TPHCM sẽ thành lập đặc khu kinh tế
Khu kinh tế đặc biệt này dự kiến bao gồm quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh. Đây được kỳ vọng là mô hình mới của thành phố, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và các hoạt động kinh tế gắn với hệ thống cảng biển, du lịch sinh thái…
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân vừa chỉ đạo Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế đặc biệt của thành phố cùng các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh Đề án thành lập Đặc khu kinh tế của TPHCM.
TPHCM sẽ thành lập Đặc khu kinh tế trên địa bàn 4 quận, huyện
Chủ tịch UBND TP yêu cầu phân tích, làm rõ sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi xây dựng Đề án và lý do lựa chọn phát triển Đặc khu kinh tế của TPHCM, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay. Đặc biệt, làm rõ ý nghĩa của việc thành lập Đặc khu kinh tế không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn trong tạo việc làm, thu hút các nguồn lực phát triển, mở rộng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý, phát triển tổng hợp vùng trong thời kỳ phát triển mới của thành phố.
Đồng thời, đề án phải xác định cụ thể ngành, lĩnh vực ưu tiên, đóng vai trò động lực phát triển của đặc khu kinh tế; đề xuất mô hình, nhiệm vụ, giải pháp phát triển và phương án huy động vốn đầu tư xây dựng đặc khu kinh tế từ khu vực tư nhân, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư quốc tế… Nhất là đánh giá tính khả thi, hiệu quả, lợi ích, tác động và lộ trình thực hiện đề án.
Video đang HOT
Theo UBND TP, khu kinh tế đặc biệt dự kiến bao gồm quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển của thành phố. Theo đó, mục tiêu đặt ra là tạo động lực, bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng hiện đại… của thành phố trong những năm tới.
Đề án Đặc khu kinh tế được kỳ vọng là mô hình mới của thành phố, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và các hoạt động kinh tế gắn với hệ thống cảng biển, du lịch sinh thái…
Sau khi hoàn thành đề án, UBND TP sẽ có tờ trình để xin ý kiến Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND TP trước khi xin ý kiến Chính phủ về chủ trương nghiên cứu, xây dựng dựng Đề án thành lập Đặc khu kinh tế của TPHCM.
Quốc Anh
Theo Dantri
Xây dựng TP.HCM thành đặc khu kinh tế của cả nước
Ngày 13.8, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị lắng nghe góp ý của các ban Đảng T.Ư về báo cáo chính trị Đại hội 10 Đảng bộ TP.HCM.
TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước - Ảnh: Diệp Đức Minh
Nhiều ý kiến của lãnh đạo các ban Đảng T.Ư tại hội nghị khẳng định những năm qua TP đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trong việc phát triển kinh tế - xã hội. TP không chỉ là đầu tàu kinh tế với đóng góp 20% GDP quốc gia và 30% ngân sách cả nước mà còn đi đầu trong việc góp phần hoàn thiện thể chế, mô hình tăng trưởng...
Cần cơ chế đặc thù, vượt trội
Theo Trưởng ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ, với khuôn khổ pháp lý hiện nay có thể nói chiếc áo đã chật đối với việc quản trị TP. Do đó cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thậm chí cần thiết phải có luật riêng nhằm tạo động lực cho TP tận dụng hết các tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt cũng cần tính đến xây dựng TP.HCM trở thành đặc khu kinh tế của cả nước.
Đồng tình với quan điểm này, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Lê Minh Trí cũng cho rằng cơ chế đột phá cho TP.HCM là hết sức cần thiết để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Theo ông Trí, mô hình chính quyền đô thị là một khát vọng lớn của TP trong việc quản lý, phát triển bền vững. "Làm được mô hình này sẽ đảm bảo tốt cho việc quản lý, phù hợp với xu thế hội nhập, tiếp sức cho TP phát triển mạnh mẽ hơn. Mô hình này hiện chưa được T.Ư chấp thuận. Việc chưa được chấp thuận hoàn toàn không có nghĩa là mô hình này có điểm sai hoặc không phù hợp", ông Trí nói và đề nghị TP nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện mô hình, kiên trì kiến nghị T.Ư cho triển khai thí điểm. Xung quanh vấn đề tài chính, thẩm quyền đầu tư, ông Trí cho rằng cán bộ các sở ngành của TP đủ sức xem xét, đánh giá, phê duyệt được những dự án lớn. Do đó T.Ư cần tin tưởng và mạnh dạn phân cấp để cho TP chủ động thực hiện và tự chịu trách nhiệm; tăng thẩm quyền quyết định đầu tư khi đã có những quy hoạch chuẩn của Chính phủ đề ra, "chứ bây giờ mọi cái vẫn cứ chạy lui chạy tới làm mất thời gian, mất cơ hội".
Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị công
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, điều mong muốn nhất của TP là không chỉ có cơ chế, chính sách đột phá để TP phát triển mà còn cần có cơ chế điều phối để thực hiện thành công chiến lược quy hoạch vùng. "Ví như chuyện bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai thôi mà họp hoài không ra. 9 - 10 ông chủ tịch mà không có ông nào chỉ huy được ông nào, cho nên tình trạng ăn cắp cát, ô nhiễm đổ ra sông, này kia các cái mà không giải quyết hết được", ông Hải đánh giá.
Tại hội nghị, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng khẳng định TP sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị công, quản trị doanh nghiệp để người dân và doanh nghiệp được thuận lợi nhất, hưởng lợi nhiều nhất. "Đây là một điểm mới và mục tiêu mà đại hội đề ra là hướng đến tạo cảm xúc cho người dân. Phát huy nguồn lực xã hội thì không chỉ phát huy nguồn lực đầu tư bằng tiền mà còn phải chú ý tạo ra, phát huy được cảm xúc, sức sáng tạo của người dân", ông Thưởng nói.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Bí thư chi Đoàn thu nhập 300 triệu/năm từ nấm Nhờ những sáng tạo trong việc trồng nấm và mộc nhĩ, cơ sở sản xuất của anh thu lãi hơn 300 triệu đồng/ năm, đồng thời cũng tạo ra việc làm thêm tăng thu nhập cho trên 30 lao động. Không chỉ năng động trong công tác đoàn, An Nguyễn Đức Tình - bí thư chi đoàn 8, Phường Hiến Nam, thành phố...