TP.HCM sẽ cấm xe chở hàng chạy vào ban ngày?
Ngành vận tải hàng hóa đường bộ được định hướng sẽ không hoạt động vào ban ngày, mà sẽ chuyển vào ban đêm nhằm hạn chế ùn tắc và tai nạn.
Sáng 10-1, trong chương trình Cà phê sáng với báo chí, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết sở đang xây dựng đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng, kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP. Theo đó, đề án có nội dung đáng chú ý là việc sẽ cấm xe chở hàng chạy vào ban ngày.
Theo ông Lâm, TP có gần 9 triệu dân, mỗi ngày có hàng ngàn phương tiện đăng ký mới, tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng. Trong khi đó, hạ tầng giao thông hiện nay không theo kịp. Hiện TP đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu về giao thông hiện nay.
Ông Lâm cũng cho biết hiện TP có 28 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, trong đó 15 điểm đã có chuyển biến tốt, bảy điểm có chuyển biến nhưng còn phức tạp, sáu điểm không chuyển biến. “Sở GTVT đang lấy ý kiến của các bên liên quan về việc công bố xóa sáu điểm chuyển biến tốt. Đồng thời, bổ sung các điểm phát sinh mới để xây dựng kế hoạch xử lý trong năm 2020″ – ông Lâm chia sẻ.
Theo ông Lâm, trong năm 2019, khối lượng vận tải công cộng đều tăng nhưng xe buýt lại giảm 11%. Sở đã nhận ra được tồn tại như cấu trúc đô thị, chính sách trợ giá, phương tiện cá nhân lớn… là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển xe buýt.
Năm 2020, giao thông công cộng TP sẽ có nhiều thay đổi mới như xe trợ giá, cách thức quản lý, hạ tầng kết nối, kết hợp các phương tiện khác như GoViet, Grab để người dân có thể một bước từ nhà ra các nơi kết nối với giao thông công cộng. Đồng thời, Sở GTVT cũng đang nghiên cứu xây dựng các xe buýt nhỏ để tăng khả năng tiếp cận với người dân. Tuy nhiên, về lâu dài, giải pháp bao quát và căn cơ là phát triển hệ thống giao thông công cộng, đồng thời hạn chế xe cá nhân. Tất cả nội dung trên đã được Sở GTVT xây dựng trong đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng, kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP.
Video đang HOT
Theo đó, đề án này còn có nội dung đáng chú ý là năm 2020 ngành vận tải hàng hóa đường bộ được định hướng sẽ không hoạt động vào ban ngày, mà sẽ chuyển vào ban đêm nhằm hạn chế ùn tắc và tai nạn. Cụ thể, đối với xe khách sẽ có lộ trình quản lý, hạn chế đón khách ở trung tâm TP; chỉ cho xe du lịch đi vào trung tâm; taxi sẽ có sự thiết lập, sắp xếp để được trật tự hơn. Những nội dung này sẽ được Sở GTVT nghiên cứu, lập kế hoạch với lộ trình thực hiện và các giải pháp hỗ trợ cụ thể.
Hiện UBND TP cũng đã cơ bản thống nhất dự thảo của đề án và Sở GTVT đang phối hợp nghiên cứu, bổ sung để hoàn chỉnh trước khi trình HĐND TP.
Từ ngày 18-1, Sở GTVT sẽ tiến hành hạn chế xe tải trên phần đường hỗn hợp để kiềm chế tai nạn. Theo đó, Sở GTVT tiến hành hạn chế ô tô có khối lượng chuyên chở trên 2,5 tấn lưu thông trên phần đường hỗn hợp quốc lộ 1, đoạn đường bị hạn chế là từ xa lộ Hà Nội đến nút giao An Lạc, trong các khoảng thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ, từ 11 giờ đến 13 giờ, từ 17 giờ đến 19 giờ.
Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp với CSGT và thanh tra giao thông khi lắp đặt biển báo, treo băng rôn thông báo thời gian thực hiện.
Sở cũng đề nghị các quận, huyện có tuyến quốc lộ 1 đi qua tuyên truyền, vận động các hộ dân trên tuyến, đặc biệt các hộ kinh doanh vận tải nắm rõ thời gian triển khai thực hiện và tuân thủ nghiêm hệ thống báo hiệu khi lưu thông trên đường.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Ông Trần Quang Lâm: Đến 2025 giao thông TP.HCM sẽ ổn định
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM ông Trần Quang Lâm trả lời đại biểu đến 2025 giao thông Thành phố sẽ ổn định.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM trả lời chất vấn sáng 13/7.
Sáng 13/7, HĐND TP.HCM chất vấn Giám đốc Sở GTVT liên quan đến vấn đề ùn tắc giao thông, tiến độ các công trình trọng điểm, phát triển vận tải hành khách công cộng, thu phí đậu xe dưới lòng đường.
Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt đặt câu hỏi hiện nay tình trạng ùn tắc giao thông rất phức tạp, trở thành nỗi ám ảnh của người dân, vậy việc quy hoạch, định hướng phát triển của Thành phố đến năm 2025 như thế nào?
Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, không dám khẳng định đến 2025 thành phố sẽ hết ùn tắc hay hết kẹt xe, tuy nhiên ông Lâm cho rằng nếu triển khai các giải pháp đồng bộ, đúng theo quy hoạch thì giao thông thành phố sẽ ổn định.
Ông Lâm cho biết, tốc độ đô thị hóa của TP.HCM đến nay đã trên 80%, cùng với đó là việc nhập cư từ các địa phương khác, vì vậy áp lực giao thông là rất lớn. Không riêng gì TP.HCM mà nhiều đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới đều chịu cảnh ùn tắc. Ngành GTVT đã chạy mô hình, mô phỏng tình hình giao thông thành phố hiện tại và đến 2025 với giả thiết các dự án giao thông đã được triển khai xây dựng xong.
Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2021
Cụ thể, theo kế hoạch đến năm 2025 TP.HCM sẽ hoàn thành tuyến metro số 1, số 2, một số tuyến BRT, khép kín Vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên, cao tốc Bến Lức - Long Thành. Các dự án đến nay đã có kế hoạch thực hiện, chỉ rõ nguồn vốn, UBND Thành phố cũng đã chỉ đạo phối hợp với các địa phương để mở rộng các quốc lộ kết nối.
Ngoài ra Thành phố cũng triển khai các giải pháp phát triển giao thông công cộng đi cùng với hạn chế giao thông cá nhân. "Với việc hạ tầng được đầu tư, giao thông công cộng phát triển thì đến 2025 giao thông Thành phố sẽ ổn định", ông Lâm khẳng định.
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung đặt câu hỏi về tiến độ thi công cầu Thủ Thiêm 2 đến nay như thế nào? Ông Lâm cho biết, nhà đầu tư đã triển khai đường và cầu dẫn phía bờ quận 2 và các trụ ở giữa sông. Tuy nhiên, phía quận 1 đang vướng GPMB tại khu vực cảng Ba Son. Thành phố cũng đã làm việc với Bộ Quốc phòng để bàn giao mặt bằng sớm. Nếu được bàn giao sớm, dự kiến quý II/2020 sẽ hợp long cầu chính, đầu 2021 sẽ hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2.
Phan Tư
Theo Baogiaothong
Tiến tới hạn chế xe cá nhân Kẹt xe là một trở ngại lớn, ảnh hưởng chất lượng sống, cản trở phát triển kinh tế, trở thành nỗi bức xúc với hàng triệu người dân TPHCM. Đây còn là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Nhìn ra thế giới TPHCM hiện có khoảng 8 triệu xe máy, hơn 700.000 ô tô. Trung bình...