TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao
Theo kế hoạch, TP.HCM tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao vào tháng 11 và 12.
Thông tin này được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế thành phố, diễn ra vào chiều 30/10.
Theo ông Châu, trong hai tháng cuối năm, TP.HCM có kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 tuổi. Riêng cuối tháng 11, TP.HCM tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ 12-17 tuổi.
ảnh minh họa
Đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết trong năm 2022, kế hoạch của thành phố là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Ngoài ra, người đủ thời gian theo quy định của Bộ Y tế cũng có thể tiêm mũi 3, mũi 4.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, tính đến ngày 29/10, thành phố đã tiêm chủng cho 86.324 trẻ em, trong đó, 79.788 trẻ trong độ tuổi 16-17, 6.536 trẻ 12-15 tuổi. Sau tiêm, các em được theo dõi sức khỏe 30 phút tại chỗ.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng khuyến cáo ngoài việc theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm, phụ huynh cần theo dõi các cháu trong vòng 28 ngày, đặc biệt là trong 7 ngày đầu – nhất là 3 ngày đầu tiên sau tiêm phải quan sát, theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ, khi có bất kỳ biểu hiện nào cần được phát hiện ngay…
Thống kê từ Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM cho thấy tính đến ngày 30/10, thành phố đã tiêm được 11.631.415 mũi. Ngoại trừ quận 10 có tỷ lệ tiêm mũi 1 là 97%, tất cả khu vực còn lại của thành phố đã hoàn thành 100% mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Tổng cộng 99,48% dân số từ 18 tuổi trở lên của thành phố đã được tiêm vaccine Covid-19 mũi 1. Tỷ lệ người được tiêm đủ hai mũi là 78,93%; trong đó, nhóm trên 65 tuổi là: 90,15%; trên 50 là 84,16%.
Ngày 8/3, TP.HCM là một trong 12 địa phương đầu tiên triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 . Nhóm được ưu tiên tiêm chủng là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm nhân viên y tế đang điều trị ca mắc Covid-19, thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, quân đội, công an.
Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là "hiệu quả" của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau?
Bởi lẽ sự so sánh ấy là hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta không thể so sánh Pfizer với Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca hoặc Sinopharm được.
Video đang HOT
Đầu tháng 3/2021, thành phố Detroit (Michigan, Mỹ) chuẩn bị nhận được lô hàng 6200 liều vaccine từ Johnson & Johnson. Nhưng thật bất ngờ, thị trưởng thành phố - ông Mike Duggan thẳng thừng từ chối. Ông bảo rằng ông sẽ chỉ tin tưởng vào vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna, vì đó là những loại tốt nhất.
Ý của Duggan liên quan đến những con số gọi là "tỉ lệ hiệu quả ngăn ngừa" của vaccine. Theo đó, vaccine của Pfizer có chỉ số này lên tới 95% vào 7 ngày sau mũi thứ 2. Của Moderna là 94% vào ngày thứ 14 sau mũi thứ 2. Để so sánh, Johnson & Johnson là 66%, sau 28 ngày.
Và nếu như chỉ nhìn vào các chỉ số như vậy, có thể thấy AstraZeneca và Johnson & Johnson có hiệu quả kém nhất, nếu so với nhóm đầu bảng như trong bức hình dưới đây!
Nguồn ảnh: Vox
Nhưng vấn đề là giả định về sự hiệu quả của vaccine nếu chỉ dựa vào chỉ số này thì hoàn toàn không đúng. Mọi thứ không đơn giản chỉ có như vậy, và chúng ta đã hiểu sai về "hiệu quả" của vaccine là như thế nào.
Cách các hãng tính "chỉ số hiệu quả" của vaccine
Chỉ số hiệu quả của vaccine được tính thông qua thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, khi các hãng tiến hành thử nghiệm trên hàng chục ngàn người. Những người tham gia sẽ được chia làm 2 nhóm: Một nửa được tiêm vaccine, và nửa còn lại được tiêm giả dược (placebo).
Sau khi tiêm, tất cả trở lại cuộc sống bình thường nhưng được các chuyên gia theo dõi sát sao trong vài tháng, để xem liệu họ có nhiễm Covid-19 hay không!
Như thử nghiệm lâm sàng của Pfizer được thực hiện trên 43.000 người. Đến cuối cùng, 170 người dương tính với Covid-19. Nhưng điều quan trọng nằm ở việc 170 người này phân bổ thế nào vào 2 nhóm trên mới ra được chỉ số hiệu quả của vaccine.
Sự hiệu quả của vaccine nằm ở tỉ lệ nhiễm được phân bổ ở nhóm được tiêm và không được tiêm (Ảnh: Vox)
Nếu như tỉ lệ phân bổ là 50-50 (mỗi nhóm có 85 người), có nghĩa người được tiêm có rủi ro nhiễm bệnh chỉ ngang ngửa người không tiêm, và chỉ số hiệu quả là 0%. Nếu nhóm placebo chiếm trọn, tỉ lệ hiệu quả là 100%. Trong trường hợp của Pfizer, có đến 162 người nhiễm bệnh ở nhóm không tiêm, và chỉ có 8 người thuộc nhóm đã tiêm, nên tỉ lệ hiệu quả là 95%.
Nhưng con số 95% này cũng có sự hiểu nhầm. Nó không có nghĩa cứ 100 người được tiêm sẽ có 5 người nhiễm bệnh. Đây là tỉ lệ áp dụng cho từng cá nhân - người được tiêm sẽ có ít rủi ro nhiễm bệnh hơn người không tiêm 95% nếu không may tiếp xúc với mầm bệnh. Đây cũng là cách mà toàn bộ các hãng vaccine hiện nay áp dụng để tính toán tỉ lệ hiệu quả của mình.
