TP.HCM: Sởi ở người lớn tăng đột biến
Không chỉ trẻ em, lượng người lớn mắc bệnh sởi cũng đang ngày một gia tăng, chiếm 1/3 tổng số ca bệnh sởi nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.
Ngày 23/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết đơn vị này đang phải gồng mình “gánh” sởi.
Tại Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM, bệnh nhân mắc sởi là người lớn phải nhập viện ngày càng nhiều. ( Ảnh: Thanh Huyền).
Tại Khoa Nội A của bệnh viện đã bố trí riêng một khu với khoảng 40 giường bệnh chuyên điều trị cho bệnh nhân sởi nhưng hiện đã quá tải, phải san bớt bệnh sang nằm cả ở Khoa Nhiễm C.
Riêng từ 7h sáng tới 15h ngày 23/4, Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhiệt Đới đã khám cho 35 trường hợp bị sởi, trong đó 17 ca là người lớn, 6 ca phải nhập viện điều trị (3 người lớn, 3 trẻ em).
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh sởi ở người lớn và trẻ em tại bệnh viện này gần như ở mức 50/50.
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện tại Bệnh viện Nhiệt Đới đang điều trị cho 92 trường hợp sởi nội trú. Bệnh nhân ở TPHCM là 59 ca, còn lại là bệnh nhân từ tỉnh chuyển lên. Số người lớn mắc sởi đang nằm viện lên tới 33 ca.
Từ đầu tháng 4 đến nay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã điều trị nội trú cho 341 ca sởi (129 trường hợp là người lớn).
Có thể nhận thấy diễn biến của dịch sởi đang phức tạp lên từng ngày.
Vào tháng 2, Khoa Nội A của bệnh viện này chỉ có 25 bệnh nhân sởi nội trú, đã được nhận định là cao gấp 3 lần ngày thường. Nay, số bệnh nhân nằm kín 40 giường dành riêng cho sởi và còn hàng chục ca tràn cả sang Khoa Nhiễm C.
Để tránh lây chéo trong bệnh viện, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng đã thực hiện cách ly bệnh nhân sởi nằm ở khu vực riêng và theo từng phòng tùy mức độ nặng nhẹ để tiến hành điều trị.
Từ đầu năm đến ngày 18/4, bệnh viện tiếp nhận 938 trường hợp mắc sởi, tăng hơn 62 lần so với cùng kỳ năm 2013 (15 bệnh nhân). Trong đó, có đến 90% (843 ca) nhập viện điều trị nội trú, so với cùng kỳ năm 2013 thì chỉ có 1 ca nhập viện. Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi là một bệnh có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên hiện nay lượng bệnh nhân sởi đang ngày một gia tăng, nhiều ca bệnh nặng, bị biến chứng. Bệnh sởi nếu xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gây ra biến chứng viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng. Còn nếu bệnh xảy ra ở người lớn thì các biến chứng dễ gặp là viêm cơ tim, viêm não.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Bé 8 tuổi chết bất thường tại viện Nhi TƯ: Chuyển khoa để tránh lây sởi?
Theo ông Trần Minh Điển, PGĐ bệnh viện Nhi Trung ương, việc chuyển bệnh nhi Tô Quốc An từ khoa Cấp cứu sang khoa Chấn thương chỉnh hình nhằm tránh lây nhiễm sởi.
Gia đình cháu Tô Quốc An yêu cầu Bệnh viện Nhi phải có câu trả lời thỏa đáng
Liên quan đến việc bệnh nhi Tô Quốc An 8 tuổi ở phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương vào tối ngày 20/4, gia đình cháu bé đã gửi đơn kiến nghị đến lãnh đạo bệnh viện và yêu cầu bệnh viện Nhi phải có câu trả lời thỏa đáng trước công luận về nguyên nhân tử vong.
Trao đổi với PV vào chiều ngày 21/4, ông Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận đơn của người nhà cháu bé Tô Quốc An. Bệnh viện sẽ thực hiện đúng quy trình kiểm tra".
