TP.HCM ’sợ’ người nghiện tái đi tái lại
“Chỉ cần đi ngang chỗ mua thuốc hoặc gặp người bạn cũ cắn thuốc với mình là lại thấy rất thèm, rất dễ quay lại con đường cũ. Tôi hỏi giải pháp, các em nói là chỉ có cho các em lên rừng lên núi sống cách biệt vài năm thì có thể được”.
Đó là những lo lắng của bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trước tình hình người nghiện ngày một tăng ở TP.HCM tại buổi làm việc của đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu tại UBND TP.HCM vào ngày 28-5.
Báo cáo với đoàn công tác về tình hình cai nghiện ma túy, mại dâm ở TP.HCM, bà Thu cho biết hiện nay thực hiện theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo quyết định thì họ được về cộng đồng, không có thời gian lao động tập trung lâu dài giúp quên đi ma túy.
Bà Thu chia sẻ: “Một năm hai lần tôi đến thăm các em, khi tiếp xúc gặp gỡ, các em đều nói rất thật tuy đã cai thành công trong trường nhưng nếu ra trường sẽ dễ dàng tái nghiện lại, trừ khi lý trí mạnh lắm mới vượt qua được. Chỉ cần đi ngang chỗ mua thuốc, nơi tụ tập hút chích hoặc gặp người bạn cũ cắn thuốc với mình là lại thấy rất thèm, rất dễ quay lại con đường cũ. Tôi hỏi giải pháp, các em nói là chỉ có cho các em lên rừng lên núi sống cách biệt vài năm thì có thể được.
Chúng tôi rất lo lắng về điều này trong khi số lượng vào trường mỗi năm mỗi tăng, đó là chưa kể con số bên ngoài còn rất nhiều do chưa phát hiện, gia đình chưa vận động”.
Các học viên tại Trường Giáo dục Đào tạo và Giải quyết việc làm số 1 (Đắc Nông). Ảnh: HL
Cũng tại cuộc họp, theo báo cáo của ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp và gia tăng, tinh vi. Số người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố có hồ sơ quản lý tăng. Số người nghiện mới có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp (ma túy đá) rất nguy hiểm và diễn biến phức tạp.
Thành phố hiện có 9 cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác, quản lý hơn 8.800 người. 13 cơ sở tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện, đang tổ chức cai nghiện cho 676 người. Hơn 1.300 người đang thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng. Tổng số người sau cai nghiện được tiếp nhận, quản lý tại địa phương là gần 11.000 người.
Tuy nhiên, hơn nửa người nghiện ma túy tổng hợp chiếm khoảng 60-70%, họ dễ bị kích động, loạn thần không làm chủ được hành vi nên không tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và dễ gây ra hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều hệ lụy cho xã hội.
Bên cạnh đó, thành phố hiện đang cung cấp dịch vụ điều trị methadone tại 23 cơ sở, trong đó có một cơ sở của tư nhân. Hơn 5.200 bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone, trong đó 70% bệnh nhân đang điều trị duy trì tìm được việc làm, ổn định cuộc sống, có tiến triển tốt về sức khỏe, tinh thần.
Năm 2018, thành phố đã có kế hoạch triển khai thêm 3 cơ sở điều trị mới tại các Trung tâm y tế quận, huyện còn lại (quận 5, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi), đồng thời triển khai điều trị methadone tại các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc thành phố quản lý, mua thêm thuốc methadone bằng ngân sách để phục vụ mở rộng chương trình.
“Tuy nhiên, khi bệnh nhân điều trị methadone chuyển sang giai đoạn duy trì, ổn định về cuộc sống, lúc đó các nhu cầu việc làm, vui chơi, sinh hoạt gia đình buộc bệnh nhân phải thường xuyên di chuyển đi xa, cho nên việc xem xét nghiên cứu đưa methadone viên nén vào điều trị cũng là giải pháp thiết thực để hỗ trợ bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị đồng thời đảm bảo khống chế tỷ lệ bỏ trị”, ông Khiết đề nghị xem xét.
Video đang HOT
Trao đổi về các biện pháp điều trị nghiện, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS nhìn nhận nghiện ma túy là bệnh mãn tính, không có thuốc chữa khỏi, khi hòa nhập lại xã hội, họ dễ dàng tái nghiện. Ngoài ra thời gian điều trị bằng methadone kéo dài nên người nghiện dễ nản, bỏ điều trị, cần tìm hiểu tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ điều trị.
Ông Long đề nghị xây dựng phần mềm quản lý người uống methadone để ở đâu người nghiện uống cũng được, về lâu dài nghiên cứu và triển khai dạng viên nén methadone.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận nghiện ma túy đá trên thế giới cũng chưa có phác đồ điều trị. Do đó, các cơ sở điều trị tại TP.HCM nên nghiên cứu phác đồ từ thực tiễn để kiến nghị thêm với Bộ.
