ mới chịu ăn".
Với bệnh nhân trở nặng, phải thở máy, những việc vệ sinh cá nhân như thay tã, vệ sinh, xoay trở người đều do nhân viên y tế lo liệu. Số lượng bệnh nhân quá đông trong khi nhân viên y tế có hạn, sau mỗi ca trực ai cũng rã rời chân tay. Nhưng mọi người vẫn luôn cổ vũ, động viên nhau vì người bệnh.
Sau thời gian căng mình chống dịch, hạnh phúc lớn nhất của đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện là được nhìn thấy bệnh nhân dần khỏe mạnh và xuất viện về nhà.
Áp lực tâm lý
Bác sĩ Triều nói rằng anh và các đồng nghiệp đang công tác tại khu vực được mệnh danh là nơi "siêu cách ly", bởi vậy áp lực tâm lý là điều không tránh khỏi.
Các bác sĩ liên tục chứng kiến những trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 đột ngột trở nặng.
"Có lần một bệnh nhân trẻ tuổi, đang trong tình trạng tốt, nhưng vừa tháo bình oxy ra để đi vệ sinh, đi ra đột ngột bị suy hô hấp, tím tái. Bởi vậy, mức chăm sóc, theo dõi phải cao và tích cực hơn.
Tôi tự thấy mình là hạng 'thứ dữ' rồi nhưng khi vào điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng thấy áp lực lớn về tâm lý. Chứng kiến bệnh nhân mình điều mấy hôm trước còn cười nói vui vẻ, bỗng nhiên trở nặng, tử vong khiến bản thân bác sĩ ám ảnh".
Nhìn thấy bệnh nhân khỏe lại là hạnh phúc lớn của các y, bác sĩ.
Bác sĩ thường sẽ ở nội trú tại bệnh viện trong 2 tuần đến 1 tháng, sau đó đổi lịch với nhóm khác, được về nhà nghỉ ngơi khoảng 2 tuần để lấy lại sức khỏe và tinh thần.
"Làm việc mệt thì chúng tôi chịu được vì đã quen với cực nhọc rồi. Nhưng quá nhiều tình huống xảy ra khiến cảm xúc của bác sĩ bị quá tải, đó mới là khó khăn lớn. Nhân viên y tế làm việc liên tục trong viện quá lâu, họ rất dễ bị quá tải về tâm lý".
Chiến đấu để về với gia đình
Đã lập gia đình nhưng chưa có con nhỏ, bác sĩ Triều và vợ đều xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Làm việc ở hai bệnh viện khác nhau nên chỉ những lần trùng hợp được về nhà cùng thời điểm, hai người mới gặp nhau.
Đồng nghiệp của anh có những người đã 3-4 tháng chưa về nhà vì sợ lây nhiễm cho gia đình, con cái hay ba mẹ lớn tuổi.
"Có anh bác sĩ đi chống dịch đã hơn 3 tháng. Ngày thôi nôi con nhỏ một tuổi, rồi đến sinh nhật bé lớn 4 tuổi đều phải chúc mừng qua điện thoại. Mỗi lần con hỏi Ba ơi sao ba không về, sao ba đi lâu thế, anh ấy lại rơi nước mắt.
Nhiều người đã lâu chưa được về nhà, không được gặp con. Họ chỉ có thể gọi điện nói chuyện và kết thúc là những cái vẫy tay chào qua video call. Đôi mắt thoáng đượm buồn nhưng họ cố kìm nén, rồi tiếp tục chuẩn bị vào ca làm mới".
Các bác sĩ tranh thủ gọi về cho gia đình để thông báo tình hình, chỉ có thể vẫy chào người thân từ xa.
Với lịch làm việc kín đặc, các bác sĩ chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi sau giờ ăn cơm, mỗi người chọn một góc và tranh thủ gọi điện về cho gia đình. Xác định bản thân có thể gặp nguy hiểm, bị lây nhiễm bất cứ lúc nào, song họ vẫn trấn an người thân yên tâm.
"Dịch bệnh là thế, đâu cũng tang thương. Ai mà chẳng sợ, ai mà không muốn bên gia đình. Nhưng những nhân viên y tế vẫn luôn gạt đi những mong muốn của bản thân để đến với người bệnh, hi sinh lợi ích cá nhân để ra chiến trường. Vì họ biết rằng, hơn lúc nào hết, người bệnh rất cần mình - những chiến sĩ khoác áo blouse trắng".
TP.HCM: 2.256 bệnh nhân nặng đang thở máy, 16 người phải can thiệp ECMO Hiện thành phố đang điều trị 32.667 bệnh nhân, trong đó có 1.978 trẻ em dưới 16 tuổi. Trong ngày 17-8 có 2.561 bệnh nhân xuất viện. Đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai lắp đặt trang thiết bị y tế tại bệnh viện thu dung số 16, quận 7, TP.HCM chiều 10-8 - Ảnh: QUANG ĐỊNH Theo Trung tâm Kiểm...