TP.HCM sẽ đối phó thế nào khi có 10.000 người mắc COVID-19?
Dịch COVID-19 ở TP.HCM đang diễn biến phức tạp, để đối phó, thành phố đã xây dựng kịch bản chống dịch khi có 10.000 ca bệnh .
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tình hình dịch bệnh tại TP đang diễn biến phức tạp, khó lường, số lượng ca mắc tăng nhanh, số ca mắc mới liên tục nằm ở mức 3 con số mỗi này. Số ca mắc ở thành phố hiện đã vượt mốc 5.000 người, thành phố trở thành địa phương ghi nhận số người mắc COVID-19 nhiều nhất nước.
Kịch bản 10.000 ca COVID-19
Trước tình hình số ca bệnh vượt mốc 5.000 ca, TP.HCM đã lên phương án xây dựng các bệnh viện dã chiến với tổng cộng 10.000 giường.
Trong giai đoạn đầu bùng phát dịch, Sở Y tế TP.HCM xây dựng kịch bản 1.000 ca mắc, thành lập Bệnh viện dã chiến Củ Chi (300 giường) và Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ (600 giường), song song Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (điều trị trường hợp diễn biến nặng) và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (điều trị trẻ em).
Giữa tháng 5, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục xây dựng kế hoạch 5.000 ca mắc. 7 bệnh viện được phân công chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 với 2.000 giường bệnh, 1.000 giường hồi sức, 1.000 máy thở. Các đơn vị điều trị COVID-19 gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện COVID-19 Cần Giờ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Ngày 26/6, Sở Y tế TP.HCM thành lập thêm 2 bệnh viện dã chiến quy mô 5.000 giường gồm: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh sinh viên (phường Đông Hòa, TP Dĩ An, Bình Dương) 1.000 giường và Ký túc xá Khu A, ĐHQG TP.HCM (phường Linh Trung, TP Thủ Đức) 4.000 giường.
Hai đơn vị này tiếp nhận, điều trị các trường hợp mới mắc hoặc F1 trở thành F0 và F0 không có triệu chứng. Như vậy, với 2 bệnh viện dã chiến trên, TP.HCM có 10.000 giường điều trị COVID-19 tại 11 cơ sở y tế.
Mô hình tháp điều trị COVID-19 ba tầng tại TP.HCM.
Khoanh vùng có F0 trong 1 giờ
Về việc khoanh vùng, thành phố sẽ xác định khu vực khoanh vùng trong 1 giờ hoặc sớm hơn nữa ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19.
Video đang HOT
Để có căn cứ khoanh vùng, nhân viên điều tra dịch tễ sẽ tiến hành điều tra nhanh ca F0 kết hợp với đánh giá thực địa để có cơ sở khoanh vùng phạm vi xử lý.
Đối với công tác điều tra dịch, xác định các mốc dịch tễ của F0, lập danh sách F1 gần, F1 xa và F2 của F1 gần sẽ được điều tra theo thực tế tiếp xúc, không theo hộ khẩu.
Người có hộ khẩu nhưng không sống tại địa phương, không tiếp xúc thì không tính; ngược lại đối với người dù không có hộ khẩu nhưng sinh hoạt trong khu vực, thân nhân, bạn hữu thăm viếng thì vẫn phải lập danh sách người tiếp xúc… Đồng thời, những người tiếp xúc với F0 sẽ được phân loại mức độ nguy cơ tiếp xúc, từ đó sẽ lên phương án xử lý thích hợp.
Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tùy theo từng đối tượng sẽ theo các nguyên tắc riêng. Đối với tất cả F1 sau khi được lập danh sách sẽ được chuyển ngay về khu cách ly tạm thời của quận, huyện để điều tra dịch tễ.
F1 sẽ được làm test nhanh ngay, đồng thời lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định RT- PCR. Nếu kết quả test nhanh dương tính với SARS-COV-2 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR.
Các mẫu xét nghiệm khẳng định RT- PCR sẽ được chuyển khẩn về phòng xét nghiệm theo sự điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ hoặc sớm hơn.
Các đối tượng khác như F2, xét nghiệm mở rộng… sẽ được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc 2 – 3 hộ trong cùng một mẫu gộp để thuận lợi cho việc truy vết sau này. Nếu kết quả test nhanh dương tính với SARS-COV-2 thì xử lý như trường hợp nhiễm trong khi chờ kết quả khẳng định RT- PCR.
TP.HCM sẽ xác định khu vực khoanh vùng trong 1 giờ ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19.
100% ca F0 phải được điều tra trong 1 giờ
Việc tổ chức lấy mẫu được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo khi lấy mẫu. Từng hộ sẽ được mời lần lượt ra điểm lấy mẫu, bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất.
Trong đợt cao điểm kiểm soát dịch COVID-19 lần này, thành phố sẽ sắp xếp, tổ chức bộ máy điều tra dịch và can thiệp chống dịch tại cộng đồng.
Trung tâm Y tế quận, huyện và trạm y tế sẽ đảm trách tổ chức lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch. Các lực lượng này chỉ tập trung công việc của mình, không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, để đảm bảo hoàn thành công tác truy vết thật chi tiết, hiệu quả và công tác xét nghiệm nhanh chóng, an toàn.