Theo bà Tiến, ma túy đá ngày càng tăng nhưng không thể khẳng định người nghiện ma túy đá không nghiện thuốc phiện dạng heroin. Bà đề nghị thành phố đảm bảo điều trị methadone và mở rộng xuống xã phường vì các tram y tế xã phường hiện đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, tăng cường truyền thông và dự phòng giảm tác hại.
Bà Tiến đánh giá số lượng cai tự nguyện còn quá ít, trong khi đây là loại hình có thể thực hiện xã hội hóa được, đối với người khó khăn có thể nghiên cứu hỗ trợ, do đó cần tăng cường mô hình cai nghiện tự nguyện.
Hoàng Lan
Theo Pháp luật TPHCM
Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo: Những vấn đề phải khắc phục
Thực hiện công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng tại một số trường ĐH-CĐSP, theo Kế hoạch số 225/KH-BGDĐT (ngày 17/4/2018) của Bộ GD&ĐT và Kế hoạch số 677/KH-QLCL của Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT. Ngày 7 và 8/5 vừa qua, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT tiếp tục tiến hành công tác kiểm tra tại Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Theo TS Trần Văn Kiên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Trưởng đoàn công tác số 3, hoạt động kiểm tra lần này để xác định năng lực đào tạo thực tế của các trường, đánh giá việc công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu của cơ sở đào tạo trước kỳ tuyển sinh.
Qua đó, yêu cầu các cơ sở đào tạo công khai minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường theo đúng thực tế, giúp cho thí sinh và gia đình có căn cứ lựa chọn trường để đăng ký theo học cũng như để cung cấp thông tin cho xã hội biết và giám sát.
TS Trần Văn Kiên- Cục phó Cục đảm bảo chất lượng, trưởng đoàn kiểm tra phòng ốc học tập của sinh viên tại Trường ĐH Sài Gòn
Tại buổi làm việc với Trường ĐH Sài Gòn, báo cáo về các hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường với Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, bà Lê Chi Lan - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện đào tạo 6 khối ngành, nhóm ngành (chưa tính chương trình đào tạo sau ĐH) với tổng số quy mô là 12.261 sinh viên và 1.055 học viên thạc sĩ.
Chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh theo các khối ngành, nhóm ngành của trường năm 2018 là 4.000 sinh viên, nâng tổng quy mô dự kiến của nhà trường lên 13.863 sinh viên năm 2018. Tổng số cán bộ giảng viên cơ hữu của trường là 527 người, trong đó có 14 PGS, 127 TS và 365 thạc sĩ. Số giảng viên thỉnh giảng của trường là 67 với 1 GS, 4 PGS, 15 TS và 43 thạc sĩ...
Kiểm tra thực tế và đối sánh các số liệu nhà trường cung cấp cho thấy, nhà trường hiện có 81 phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập và nhà đa năng với tổng diện tích 7.252m2; tổng diện tích sàn xây dựng của phòng học, thư viện, trung tâm học liệu... là 32.535m2, đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về tỷ lệ sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trên sinh viên.
Tổng diện tích đất thuộc sở hữu của nhà trường ĐH Sài Gòn hiện tại chỉ mới có 59.277 m2, so với quy mô sinh viên rất lớn thì chưa đáp ứng yêu cầu của tiêu chí 9.7 trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT. Đoàn kiểm tra đề nghị nhà trường cần tích cực hơn để được bổ sung đất, đảm bảo diện tích đất hoạt động trong thời gian tới.
Đánh giá số giảng viên cơ hữu (bao gồm cả giảng viên môn chung), giảng viên thỉnh giảng sau quy đổi của nhà trường đảm bảo các tiêu chí đảm bảo chất lượng. Tuy vậy, ở hai Khối ngành III và Khối ngành VII (với tổng số 7.598 sinh viên), tổng số giảng viên sau khi quy đổi để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 (tỉ lệ sinh viên/giảng viên) khá tiệm cận so với năng lực giảng dạy theo quy định (25 sinh viên/giảng viên).
Đoàn công tác yêu cầu nhà trường nên có kế hoạch tuyển dụng giảng viên cho 2 khối ngành này, hoặc ổn định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 và các năm tiếp theo.
Đoàn trực tiếp xuống công trình đang xây dựng của Trường ĐH Sài Gòn để kiểm tra tổng quy mô, diện tích và tiến độ xây dựng
Trong ngày làm việc với Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc với Ban giám hiệu, các phòng chức năng của nhà trường về các mặt như: công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và hồ sơ về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 281 GV cơ hữu với 1 GS, 12 PGS, 36 TS và 174 Thạc sĩ. Số GV thỉnh giảng của nhà trường là 31 người (2 TS và 29 ThS) trên tổng quy mô sinh viên đào tạo là 4.873 sinh viên. Chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2018 của trường là 2.565 sinh viên. Tổng diện tích đất nhà trường đang sử dụng là 40.110m2.
