TP.HCM ’sống chậm’ trong 2 tuần
Chiều 24.3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tổ chức cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Một quán nhậu (Q.Tân Bình) biết tin về chỉ đạo của UBND TP.HCM nên chiều 24.3 thu dọn ngưng kinh doanh – Ảnh: Độc Lập
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP, cho rằng cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 đã bước sang giai đoạn 2 với tâm dịch là châu Âu. Các chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ có hàng ngàn ca mắc bệnh.
Ba nguy cơ lây nhiễm
Từ khi bùng phát dịch, đã có 350.000 người nhập cảnh về Việt Nam, trong đó có khoảng 100.000 người từ Mỹ và châu Âu. Những người đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm người Việt Nam nên mỗi khi phát hiện một kênh nhiễm bệnh thì việc truy tìm người tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm sẽ rất vất vả. Ba ngày qua, ngành y tế liên tục phát hiện các ca dương tính trên cả nước, trong đó có cả ca ủ bệnh hơn 14 ngày như trường hợp bệnh nhân (BN) thứ 100 ở Q.8.
Giám đốc Sở Y tế cho biết nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là người về từ vùng dịch qua sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các chuyến bay nội địa từ các vùng dịch về TP. Nguy cơ thứ hai là lây nhiễm trong cộng đồng dân cư bởi nhiều du học sinh, khách du lịch đến Việt Nam trước thời điểm buộc cách ly tập trung đã đi nhiều nơi. Nguồn lây thứ ba là những cán bộ tiếp xúc trực tiếp với người về từ vùng dịch, dù đã có đồ bảo hộ.
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, ông Bỉnh đề nghị ngừng tất cả các phương tiện giao thông, kể cả xe buýt, đối với taxi thì không dùng máy lạnh, luôn mở cửa kính thông thoáng, tài xế đeo khẩu trang và vệ sinh xe sau mỗi lần chở khách.
Các cửa hàng không thật sự cần thiết thì nên đóng cửa, các quán ăn, quán nước không mở máy lạnh, nhân viên phục vụ phải mang khẩu trang và thường xuyên lau dọn bàn ăn sau khi khách sử dụng, khách du lịch không tập trung thành đoàn quá 10 người, giữ khoảng cách an toàn là 2 m, hạn chế hội họp. Các ký túc xá tiếp nhận người đến cách ly phải giải tỏa tất cả học sinh, sinh viên còn lưu trú để hạn chế nguồn lây nhiễm.
Video đang HOT
Chịu cực trước để sướng sau
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích một số bài học phòng chống dịch của Nhật Bản, Hàn Quốc và đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM nghiên cứu, triển khai.
Trong đó, dứt khoát ngăn chặn những nguồn dịch từ bên ngoài, phải xử lý được nguy cơ lây nhiễm khi nhận con em người Việt Nam từ nước ngoài về, người dân đeo khẩu trang khi đi ra đường, đóng cửa các hoạt động đông người… Riêng hoạt động tôn giáo, ông Nhân đề nghị Ban Tôn giáo cùng Sở Ngoại vụ làm việc với lãnh đạo các tôn giáo ở TP để thảo luận.
Ông Nhân nhấn mạnh cả nước có 2 tuần để quyết định thành bại cuộc chiến chống Covid-19 và “nếu để lỡ thời cơ vàng này thì không thể làm lại và có lỗi với lịch sử”. Do vậy, TP phải làm quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, không để quá 150 người nhiễm để góp phần khống chế ca nhiễm của cả nước dưới 500 ca.
“Khi số ca nhiễm lớn lên thì có xây bệnh viện mới cả ngàn chỗ cũng không giải quyết nổi”, ông Nhân lo ngại.
Bí thư Thành ủy đề nghị trong 2 tuần tới, người dân ráng “chịu cực hơn để sau sướng hơn”, nếu vẫn sống như bình thường thì sau đó đất nước sẽ gặp khó khăn. “Tóc chưa dài lắm khỏi đi cắt. Đừng mua giày, quần áo mà ở nhà giữ cho mình an toàn”, ông Nhân chia sẻ và yêu cầu TP phải bàn kỹ giải pháp giảm người dân ra khỏi nhà một cách tự giác để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, TP cần tăng cường biện pháp giám sát, phát hiện và cách ly kịp thời những trường hợp tiếp xúc gần để khoanh vùng dập dịch.
Chiều cùng ngày, UBND TP chỉ đạo tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, quán beer club; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có công suất phục vụ từ 30 người trở lên; câu lạc bộ bida, phòng gym, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn đến hết ngày 31.3.
Ông Nhân cho biết TP sẽ không dừng tất cả dịch vụ và đề nghị ngành y tế hướng dẫn nhà hàng mở cửa theo kiểu nào, nếu nhà hàng không phục vụ trực tiếp mà chuyển sang bán mang về có được không…
Đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp...: Người trẻ 'sống chậm' trong dịch Covid 19
Sau khi UBND TP.HCM ra công văn khẩn yêu cầu đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp...vì dịch Covid - 19, nhiều người trẻ cho rằng đây là khoảng thời gian mà họ tận dụng để 'sống chậm' lại.
Nhiều người trẻ chọn cách "sống chậm" sau khi các địa điểm ăn uống, làm đẹp bị đóng cửa trong một tuần - Ảnh: Tấn Đạt
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND TP.HCM ra công văn khẩn yêu cầu tạm đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp, hớt tóc... từ 18 giờ hôm qua .