Việc phân công lực lượng này nhằm đàm bảo 100% F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ sau khi nhận được thông tin và các F1 phải có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ; các F2 và mẫu xét nghiệm ổ dịch phải có kết quả trong 24 giờ. Trên cơ sở đó quyết định việc điều chỉnh phạm vi phong tỏa.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Giai đoạn thử thách với TP.HCM
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế đang điều phối nhân lực tối đa, cùng với sự viện trợ của Trung ương, dốc toàn lực khống chế dịch. Đây là giai đoạn thử thách năng lực của thành phố khi hàng nghìn người các lực lượng tỏa ra khắp mặt trận, từ truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị đến tiêm vaccine. Đây cũng là giai đoạn thành phố có nhiều biện pháp mạnh, quyết liệt hơn trong chiến lược chống dịch.
Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức toàn quyền quyết định một số vấn đề, trong đó có việc ra lệnh phong tỏa các khu vực trên địa bàn. Riêng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên phần mềm Quang Trung, thành phố giao Ban quản lý chịu trách nhiệm cao nhất.
Sở tăng cường tổ công tác đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng hàng hải, bến xe, nhà ga… Đồng thời, tăng cường lực lượng hỗ trợ một số quận, huyện đang có tình hình dịch bệnh phức tạp.
Hai ký túc xá TP HCM chuyển thành bệnh viện dã chiến 5.000 giường
Sở Y tế ngày 26/6 quyết định lập hai bệnh viện dã chiến từ hai ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, nâng số giường điều trị Covid-19 lên 10.000.
Ký túc xá Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh tại số 1 Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM, trở thành "Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1", quy mô 1.000 giường. Ký túc xá khu A tại Khu phố 6, phường Linh Trung, TP Thủ Đức, trở thành "Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2", quy mô 4.000 giường.
Theo Sở Y tế TP HCM, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1 dự kiến hoạt động từ ngày 26/6. Tùy tình hình số ca mắc mới, bệnh viện số 2 sẽ hoạt động khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Sở Y tế sẽ luân phiên bác sĩ và điều dưỡng từ các bệnh viện công lập đến tham gia điều trị bệnh nhân. Giai đoạn đầu, ưu tiên chọn các nhân viên đã từng tham gia Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, do đã có kinh nghiệm công tác trong môi trường bệnh viện dã chiến.
Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng chức năng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bao gồm các nhân sự của ngành y tế, Đại học Quốc gia TP HCM và Bộ Tư lệnh TP HCM. Nhân sự hậu cần sử dụng từ nguồn nhân sự đang công tác tại hai khu cách ly tập trung thuộc Đại học Quốc gia TP HCM.
Mỗi bệnh viện có ít nhất một xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19. Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM điều phối tăng cường xe cứu thương khi có yêu cầu chuyển viện.
Trường hợp cần xét nghiệm RT-PCR, nhân viên lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định. Các bệnh viện thành phố chi viện các xe lưu động thực hiện được xét nghiệm máu cơ bản, Xquang phổi tại chỗ.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chịu trách nhiệm tập huấn về các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho nhân viên y tế của các bệnh viện dã chiến. Nơi này cũng sẽ hội chẩn, tư vấn chuyên môn khi có yêu cầu của các bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện dã chiến.
Thời gian qua, Sở Y tế đã chuyển đổi công năng của một số bệnh viện quận, huyện, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của thành phố trở thành các bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 với quy mô tổng cộng 5.000 giường và đã phát huy hiệu quả.
Sở Y tế TP HCM nhận định trước tình hình số ca nhiễm tại thành phố đã vượt qua 2.000 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, việc bổ sung các bệnh viện dã chiến chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc trường hợp đang được cách ly F1 chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (chiếm khoảng 80%) là rất cần thiết. Điều này cũng giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng để tập trung điều trị cabệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Qua nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình hệ thống các cơ sở điều trị Covid19 theo hình "tháp ba tầng" tại tỉnh Bắc Giang đang được Bộ Y tế triển khai, Sở Y tế nhận định mô hình này là giải pháp phù hợp cho tình hình hiện nay.
Theo mô hình này, thành phố đã có các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch (thuộc tầng ba của hình tháp) và các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 (thuộc tầng hai của hình tháp) với tổng công suất là 5.000 giường. Tương ứng với tầng một của hình tháp, các bệnh viện dã chiến sẽ tiếp nhận điều trị trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly (F1, F2) chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, dự kiến cần 5.000-10.000 giường.
TP HCM đang trong đợt bùng phát Covid-19 cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, với 2.960 ca mắc từ 27/4 đến trưa 26/6, xếp thứ hai cả nước trong đợt dịch thứ 4, sau Bắc Giang.
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi hoạt động từ tháng 2/2020, quy mô 300 giường, được cải tạo từ cơ sở vật chất của Trường Quân sự TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
TP.HCM tính phương án sống chung với dịch Dù ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục trong vòng 24 giờ kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhưng lãnh đạo TP.HCM đánh giá dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Nhân viên y tế lấy mẫu tầm soát trên diện rộng đối với người dân P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM . ẢNH: ĐỘC LẬP Chiều 25.6, Ban chỉ đạo...