TPHCM sắp có công viên Hello Kitty
Khu công viên Hello Kitty nhiều khả năng sẽ nàm tại quận 6 của TPHCM.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào TPHCM năm 2019, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết ngày 19/5, BRG sẽ khởi công dự án công viên Hello Kitty trong nhà tại Hà Nội. TP HCM cũng đang giới thiệu cho Tập đoàn một khu đất ở quận 6 để làm công viên này.
Ngoài công viên Hello Kitt, BRG đang dự kiến đầu tư vào 3 khách sạn tại TP HCM là Crowne Plaza, Hilton Garden Inn và Diamond Complex. Về sân golf, BRG đang nghiên cứu một dự án ở huyện Hóc Môn.
Được biết, khu vui chơi giải trí Hello Kitty tại Hà Nội do Tập đoàn BRG và đối tác Nhật Bản hợp tác sẽ bắt đầu đi vào khai thác 2020. Đây là công viên giải trí thứ 6 của Saniro ở nước ngoài. Ngoài Hello Kitty, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng châu Á khác cũng sẽ được trưng bày.
Trước đó, cuối năm 2016, Nikkei dẫn báo cáo của Sanrio giải thích lý do cho quyết định đầu tư dự án Hello Kitty ở Việt Nam. Theo đó, đơn vị này lý giải tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng đông đảo. Đây là nhóm người sẵn sàng chi tiền nhiều cho các hoạt động giải trí. Ngoài ra, mỗi năm có 5 triệu người Việt Nam du lịch nước ngoài.
Video đang HOT
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM mời gọi đầu tư 210 dự án, tổng nhu cầu vốn hơn 53 tỷ USD
210 dự án đã được TP.HCM giới thiệu với các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư với tổng nhu cầu vốn hơn 53 tỷ USD.
Sáng 8/5, tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào TP.HCM năm 2019, UBND TP.HCM đã công bố danh sách 210 dự án nhằm mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước góp vốn thực hiện.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thời gian tới, thành phố có nhu cầu tổng vốn đầu tư khoảng 78 tỷ USD. Thế nhưng, thành phố chỉ tự cân đối được nguồn vốn đáp ứng khoảng 20%, còn lại phải mời gọi đầu tư từ trong và ngoài nước.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho 210 dự án này là 1.183.610 tỷ đồng, tương đương 53.804 triệu USD, bao gồm các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, chỉnh trang đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, du lịch giải trí.
210 dự án đã được TP.HCM giới thiệu với các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư.
Lĩnh vực hạ tầng giao thông có 85 dự án và cũng có tổng nhu cầu vốn đầu tư lớn nhất là khoảng 923.630 tỷ đồng, tương đương 41.983 triệu USD, bao gồm 55 dự án cầu - đường bộ, 7 dự án giao thông đường thủy, 8 dự án đường sắt nội đô, 15 dự án đường bộ nội bộ.
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng có 36 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 108.023 tỷ đồng, tương đương 4.910 triệu USD, bao gồm 4 dự án bãi đậu xe, 28 dự án hạ tầng kĩ thuật đô thị, 4 dự án giảm ngập nước; Lĩnh vực văn hóa - thể thao có 15 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 68.190 tỷ đồng, tương đương 3.100 triệu USD.
Lĩnh vực chỉnh trang đô thị có 29 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 46.950 tỷ đồng, tương đương 2.134 triệu USD; Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có 9 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 16.382 tỷ đồng, tương đương 745 triệu USD; Lĩnh vực y tế có 6 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 13.079 tỷ đồng, tương đương 598 triệu USD.
Lĩnh vực giáo dục có 14 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 3.046 tỷ đồng, tương đương 138 triệu USD; Lĩnh vực du lịch - giải trí có 14 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 2.710 tỷ đồng, tương đương 123 triệu USD; Lĩnh vực nông nghiệp có ít số dự án mời gọi đầu tư nhất (2 dự án) và cũng có tổng nhu cầu vốn đầu tư thấp nhất (1.600 tỷ đồng, tương đương 73 triệu USD).
"Chúng tôi cam kết sẽ làm hết mình để tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư. Vì vậy, hãy đến đầu tư và phát triển cùng thành phố", Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kêu gọi.
Nhà đầu tư nước ngoài trao đổi với lãnh đạo TP.HCM.
Được biết, tính đến cuối năm 2018, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM với 8.112 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,94 tỷ USD. Riêng trong năm 2018, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,07 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2017, chiếm 22% tổng FDI của cả nước.
Về hình thức lựa chọn nhà đầu tư, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Có 4 hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đang được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo pháp lí sử dụng đất của từng khu đất và mục tiêu đầu tư của dự án gồm:
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư; Giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo hình thức đấu thầu; Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo VTC News
Dự án 54,6ha lấn biển Lý Sơn: Chưa đánh giá môi trường Dự án The Sea Eyes lấy đi một phiền biển Lý Sơn, trên nền công viên địa chất toàn cầu nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường. Chiều ngày 1/3/2019, trao đổi với Đất Việt, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, dự án The Sea Eyes do Công ty CP Phát...