TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm các văn nghệ sĩ qua đời do dịch COVID-19
Lễ tưởng niệm các văn nghệ sĩ qua đời do dịch COVID-19 dự kiến sẽ diễn ra tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM.
Lễ tưởng niệm nhằm chia sẻ về nỗi đau mất mát với người thân, gia đình và tri ân những đóng góp cống hiến của các văn nghệ sĩ.
Mới đây, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TP.HCM đã có văn bản gửi lãnh đạo các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc về việc rà soát danh sách văn nghệ sĩ qua đời do COVID-19 và hậu COVID-19.
Nghệ sĩ Kim Phượng (trái), ca sĩ Phi Nhung (phải) và nhiều nghệ sĩ đã vĩnh viễn ra đi trong mùa dịch COVID-19. Ảnh: FBNV
Video đang HOT
Hiện tình hình dịch bệnh trong nước đang diễn biến phức tạp, kéo dài ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống, kinh tế, tinh thần người dân gần như kiệt quệ. Đời sống văn nghệ sĩ, các hoạt động văn học nghệ thuật cũng không ngoại lệ, đặc biệt là những hoạt động nghệ thuật trực tiếp tới công chúng, dẫn đến nhiều đơn vị nghệ thuật, các nhà hát phải đóng cửa. Sân khấu tắt đèn, nghệ sĩ thất nghiệp.
Trong đợt bùng phát dịch lần này, nhiều gia đình văn nghệ sĩ cũng bị nhiễm bệnh và mất đi người thân. Nhiều người vĩnh viễn ra đi trong mùa dịch bệnh, có văn nghệ sĩ cống hiến cả cuộc đời cho nền văn học nghệ thuật mất do tuổi cao sức yếu, có văn nghệ sĩ hi sinh trong khi phòng chống dịch.
Nhằm chia sẻ về nỗi đau mất mát với thân nhân, gia đình, với đơn vị trực thuộc có hội viên qua đời thời gian qua, Thường trục Liên hiệp dự kiến phối hợp các hội thành viên tổ chức lễ tưởng niệm các văn nghệ sĩ đã mất do mắc COVID-19. Lễ tưởng niệm sẽ diễn ra tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM
Để chuẩn bị cho lễ tưởng niệm diễn ra được tốt, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM kính đề nghị lãnh đạo các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc rà soát danh sách văn nghệ sĩ dã mất do COVID-19, gửi về văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM trước ngày 30-11-2021, đồng thời gửi kèm file word qua email vplhh@yahoo com vn.
Bộ VHTT&DL đưa ra đề xuất mới về ứng xử của nghệ sĩ khi làm từ thiện
Tại Dự thảo, Bộ VHTT&DL yêu cầu nghệ sĩ khi tham gia hoạt động xã hội cần công khai, minh bạch, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật.
Câu chuyện người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật đi làm từ thiện đang được rất nhiều người quan tâm. Tại Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được Bộ Văn hóa Truyền thông & Du lịch(VHTT&DL) đưa ra lấy ý kiến, có một số nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề trên.
Điều 9 Dự thảo nêu rõ, nghệ sĩ cần phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái "thương người như thể thương thân". Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó cần phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hoá trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Khi tham gia các hoạt động xã hội cần công khai, minh bạch, kịp thời, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
Ngoài ra, nghệ sĩ tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về cộng dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hoá đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Khi ứng xử đối với công chúng, khán giả, nghệ sĩ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật.
Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật trong lòng công chúng, khán giả. Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cho cá nhân.
Ngoài các nội dung trên, Dự thảo còn đưa ra những điều nên và không nên trong hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật, trong đó quy tắc chung là giữ gìn đạo đức, hình ảnh, tác phong, uy tín của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
Dự thảo cũng đưa ra cụ thể quy tắc trong hoạt động nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, công chúng, khán giả; ứng xử trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội. Tuy vậy, theo nhiều cá nhân, dự thảo mới chỉ đưa ra những quy định về đạo đức chung song chưa có chế tài với hình thức xử phạt cụ thể và rõ ràng đối với nghệ sĩ có hành vi vi phạm quy tắc.
Hỗ trợ hơn 3,7 triệu đồng cho diễn viên, hướng dẫn viên du lịch chịu ảnh hưởng Covid-19 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, Nghị quyết xác định hỗ trợ cho 12 nhóm đối tượng, trong đó có quy định cụ thể hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ...