TP.HCM: Số ca tử vong do COVID-19 có xu hướng tiếp tục giảm
Ngày 12-9, thành phố có 2.925 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay là 150.341 bệnh nhân, có 200 trường hợp tử vong trong ngày.
Thiếu tá Nguyễn Thái Trị – bác sĩ CK1, trạm trưởng trạm y tế lưu động phường 14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM – phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trưa 13-9, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thành phố đã triển khai chiến dịch cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu bao phủ mũi 1 cho tất cả người trong độ tuổi và mũi 2 cho những người đã đến lịch tiêm.
Video đang HOT
Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 11-9 là 7.774.789 mũi, trong đó tổng số mũi 1 là 6.472.672, mũi 2 là 1.302.117, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 882.292.
Tính đến 6h ngày 13-9, thành phố có 298.561 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 298.088 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 473 trường hợp nhập cảnh.
Hiện thành phố đang điều trị 39.296 bệnh nhân, trong đó có 2.914 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.690 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 12-9, thành phố có 2.925 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay là 150.341 bệnh nhân. Có 200 trường hợp tử vong trong ngày. Số tử vong đang có xu hướng giảm trong những ngày gần đây.
Từ 18h ngày 10-9 đến 18h ngày 12-9, thành phố đã xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại vùng cam, vùng đỏ cho 451.268 người, có 5.355 người có kết quả dương tính (tỉ lệ dương tính là 1,1%).
Nhiều trường đại học hỗ trợ điều trị, tư vấn cho người dân trong mùa dịch
Với chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của mình, nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình hỗ trợ chăm sóc cho F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà, tư vấn tâm lý cho người dân để cùng vượt qua khó khăn của đại dịch.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng. Ảnh minh họa: TTXVN
Thạc sĩ Phùng Quán, Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Công đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa triển khai chương trình "Bác sĩ gia đình" nhằm hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ viên chức, người lao động hoặc người thân thuộc diện F0, F1 đang điều trị, cách ly tại nhà.
Theo đó, chương trình thực hiện tư vấn trực tiếp theo mô hình Bác sĩ gia đình, mỗi gia đình có F0, F1 có 1 bác sĩ phụ trách riêng. Bác sĩ và gia đình sẽ trao đổi qua điện thoại theo khung thời gian 10-12 giờ và 15-17 giờ hằng ngày. Ngoài 2 khung giờ trên, nếu phát sinh vấn đề đột xuất việc, bệnh nhân có thể gọi bác sĩ để được hỗ trợ. Thông qua việc người thuộc diện F0, F1 mô tả về tình trạng của mình, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc và sử dụng thuốc phù hợp. Mỗi trường hợp, thời gian tư vấn sẽ kéo dài từ 7-14 ngày tùy theo mức độ, tình trạng người bệnh.
Nhằm hỗ trợ công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe và điều trị dự phòng để hạn chế thấp nhất tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 trở nặng và tử vong, mới đây, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức đưa vào hoạt động mô hình "Tổ y tế từ xa". Thông qua hotline 028.99999.115, chương trình sẽ hỗ trợ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân F0 đang thực hiện cách ly tại nhà trên địa bàn Thành phố.
Theo Nhà trường, tổng đài hiện có hơn 700 nhân viên y tế tham gia hỗ trợ, tư vấn là các chuyên gia, bác sĩ, giảng viên và sinh viên y khoa năm cuối của trường. Vào các khung giờ buổi sáng, chiều, tối, nhân viên y tế sẽ trực tiếp tư vấn trong khoảng thời gian 2 tiếng. Với các trường hợp F0 chuyển nặng, Tổng đài sẽ liên hệ với Tổ phản ứng nhanh của Trạm Y tế địa phương, hệ thống taxi chuyển bệnh cấp cứu 115 và Tổng đài cấp cứu 115 (do hơn 300 sinh viên năm cuối của trường phối hợp cùng Trung tâm cấp cứu 115 triển khai) để có hướng chuyển viện phù hợp. Trước đó, đầu tháng 8, mô hình "Tổ y tế từ xa" của trường đã được triển khai chạy thử và hỗ trợ được hơn 500 ca bệnh trên địa bàn Thành phố.
Dự kiến, ngày 5/9 tới, chương trình "Vắc xin tinh thần" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số đơn vị thực hiện sẽ chính thức khởi động. Đây là chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần, tư vấn tâm lý hoàn toàn miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình hướng đến 3 mục tiêu chính: Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần; tham vấn và trị liệu tâm lý và hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19.
Trong khuôn khổ chương trình, nhiều hoạt động sẽ được triển khai như: Hội thảo trực tuyến trên các kênh truyền thông của chương trình như trên facebook, youtube, tiktok...; các chương trình tư vấn tâm lý, chương trình về chủ đề hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho bạn đọc trên Báo Khoa học và Đời sống, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp tổ chức tư vấn tâm lý cho bệnh nhân đang chữa trị một số bệnh viện dã chiến... Các chuyên gia cũng hỗ trợ tư vấn tâm lý miễn phí qua Tổng đài 1022 hoặc 0987111801.Chương trình dự kiến kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài tùy vào tình hình diễn biến của đại dịch.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: 'Đủ điều kiện cách ly tại nhà phải phát ngay túi thuốc cho người bệnh' Khi nhận được các túi thuốc phân bổ xuống, cần phát ngay cho trạm y tế lưu động để ưu tiên đưa đến F0 nhanh nhất, không cần phải chờ tới sau khi cập nhật ca mắc COVID-19 của họ lên phần mềm. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ghé thăm một số gia đình F0, tìm hiểu tâm tư tình cảm của họ...