TPHCM sẽ có làn đường dành riêng cho xe buýt?
Theo Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM, trong quý II năm 2017 sẽ triển khai làn đường dành riêng cho xe buýt để tăng tốc độ lưu thông, giúp xe chạy đúng giờ.
Ngày 21/3, ông Trần Chí Trung – Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP (thuộc Sở GTVT TPHCM) cho biết, có 2 tuyến đường một chiều được Sở GTVT TP chọn để thí điểm làn đường dành riêng cho xe buýt nhằm tăng tốc độ lưu thông. Đây được xem là giải pháp giúp xe chạy đúng giờ, qua đó thu hút thêm người dân sử dụng loại hình phương tiện công cộng này.
Cụ thể, đường Điện Biên Phủ (từ vòng xoay Lý Thái Tổ, quận 10 đến chân cầu Sài Gòn, quận 2) và đường Võ Thị Sáu (từ vòng xoay Dân Chủ, quận 3 đến Đinh Tiên Hoàng, quận 1) được chọn bố trí làn dành riêng cho xe buýt lưu thông.
Dù được trợ giá cả nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng xe buýt thành phố vẫn “ế khách”
Video đang HOT
Theo ông Trung, nếu tổ chức thí điểm thành công sẽ tiếp tục nghiên cứu triển khai làn dành riêng cho xe buýt trên đường Trường Chinh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng…
Trước đây, TPHCM từng tổ chức thí điểm làn đường dành cho xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) nhưng vì nhiều lý do bất cập nên sau đó ngưng thí điểm.
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP, từ năm 2013 đến nay khối lượng vận chuyển xe buýt có xu hướng giảm. Năm 2013 là 411 triệu lượt, năm 2014 là 367 triệu lượt và 2015 là 334,5 triệu lượt. Trong khi đó, giai đoạn này trung bình mỗi năm ngân sách thành phố phải chi hơn 1.100 tỷ đồng trợ giá xe buýt. Năm 2016 tiền trợ giá xe buýt là 932 tỷ đồng nhưng lượng hành khách ước tính giảm khoảng 11% so với năm 2015.
Quốc Anh
Theo Dantri
2.000 xe buýt ở TP HCM được cho quảng cáo bên ngoài
Với 2.000 chiếc, dự kiến số tiền thu được từ quảng cáo trên thân xe buýt của TP HCM hơn 100 tỷ đồng mỗi năm, góp phần giảm gánh nặng trợ giá từ ngân sách.
UBND TP HCM vừa giao Sở Giao thông Vận tải hoàn chỉnh báo cáo kết quả đề án thí điểm quảng cáo trên thân xe buýt; đồng thời phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai mở rộng quảng cáo cho các tuyến còn lại trên địa bàn với hơn 2.000 chiếc.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc quảng cáo phải đúng quy định pháp luật (về nội dung, hình thức...); đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia; đảm bảo hàng Việt Nam và hàng do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tham gia từ 50% trở lên.
2.000 xe buýt của TP HCM sẽ được quảng cáo. Ảnh: Hữu Công
Ngoài ra, phải dành 20% tổng số lượng xe để phục vụ công tác tuyên truyền, cổ động chính trị. Đấu thầu công khai chọn đơn vị khai thác quảng cáo, quản lý đối với toàn bộ các phương tiện (có trợ giá và không trợ giá). Thời gian hợp đồng quảng cáo là 3 năm, mỗi năm có điều chỉnh giá hợp đồng theo tỷ lệ trượt giá được công bố...
Theo Sở Giao thông Vận tải, trong đợt quảng cáo thí điểm trên 171 xe buýt có trợ giá thuộc 10 tuyến bắt đầu từ tháng 4 năm nay, ngân sách TP HCM đã thu được 14,6 tỷ đồng, tăng 40% so với dự kiến. Việc thí điểm quảng cáo trên thân xe buýt được cho là không gây mất mỹ quan đô thị, không gây mất an toàn giao thông như lo ngại.
Theo tính toán, nếu quảng cáo trên hơn 2.000 xe buýt, thành phố sẽ thu được hơn 100 tỷ đồng mỗi năm, góp phần giảm số tiền trợ giá cho xe buýt. Hiện mỗi năm ngân sách TP HCM phải chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho phương tiện vận tải hành khách công cộng này.
Hữu Công
Theo VNE
Nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc nhận trợ giá xe buýt Theo kết luận thanh tra của UBND TPHCM, việc thiếu kiểm tra giám sát giữa các đơn vị chức năng đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp vận tải lợi dụng quyết toán khống tiền trợ giá xe buýt hàng trăm triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, đối tượng không thuộc diện hưởng trợ giá cũng được thanh toán cả trăm triệu...