TP.HCM: Ruộng lúa, vườn mai bị bức tử bởi nguồn nước đen “bí hiểm”
Nguồn nước đen từ sông chợ Đệm sau khi hủy hoại những ao cá, ruộng lúa tại xã Tân Nhựt ( Bình Chánh), giờ xâm nhập sâu vào nội đồng tấn công đồng mai vàng lớn nhất nước tại xã Bình Lợi (Bình Chánh, TP.HCM).
Theo Hội Nông dân huyện Bình Chánh, hiện có khoảng 350ha sản xuất lúa, nuôi cá kiểng, cá thịt thuộc xã Bình Lợi, Tân Nhựt gặp nhiều khó khăn do ô nhiễm môi trường từ nguồn nước đen của sông chợ Đệm.
Hết lúa, cá…
Ông Mai Ngươn Khánh – Phó Chủ tịch HND huyện Bình Chánh cho biết, nước đen từ sông chợ Đệm theo kênh Đường lớn, kênh Bà Tỵ… vào nội đồng, khu vực nuôi cá, sản xuất lúa của nông dân.
Vào mùa vụ sản xuất lúa, nông dân Bình Chánh thiếu nước, nên đành lấy nước đen đưa vào ruộng.
“Nước thải công nghiệp từ huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) và huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM) xả ra gây ô nhiễm dòng nước sông chợ Đệm. Nước này đi vào nội đồng gây thiệt hại lớn cho nông dân trồng lúa, nuôi cá trên địa bàn”, ông Khánh thông tin.
Được biết, mùa vụ sản xuất lúa, nông dân thiếu nước, nên đành lấy nước đen đưa vào ruộng sản xuất.
“Lúa lúc đạt, lúc không, đáng nói là không ai biết được hạt lúa chứa những chất ô nhiễm gì”, một nông dân tại ấp 3 (Tân Nhựt) thổ lộ.
Trong khi đó, nhiều hộ nuôi cá phải “treo” ao vì nước đen. Một hộ nuôi cá thịt tại ấp 3 (Tân Nhựt) cho biết, so với cách đây 3 năm giờ diện tích nuôi cá giảm 2/3.
Ông Khánh trước đây nuôi 4.000m2 ao cá thịt, nhưng giờ chỉ còn nuôi cầm chừng. “Đang nuôi cá mà lỡ lấy nhầm phải nước đen hoặc để nước đen tràn vào ao là cá chết sạch. Trước đây, ấp này rất nhiều bà con nông dân nuôi cá thịt, như: Cá tra, rô phi, lóc… thu hoạch mỗi lần ít cũng chục tấn, nhưng giờ chỉ thả giống nuôi cầm chừng”, ông Khánh chia sẻ.
Video đang HOT
Vài ba năm trước, lão nông Lê Văn Sự (ấp 3, Tân Nhựt) thuê kobe đào 4.000m2 đất lúa thành ao nuôi cá. Với 4 công mặt nước nuôi cá, cụ kiếm mỗi năm hơn chục tấn cá tra, phi, mè…Tính ra lời khoảng 100 triệu đồng/năm.
Lão nông Lê Văn Sự (ấp 3, Tân Nhựt) cho đàn cá ăn.
Giờ sau những vụ cá mất trắng vì nước đen, ông ngao ngán: “Trồng lúa thu nhập không tốt mới chuyển sang nuôi cá, nhưng chỉ được vài ba vụ có ăn, giờ lại khốn khó. Hiện, dưới ao chỉ còn ít cá nuôi để kiếm gạo qua ngày”.
Đến mai vàng…
Hiện, mối nguy nước đen đã uy hiếp khu hơn 340ha mai vàng tại ấp 3, 4 (xã Bình Lợi)- đây là cánh đồng mai vàng lớn nhất nước hiện nay.
Theo ông Trương Thái Ngọc-Chủ tịch UBND xã Bình Lợi, đồng mai vàng này mỗi năm đem lại nguồn lợi thu nhập cho bà con trồng mai hàng trăm tỷ đồng.