Tại sao không thể so sánh chỉ số hiệu quả của các loại vaccine?
Đơn giản là vì thử nghiệm lâm sàng của mỗi loại vaccine được thực hiện trên các điều kiện khác nhau hoàn toàn.
"Một trong những điều đáng chú ý nhất khi chúng ta nhìn vào những con số này (tỉ lệ hiệu quả), đó là thời điểm thực hiện thử nghiệm lâm sàng," - Deborah Fuller, chuyên gia sinh học từ ĐH Washington (Mỹ) lên tiếng.
Lấy ví dụ từ 3 loại vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Biểu đồ dưới đây cho thấy thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna rơi vào tháng 8 - 11/2020, giai đoạn dịch bệnh tại Mỹ đang hạ nhiệt. Johnson & Johnson thì khác, họ thử nghiệm lâm sàng từ giữa tháng 11 cho đến cuối tháng 1/2021, thời điểm ca nhiễm tăng vọt, nghĩa là khả năng tiếp xúc với ca bệnh của các ứng viên tham gia là nhiều hơn hẳn.
Biểu đồ ca nhiễm và giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của 3 hãng vaccine tại Mỹ (Nguồn: Vox)
Thêm vào đó, Johnson & Johnson còn thực hiện thử nghiệm lâm sàng tại các nước khác như Nam Phi và Brazil. Những nơi ấy không chỉ có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn, mà chủng bệnh cũng khác biệt (như biến chủng B.1.351 của Nam Phi, và P.2 của Brazil). Thử nghiệm của Johnson & Johnson rơi vào đúng thời điểm các biến chủng xuất hiện và trở thành chủng chiếm ưu thế tại các quốc gia được lựa chọn, và đó đều là các chủng có khả năng lây nhiễm nhanh hơn.
Số liệu cho thấy, 67% các ứng viên tham gia thử nghiệm lâm sàng bị nhiễm bệnh tại châu Phi là tác phẩm của biến chủng mới, chứ không phải chủng bệnh hoành hành tại Mỹ suốt mùa hè năm 2020. Nhưng bất chấp như vậy, tỉ lệ hiệu quả vẫn ở mức 64%.
"Nếu muốn so sánh 2 loại vaccine với nhau, chúng ta sẽ cần so chúng ở cùng thử nghiệm, cùng điều kiện, cùng thời điểm và địa điểm," - chuyên gia Amesh Adalja từ ĐH Johns Hopkins nhận định.
"Nếu yêu cầu Pfizer và Moderna thực hiện lại thử nghiệm lâm sàng ở cùng điều kiện với Johnson & Johnson, chúng ta sẽ thấy tỉ lệ hiệu quả rất khác biệt," - Fuller bổ sung thêm.
Nói cách khác, chỉ số hiệu quả của vaccine chỉ cho chúng ta thấy chuyện gì đã xảy ra trong thử nghiệm lâm sàng của mỗi loại, chứ không hoàn toàn là những gì sẽ xảy ra khi áp dụng vào thực tiễn.
Chỉ số hiệu quả ngăn ngừa không phải mục đích thực sự của vaccine Covid-19
Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng đây không phải là các chỉ số tốt nhất để đánh giá sự hiệu quả của một loại vaccine. Bởi lẽ, việc chặn đứng toàn bộ khả năng nhiễm bệnh không phải là mục đích chính của các chương trình tiêm chủng.
"Mục đích của các chương trình tiêm chủng Covid-19 hiện nay không phải là để đưa thế giới về mức không có ca nhiễm, mà là để kìm hãm virus, khiến nó bớt nguy hiểm hơn, giảm khả năng gây ra triệu chứng nghiêm trọng, giảm mức cần thiết phải nhập viện, và giảm ca tử vong," - trích lời Adalja.
Lấy ví dụ với một người bình thường, tình huống lý tưởng nhất là không nhiễm bệnh, và xấu nhất là nhiễm bệnh rồi chết. Nhưng đại dịch không đơn giản như vậy. Ở giữa nó là nhiều mốc khác: Nhiễm bệnh mà không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ, có triệu chứng nặng, rồi nhập viện và tử vong.
Trong tình huống lý tưởng nhất, vaccine sẽ giúp chúng ta hoàn toàn ngăn chặn được khả năng nhiễm bệnh. Nhưng trong thực tế, nó hoàn toàn không khả thi và cũng không phải là mục đích các chương trình tiêm chủng nhắm đến. Mục tiêu thực sự là cung cấp đủ miễn dịch cho con người nhằm tránh được 3 kịch bản xấu nhất, đưa Covid-19 trở về một căn bệnh giống như cảm cúm, thay vì một thứ có thể khiến bạn buộc phải nhập viện rồi không thể trở về nữa.
Và đoán xem, mục tiêu ấy là thứ mà toàn bộ các loại vaccine hiện nay đều làm được, thậm chí là rất tốt. Ở toàn bộ các thử nghiệm lâm sàng, trong khi nhóm không tiêm chủng có người phải nhập viện, có người tử vong, thì những người đã tiêm mà nhiễm bệnh không một ai phải nhập viện cả (và cũng không ai chết).
"Một điều tôi muốn mọi người hiểu là toàn bộ các loại vaccine đều hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn tử vong," - Fuller chia sẻ.
Sự hiệu quả trong khả năng ngăn chặn virus của vaccine có quan trọng, nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Thứ bạn nên quan tâm không phải là vaccine nào sẽ giúp ngăn ngừa dịch bệnh, mà là vaccine nào giúp bạn sống sót, hoặc không phải nhập viện nếu nhiễm bệnh. Và câu trả lời là toàn bộ các loại vaccine hiện nay, dù là Pfizer, Moderna của Mỹ, AstraZeneca của Anh, hay Sinopharm của Trung Quốc.
Bình Dương lên kế hoạch tiêm vaccine cho 180.000 trẻ 12-17 tuổi Tỉnh Bình Dương dự kiến tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 180.000 trẻ từ 12-17 tuổi vào cuối tháng 10. Ngày 29/10, Phó UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà đã ký văn bản hỏa tốc về việc triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 180.000 trẻ được tiêm vaccine...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái liên tục nôn ra dòi khiến bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân