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, quán beer club; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có công suất phục vụ từ 30 người trở lên, câu lạc bộ bida, phòng gym, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn thành phố kể từ 18 giờ ngày 24.3 đến hết ngày 31.3.
Qua những thông tin trên, nhiều người trẻ cho rằng đây là khoảng thời gian để họ "sống chậm" lại, lắng nghe bản thân của mình nhiều hơn.
Trọn vẹn bữa cơm gia đình
Anh Nguyễn Văn Linh, 32 tuổi trú ngụ tại hẻm 451/11 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, tâm sự "sống chậm" không phải là làm mọi việc với tốc độ chậm hơn bình thường mà là chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc những gì đang xảy ra xung quanh mình, những việc mình đang làm. Chính điều đó sẽ khiến mọi thứ trở nên ý nghĩa hơn.
Đại dịch Covid - 19 xảy ra, mọi hoạt động vui chơi giải trí, tụ tập đông người đều bị tạm hoãn. Thời điểm này chúng ta sẽ có cơ hội quan tâm gia đình cũng như chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nấu một bữa cơm, pha một ấm trà, hay gia đình cùng sum họp tâm sự với nhau cũng là một cách "sống chậm". Hoặc chúng ta tự dành thời gian cho mình luyện tập thể thao, đọc sách, dọn dẹp nhà cửa,... tạo cho mình những lối sống lành mạnh, thư giãn để "lạc quan" mà chống dịch.
Các tụ điểm làm đẹp, giải trí tạm đóng cửa vì dịch Covid -19 đối với chị Nguyễn Thị Thùy Lam, làm truyền thông tại một công ty trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM, là một "ác mộng" vì chị Lam thường hay rủ bạn bè tụ tập vui chơi mà nay lại đột phải ngưng lại.
Người trẻ "sống chậm" bằng cách ở nhà nấu ăn rồi cùng gia đình quay quần bên nhau - Ảnh: Tấn Đạt
Tuy nhiên chị Thùy Lam cho biết: "Đây là một việc làm đúng đắn của thành phố trong việc ngăn ngừa và phòng tránh dịch Covid - 19. Trong thời gian này tôi sẽ phải "sống chậm", nhìn lại bản thân mình một chút, xem mình đã làm được gì trong thời gian qua, có làm ai thất vọng hay buồn không? Bên cạnh đó dành thời gian với gia đình, nhất là việc chạy xuống bếp phụ mẹ nấu cơm, nếm thử đồ ăn của mẹ nấu, việc làm mà mình đã bỏ cách đây vài năm."
Trong khi đó, chị Lê Ngọc Thanh Hà, 30 tuổi công tác tại Nhà văn hóa Sinh viên Q.3, TP.HCM, chia sẻ: "Trước khi chưa có dịch Covid - 19, mỗi lần làm về là mình đi cà phê với bạn bè, lân la ngoài đường rồi thấy gì ăn đó. Nhưng từ khi có dịch công việc bị trì trệ nên mình sống tiết kiệm, ngủ nghỉ đúng giờ giấc.Trong tuần tới mình sẽ nấu bữa cơm với những món chay lành mạnh, mong muốn ai trong gia đình cũng có nhiều sức khỏe đồng thời mình được tâm sự với ba mẹ nhiều hơn".
Cơ hội liên lạc với những người bạn cũ
Chị Nguyễn Huỳnh Trang Đài, 23 tuổi, biên tập viên tại Công ty cổ phần công nghệ truyền hình Sài Gòn Phim TP.HCM, cho rằng ngoài phòng bệnh cho bản thân và xã hội, một tuần "cấm túc" này còn là cơ hội để chúng ta "sống chậm" lại hơn trong suốt bao năm vội vã mưu sinh vì cơm áo gạo tiền.... "Ở nhà ta có thể dành thời gian cho bản thân nhiều hơn như chăm sóc da, tập yoga, và dành thời gian trò chuyện, video call với những người bạn cũ mà rất lâu rồi đã lướt qua nhau vì bận rộn", Trang Đài đặt ra kế hoạch.
Sau khi đọc sách, học online bạn trẻ còn dành thời gian liên lạc với bạn cũ qua tin nhắn trên mạng xã hội - Ảnh: Tấn Đạt
Giống như Trang Đài, Nguyễn Ngọc Thanh Huy, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết, trong những ngày nghỉ học vì dịch Covid - 19 mình có nhiều thời gian để kết nối lại các bạn cũ qua nhắn tin.
"Không phải đợi quyết định đóng cửa địa điểm ăn uống, làm đẹp, giải trí...mà bản thân mình đã chủ động ở nhà hạn chế đi ra ngoài và tuyệt đối không đến những nơi đông người để bảo vệ sức khỏe . Do đó, mình có nhiều thời gian cho bản thân, sau việc học online, hay đọc sách mình thường xuyên nhắn tin với những bạn cũ THPT để hỏi thăm cuộc sống, sức khỏe. Lúc đầu nhắn tin lại với nhau còn e ngại, quen dần thì...toàn "tám" chuyện trên trời dưới đất, tưởng không thân ai ngờ thân không tưởng", Thanh Huy chia sẻ
Diễn đàn Bình tĩnh trước dịch bệnh: Nơi nào bình yên, nơi đó là nhà! Dù về hay ở lại thì mỗi người trẻ có sự lựa chọn riêng. Tôi luôn dặn và các con cháu tôi đều đồng ý rằng về hay ở lại, dù ở đâu thì mỗi chúng ta luôn phải hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Chiến sĩ trẻ phục vụ cơm nước cho người bị cách ly - Ảnh: Nguyễn Huy...