Hiện, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đang thực hiện mô hình trồng mai vàng và xây dựng thương hiệu để đẩy mạnh giá trị cho loại cây kiểng này.
Anh Nguyễn Thanh Sơn – một nông dân đang trồng 5ha mai vàng tại đây cho biết, nước ô nhiễm đã vào tận những con kênh nội đồng trong khu vực trồng mai.
“Khi cần nếu không có nước sạch thì nông dân vẫn phải lấy nước đen tưới mai. Gặp phải nước này, mai không chết, nhưng kém sung và đôi khi rụng lá. Một số nông dân trồng mai vàng đã nghĩ đến chuyện khoang giếng lấy nước tưới mai. Tuy nhiên, nếu làm vậy sẽ phát sinh chi phí lớn”, anh Sơn thổ lộ.
Nước đen từ chợ Đệm theo kênh nội đồng vào uy hiệp đồng mai vàng.
Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng cho biết, tình hình nước ô nhiễm từ sông chợ Đệm gây phương hại đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xả ra vài năm nay. Nhiều bà con đã ánh việc này.
“Huyện đã có ý kiến và kiến nghị với TP, nhất là Sở TN-MT TP, tìm hướng khắc phục, giải quyết để bà con nông dân yên tâm sản xuất, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp nào khả dĩ. Sắp tới, ngành TN-MT sẽ tăng cường lắp đặt thiết bị quan trắc nước để cảnh báo bà con nông dân khi lấy nước sản xuất”, ông Phụng cho biết.
Theo Danviet
Trồng lúa hữu cơ, nông dân xứ Huế vừa khỏe người vừa ấm túi
Hơn 4 năm gắn bó với mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, những nông dân ở Hợp tác xã Phù Bài, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nhận thấy, cái được lớn nhất khi họ làm lúa hữu cơ là sức khỏe người sản xuất được đảm bảo, đồng ruộng trở nên sạch sẽ, gọi được cá tôm về.
Gọi cá, tôm về
Buổi chiều đầu thu, khi những ánh nắng cuối ngày trải một màu vàng dịu dàng trên cánh đồng lúa mênh mông, cũng là lúc chiếc máy gặt bắt đầu những vệt cắt đầu tiên trên cánh đồng của HTX Phù Bài. Tiếng máy rộn rã, tiếng cười nói vui vẻ của những nông dân trên bờ đợi thu hoạch lúa khiến bức tranh làng quê thêm sinh động. Đàn chim yến thấy tiếng động, bỗng vụt bay, chao nghiêng trên bầu trời xứ Huế.
Ông Lê Tranh - Giám đốc HTX Phù Bài (bên phải) cùng xã viên kiểm tra chất lượng lúa vụ hè thu. Ảnh: A.T
Ông Đoàn Lộ - người được mệnh danh "trồng nhiều lúa nhất xã", vừa chăm chú ngắm chiếc máy gặt đang cắt những đường gọn gàng trên ruộng lúa của mình, vừa hỉ hả khoe: "Năm nay, Thừa Thiên - Huế hạn hán kỷ lục, lúa nhiều nơi cháy khô, mất trắng, may mắn cánh đồng của HTX Phù Bài vẫn đủ nước tưới nên năng suất lúa vẫn đảm bảo".
Được biết, ông Lộ có đến 5ha lúa (phần lớn diện tích do ông đấu thầu lại của người dân), trong đó có 3ha ông chăm sóc theo quy trình canh tác hữu cơ. Vụ hè thu năm nay, với năng suất lúa bình quân 5 tấn/ha, dự kiến, ông thu được 34 - 35 tấn lúa; vụ đông xuân trước, sản lượng lúa của gia đình đạt 36 tấn.