Nhà khoa học Việt sáng chế gel tái tạo khớp, mở hướng điều trị không cần mổ

Căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng 500 triệu người trên thế giới

Say rượu ngã úp mặt, đôi đũa nhựa cắm mũi suốt một năm nhưng không biết

Cách khắc phục tình trạng bó cơ tại nhà

Bị ong vò vẽ đốt 30 mũi, cụ ông sốc phản vệ, phải lọc máu liên tục

Đừng lạm dụng bổ sung vitamin cho trẻ!

Tê tay do hội chứng ống cổ tay cần phát hiện sớm

Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

Đau bụng kinh kéo dài - dấu hiệu cảnh báo u nang socola nguy hiểm

Rắc một loại gia vị vào cơm, bác sĩ Nhật Bản giảm thành công 31kg

Nam thanh niên nhập viện vì đồ chơi tình dục tự chế
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Mỹ nhân Vbiz xách váy trên thảm đỏ mà tưởng đại minh tinh đi catwalk, thần thái này không thi Hoa hậu quá phí
Hậu trường phim
23:58:25 02/07/2025
Ngô Thanh Vân bùng nổ ở bom tấn Hollywood, báo quốc tế tung hô tận mây xanh
Phim âu mỹ
23:46:39 02/07/2025
Phim cực hot bị xóa ngay trong đêm, phạm vào lệnh cấm ở Cbiz
Phim châu á
23:44:02 02/07/2025
Clip cho thấy thái độ thật của thiếu gia Minh Đạt đối với Midu sau 1 năm cưới
Sao việt
23:38:06 02/07/2025
Chấn động: "Ông trùm tội tình dục" Diddy được tuyên trắng án các tội nghiêm trọng nhất!
Sao âu mỹ
23:28:35 02/07/2025
Poster chính thức của 'Mang mẹ đi bỏ' đặt ra câu hỏi đáng suy ngẫm: Sẽ thế nào khi yêu thương là gánh nặng?
Phim việt
23:17:33 02/07/2025
Lâm Hùng, Lâm Vũ, Quách Tuấn Du và Châu Gia Kiệt phản ứng khi bị nói 'hết thời'
Nhạc việt
22:55:23 02/07/2025
Tài xế lái ô tô khách lấn đường, tông người đi xe máy tử vong
Tin nổi bật
22:50:07 02/07/2025
Campuchia nêu điều kiện để nối lại đàm phán biên giới với Thái Lan
Thế giới
22:48:17 02/07/2025
Tài xế "dính" ma túy, không giấy phép lái xe bị phạt hơn 56 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 02/07/2025