Ông Điển cho biết thêm: "Về tinh thần phục vụ, thái độ của các bác sĩ trong kíp trực ngày hôm đó, chúng tôi đã báo cáo tổ chức để thành lập tổ xác minh xem nhóm đó có biểu hiện thờ ơ với người nhà bệnh nhân hay không?. Chúng tôi cũng đã yêu cầu toàn bộ các bác sĩ và điều dưỡng trong ca trực cho cháu bé tử vong viết bản tường trình chi tiết. Về các vấn đề liên quan đến chuyên môn để xác định nguyên nhân tử vong, bệnh viện sẽ thành lập tổ chuyên môn để kiểm tra. Trước hết phải đợi có kết luận của hội hội đồng chuyên môn thì mới đưa ra một lời giải thích chính xác".
Lý giải về việc cháu bị đau bụng nhưng các bác sĩ lại cho điều trị ở khoa Chấn thương chỉnh hình, ông Điển giải thích, hiện nay đang có dịch sởi, do vậy khoa Cấp cứu phải chuyển các em bé cần theo dõi các vấn đề về ngoại khoa sang đơn vị bên cạnh đó (khoa chấn thương chỉnh hình - PV). Đó gần như là chỗ cấp cứu, theo dõi các trường hợp khác không liên quan đến sởi, tránh tình trạng lây lan bệnh sởi.
Trước đó, như Đời sống Pháp luật đã đưa tin, ngày 19/4 cháu Tô Quốc An sinh năm 2006 có biểu hiện đau bụng được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám. Sau khi làm các thủ tục xét nghiệm ban đầu, bệnh nhi được chuyển đến khoa chỉnh hình.
Tại đây, cháu bé lên cơn đau bụng, nôn và ói ra nhiều nước, sau đó Quốc An lại được chuyển đến khoa nội để thăm khám. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm đường mật và cho điều trị tiêm thuốc giảm đau, tiêm kháng sinh và truyền dịch.
Khoảng 16h ngày 20/4, một nữ điều dưỡng đến tiêm thuốc cho cháu, khi tiêm xong được 10 phút cháu lên cơn co giật, mắt trợn trừng, người tím tái. Thấy cháu có biểu hiện bất thường, bệnh viện đã tiến hành cấp cứu, tuy nhiên sau đó cháu bé đã tử vong vào lúc 19h30 cùng ngày.
Người nhà nạn nhân đau đớn trước cái chết bất thường của cháu Tô Quốc An
Theo người nhà nạn nhân, trong khoảng thời gian cháu Quốc An nằm điều trị, các bác sĩ trong ca trực rất dửng dưng và có thái độ thờ ơ vô cảm đối với bệnh nhân.
Ông Nguyễn Hữu Thông, người trực tiếp đưa cháu Tô Quốc An đến bệnh viện Nhi khẳng định: "Một bộ phận các sĩ trong bệnh viện Nhi đã cực kỳ vô cảm, thờ ơ đối với người bệnh. Trước cái chết bất thường của cháu tôi, gia đình chúng tôi vô cùng phẫn nộ, vô cùng đau đớn. Gia đình chúng tôi yêu cầu sự việc phải được đưa ra ánh sáng, yêu cầu bệnh viện phải trả lời trước công luận về nguyên nhân cái chết của cháu tôi ... ".
Theo Xahoi
Tiêm miễn phí vắc xin sởi cho trẻ đến 6 tuổi Đến ngày 22.4, vắc xin dịch vụ "3 trong 1" (phòng các bệnh sởi - quai bị - rubella) đã tạm hết tại các điểm tiêm dịch vụ. Dịch sởi bùng phát, nhiều điểm tiêm chủng quá tải bệnh nhân đi tiêm phòng - Ảnh: Ngọc Thắng Đó là diễn biến mới nhất sau nhiều ngày liên tục, tại Hà Nội, nhu cầu...