"Làm lúa hữu cơ chỉ tốn công bón phân, làm cỏ, còn lại không phải phun thuốc bảo vệ thực vật nên khỏe người. Lúa thu hoạch xong, doanh nghiệp thu mua ngay tại ruộng với giá bình quân 7.500 đồng/kg. Như vụ trước, nhờ liên kết với doanh nghiệp làm lúa, tôi thu lãi 100 triệu đồng" - ông Lộ cho biết thêm. Cũng theo ông Lộ, từ ngày làm lúa theo hướng hữu cơ, cánh đồng lúa của HTX Phù Bài bắt đầu xuất hiện cá tôm và các loài thiên địch có ích.
Ông Lê Sau - Trưởng ban Kiểm soát của HTX Phù Bài cho biết, sau 4 năm trồng lúa theo hướng hữu cơ, cánh đồng lúa của HTX được cải thiện đáng kể về mặt môi trường. Đất đai chủ yếu được bón phân hữu cơ, nên phì nhiêu trở lại, chim chóc, cá tôm quay về nhiều.
Tiếp tục mở rộng, nâng tầm
Theo ông Lê Tranh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phù Bài, tổng diện tích canh tác lúa của HTX Phù Bài là 290ha, trong đó có 100ha lúa canh tác theo hướng hữu cơ, liên kết với Tập đoàn Quế Lâm.
"Khi bắt đầu áp dụng mô hình canh tác hữu cơ từ năm 2015, chúng tôi chỉ thử nghiệm 7,5ha, bởi ban đầu người dân chưa thực sự tin tưởng, ngại thay đổi vì từ trước đến nay, bà con đã quá quen với canh tác kiểu cũ. Sau khi được HTX, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình canh tác, bà con áp dụng và cho kết quả khả quan ngay từ vụ đầu, nên từ những vụ sau, diện tích lúa hữu cơ được nhân rộng. Điều quan trọng là bà con cũng nhận ra làm lúa hữu cơ trước hết lợi cho chính sức khỏe của người dân, nên ai cũng hào hứng tham gia" - ông Tranh nói.
Cũng theo ông Tranh, việc sản phẩm được ký hợp đồng bao tiêu với giá cao hơn thị trường 15 - 20% càng khiến bà con yên tâm hơn. "Năm học mới này, chính quyền thị xã Hương Thủy còn khuyến khích tất cả các trường mầm non trên địa bàn sử dụng gạo hữu cơ trong bữa ăn bán trú của các cháu nên đầu ra sẽ rất rộng mở" - ông Tranh khoe.
Được biết, để nâng cao hiệu quả sản xuất, HTX Thủy Phù còn sử dụng phương pháp mạ khay máy cấy, nên ngoài ưu điểm chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt, còn góp phần giảm sức lao động cho nông dân, nhất là trong bối cảnh lao động thời vụ nông nghiệp đang thiếu trầm trọng.
Phong trào sản xuất lúa hữu cơ cũng đang lan rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo thống kê, diện tích lúa hữu cơ, chất lượng cao của tỉnh đạt khoảng 3.000ha, tập trung nhiều ở huyện Phú Vang, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy... Ở những địa phương này, nông dân sản xuất lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và chỉ áp dụng kỹ thuật cao; doanh nghiệp thu mua lúa và hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống cho nông dân.
Các vùng sản xuất loại lúa này đều có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, nhằm tạo ra thương hiệu gạo sạch có giá trị cao. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang có chủ trương mở rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa hữu cơ, thông qua việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân; đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra bước đột phá trong quá trình cơ cấu ngành.
Theo Danviet
Người dân khổ sở với nạn xâm nhập mặn 2 năm trở lại đây, hàng trăm hộ dân ở xã Hoài Mỹ, (H. Hoài Nhơn, Bình Định) gặp khó khăn trong việc canh tác, sản xuất lúa vì nhiều diện tích đất nông nghiệp nơi đây bị xâm nhập mặn. Người dân mong chính quyền địa phương và các cấp, ngành chức năng liên quan sớm có biện pháp xử lý, khắc...