TP.HCM sẽ bàn giải pháp lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe
Ngày 13.12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng lãnh đạo TP.HCM làm việc với Sở GTVT cùng các sở ngành, quận huyện, tổng công ty… để bàn giải pháp giảm ùn tắc giao thông cho TP.HCM.
Về giải pháp chống kẹt xe, ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TSN), Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam Trần Doãn Mậu cho biết: Từ đây đến tết lượng khách sẽ tăng đột biến, do đó cảng vụ sẽ điều phối bằng cách bố trí bay khung giờ thấp điểm và chuyến bay đêm; sẽ khai thác quỹ thời gian chuyến 5 giờ sáng và giờ khuya, đưa ra giá vé hợp lý cho hành khách cũng như sắp xếp hợp lý lịch bay của các hãng hàng không.
Liên quan đến 150 tuyến đường cam kết an toàn giao thông ở quận, huyện, Phó chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa đề nghị ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP, trực tiếp rà lại, đánh giá tình hình các con đường này có chuyển biến không. Nếu không chuyển biến cần quy trách nhiệm đối với người đứng đầu quận, huyện vì “hứa mà không làm”.
Đề giảm ùn tắc, ông Khoa cho hay 47 dự án đã khởi công thì phải cố gắng hoàn thành trong năm 2017 chứ không để kéo dài. Thời gian tới Sở GTVT cũng cần đưa vấn đề làm lệch ca, lệch giờ ra tính toán, bàn với sở ngành và mong nhận được sự đồng thuận.
Liên quan đến 4 km đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Dầu Giây, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho hay theo gợi ý của TP, sắp tới VEC sẽ bàn với Sở GTVT, báo cáo Bộ GTVT để bàn giao đoạn đường này cho TP. Từ đó TP có thể tổ chức cho xe máy đi trên đoạn đường nhằm giảm ùn tắc ở nút giao An Phú (Q.2).
Để giải quyết dứt điểm thường xuyên ùn tắc ở nút giao thông An Phú, VEC đề xuất xây dựng ở nút giao thông này một hầm chui để đảm bảo giao cắt tốt hơn. Hiện kinh phí đầu tư cho đường cao tốc còn dư nên không phải lo lắng về kinh phí khi xây dựng hầm chui.
Ngoài ra, VEC cũng đang tiến hành làm đường song hành với đường cao tốc để phục vụ đi lại của người dân, giảm áp lực giao thông cạnh đường cao tốc.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, kiểm tra tình trạng bảo kê, bao che, chấm dứt ngay tình trạng bến cóc, xe dù. Ngoài ra, cũng cần quản lý chặt chẽ các hãng taxi, tạo ra các bãi đỗ xe để taxi bớt chạy lòng vòng ngoài đường gây ra ách tắc. TP cũng nên tăng cường chất lượng xe buýt, có thể xem xét tổ chức một số tuyến xe buýt miễn phí để vận động người dân sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn.
(Theo Thanh Niên)
Video đang HOT
Đà Nẵng căng thẳng với kẹt xe
Trước vấn nạn kẹt xe ngày càng gia tăng, chính quyền Đà Nẵng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân theo lộ trình; triển khai bãi đỗ xe ngầm và thu phí đậu đỗ xe dưới lòng đường.
Tình trạng kẹt xe đã xảy ra lâu nay tại nhiều tuyến đường trung tâm thành phố Đà Nẵng trong giờ cao điểm.
Đường một chiều Phan Chu Trinh (quận Hải Châu), 16h45 ngày 8/12, các phường tiện di chuyển khó khăn khi bắt đầu vào giờ cao điểm.
Các nguyên nhân dẫn đến kẹt xe ở Đà Nẵng được chỉ ra là: Dân số tăng; nhiều tòa nhà cao tầng, công sở ở khu vực trung tâm; nhiều đèn đỏ do nhiều đoạn giao cắt; quá ít chỗ đậu đỗ ôtô...
Ôtô đậu đỗ kéo dài bên lề đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến kẹt xe.
"Trên các tuyến phố nhỏ xe đậu đỗ tràn ngập", Chủ tịch thành phố Huynh Đức Thơ phát biểu tại phiên họp HĐND TP mới đây và cho biết Đà Nẵng đã trình Chính phủ phương án thu phí đậu đỗ ôtô dưới lòng lề đường. Các xe càng đậu đỗ gần khu vực trung tâm thì phí càng cao.
Trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, thành phố đã phân thành 3 làn đường mỗi chiều, tuy nhiên làn đường phía trong của xe thô sơ và xe máy tại nhiều đoạn lại được kẻ vạch cho phép đậu đỗ ôtô. Giải pháp tình thế này khiến xe máy và xe thô sơ dồn hết sang làn đường thứ 2, gây ách tắc.
Chủ tịch Đà Nẵng thừa nhận thành phố đang đối mặt thách thức rất lớn về hạ tầng giao thông.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh bị kẹt nặng nhất đoạn từ cầu Rồng về nút giao đường Phan Chu Trinh.
Thành phố đã lắp đặt camera công cộng, bố trí lực lượng CSGT túc trực tại các ngã tư trong giờ cao điểm để đảm bảo trật tự giao thông.
Theo chính quyền Đà Nẵng, tình trạng kẹt xe như hiện nay có phần nguyên nhân do làm nút giao thông ở cầu sông quay sông Hàn chặn đi một dòng xe, khiến tăng lưu lượng xe ở cầu Rồng.
"Bình thường, không làm nút giao thông này, cũng bắt đầu căng thẳng rồi", Chủ tịch Đà Nẵng nói.
Vừa qua Đà Nẵng đã áp dụng đậu xe ôtô theo ngày chẵn, lẽ để giảm tình trạng kẹt xe. Theo đó, số nhà chẵn sẽ cấm đỗ xe vào ngày chẵn, số nhà lẻ cấm đỗ xe ngày lẻ.
Thành phố cũng đã bàn đến lộ trình cắt giảm xe máy cá nhân, tuy nhiên theo Chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ "nếu không có phương tiện công cộng thay thế thì lộ trình này rất khó thực hiện".
"Dù đã có những kịch bản dự báo hay bài học nhãn tiền của Sài Gòn, Hà Nội, nhưng Đà Nẵng đã kẹt xe. Vấn nạn kẹt xe thực sự là nguy cơ và thử thách với Đà Nẵng, khi dân số tăng lên 2 triệu hay 2,5 triệu người", ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Cầu Sài Gòn kẹt cứng sau cú tông của 2 xe khách Ôtô bị nổ lốp trên cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh, đang chờ cứu hộ thì bị xe khách đâm vào đuôi khiến giao thông qua khu vực kẹt cứng hơn một km. Xe 30 chỗ sau khi húc đuôi xe khách bị nạn. Ảnh: Sơn Hòa Sáng 5/12, xe khách 30 chỗ chạy trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ quận 2...