Đối chiếu với hồ sơ thực tế, Đoàn kiểm tra nhận thấy nhà trường còn khai thiếu một số hạng mục sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo: Đề án tuyển sinh mới chỉ kê khai 16.612 m2 nhưng thực tế diện tích này của nhà trường là 28.843 m2. Về diện tích đất thuộc sở hữu của nhà trường cũng cần phải điều chỉnh lại cho khớp với số liệu ghi trên sổ đỏ 36.131m2.
Với tổng quy mô thực tế năm 2017 là 4.873 sinh viên thì diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 5,92 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BGD&ĐT (quy định là 2,5 m2/SV). Với tổng quy mô dự kiến năm 2018 là 6.291 sinh viên thì diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 4,58 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BGD&ĐT (quy định là 2,8 m2/SV).
Về tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi của nhà trường, Đoàn kiểm tra nhận thấy ở một vài khối ngành nhà trường đang xác định chưa phù hợp với năng lực thực có. Tính toán quy mô đào tạo theo số giảng viên quy đổi thực tế cho năm 2018, Đoàn công tác nhận thấy năng lực đào tạo theo giảng viên quy đổi Khối ngành VI vượt 4%, Khối ngành VII vượt 15%.
Kiểm tra điều kiện làm việc, phòng ốc của cán bộ phòng Kiểm định chất lượng của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai
Cụ thể, tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành VI để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 21,45. Với quy mô dự kiến Khối ngành VI là 335 SV thì tỉ lệ sinh viên/giảng viên Khối ngành VI đạt 15,62 SV/GV (vượt hơn so với quy định là 15 SV/GV). Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành VII để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 27,83. Với quy mô dự kiến Khối ngành VII là 802 SV thì tỉ lệ sinh viên/giảng viên Khối ngành VII đạt 28,81 SV/GV (vượt hơn so với quy định là 25 SV/GV).
Vì vậy, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường xác định lại chỉ tiêu 2 khối ngành này phù hợp với năng lực đào tạo và sớm tuyển dụng giảng viên theo kế hoạch để nâng cao năng lực đào tạo.
Đánh giá sơ bộ về công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng tại 4 trường mà Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc, TS Trần Văn Kiên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, trưởng đoàn công tác số 3 cho biết: Sau kiểm tra thực tế, Đoàn nhận thấy điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường về cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên các trường vẫn cần phải bổ sung, hoàn thiện, nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về của xã hội trong thời gian tới.
Điển hình như tại Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, dù là trường còn khá non trẻ (mới đào tạo đại học được 6 năm) nhưng điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập của sinh viên, không gian trải nghiệm, NCKH của GV và sinh viên là rất tốt.
Chiến lược đào tạo, nâng cao chất đội ngũ của trường 3 năm qua là khá thực tế khi đã cử trên 20 GV đi nước ngoài học ThS, TS. Tỉ lệ sinh viên có việc làm của nhà trường là khá cao (sinh viên năm 3 &4 của trường đã đi thực tập, có lương). Một số ngành có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao như Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (92,63%), Công nghệ thực phẩm (98,46%).
Hay như Trường ĐH Bách Khoa TPHCM (thuộc ĐHQG TPHCM) là một đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Trường không chỉ có rất nhiều chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn của các tổ chức quốc tế và khu vực có uy tín như ABET, AUN-QA, CTI, ACBSP... mà còn đạt chuẩn kiểm định cấp cơ sở theo AUN-QA và HCERES.
Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ thực hành, nghiên cứu học tập của sinh viên
"Những minh chứng cụ thể bằng kết quả kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, bằng việc công khai minh bạch về điều kiện đảm bảo chất lượng cho toàn xã hội biết và giám sát cho thấy công tác đảm bảo chất lượng của các trường đang ngày càng được quan tâm và rất đáng ghi nhận"- TS trần Văn Kiên đánh giá.
"Qua công tác kiểm tra, điều chúng tôi nhận thấy là các trường đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục để từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong nhà trường" - TS Trần Văn Kiên.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai.vn
Trung tâm Cấp cứu 115: Xin "đặc cách" tăng lương vì sợ không còn bác sĩ Lương thấp khiến hàng chục y bác sĩ nghỉ việc, Trung tâm Cấp cứu 115 nguy cơ không còn nhân sự. Tại buổi tiếp lãnh đạo thành phố, người đứng đầu trung tâm đã đề nghị xem xét tăng lương để giữ chân y bác sĩ. Nhiệm vụ cấp cứu rất nặng nề nhưng Trung tâm Cấp cứu 115 đang thiếu đủ bề...