TP.HCM ra ‘tối hậu thư’ với Công ty Thuận An
Sau 30/4, Công ty Thuận An chưa thi công trở lại ở hai gói thầu dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM như cam kết, chủ đầu tư sẽ xem xét tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên giao thầu.
Ngày 23/4, với vai trò chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (Ban hạ tầng) đã có buổi làm việc với nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Công ty Thuận An) về tình hình thi công gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên.
Tại buổi làm việc, Ban hạ tầng TP.HCM nhận định, tình hình triển khai trên công trường của Công ty Thuận An chưa đáp ứng yêu cầu theo tiến độ từng giai đoạn của 2 gói thầu trên.
Do đó, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu khẩn trương bổ sung thiết bị, vật tư, nhân sự ban chỉ huy công trường, đội thi công… để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các hạng mục nhà thầu đảm nhận trước ngày 30/3/2025 theo đúng mốc thời gian như cam kết nêu trên của nhà thầu.
Nhà thầu này phải triển khai đồng loạt các công việc như lắp đặt hào kỹ thuật, lắp đặt cống dọc, cống ngang, hố ga…, có trách nhiệm lập lại bảng tiến độ thi công chi tiết phần công việc đảm nhận trong việc thực hiện gói thầu XL-05, XL-06 không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của gói thầu. Trong đó, nêu rõ tiến độ cung ứng vật tư, nhân lực và giá trị giải ngân theo từng tháng; gửi bảng tiến độ về Ban hạ tầng trước ngày 27/4.
“Nhà thầu phải chủ động có giải pháp giải quyết đủ nguồn cung ứng cát để phục vụ công tác xây dựng nền đắp theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp nhà thầu thiếu chủ động, thi công chậm trễ theo Hợp đồng đã ký kết, dẫn tới không đảm bảo tiến độ thi công theo như cam kết nêu trên của nhà thầu, có khả năng không đảm bảo mốc thời gian hoàn thành dự án thì chủ đầu tư sẽ có biện pháp xử lý theo các điều khoản đã ký kết như: Tịch thu bảo lãnh thực hiện hợp đồng; thu hồi tạm ứng; đồng thời chấm dứt hợp đồng”, Ban hạ tầng nêu.
Chủ đầu tư cũng lưu ý sau 30/4, nếu công trường vẫn chưa được thi công trở lại như cam kết, chủ đầu tư sẽ xem xét tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên giao thầu.
Gói thầu số 6 đoạn qua cầu Tham Lương quận Tân Bình do Công ty Thuận An đảm nhận một phần việc. Ảnh: T.K.
Phản hồi chủ đầu tư tại cuộc họp, phía Công ty Thuận An cam kết tập trung nhân lực, vật tư, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục của gói thầu XL-05, XL-06 thuộc phạm vi nhà thầu đảm nhận, triển khai thi công trước ngày 27/4. Lắp đặt hào kỹ thuật, cống dọc, cống ngang, hố ga…trước ngày 27/4 trên cả 2 gói thầu.
Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, được khởi công cuối tháng 2/2023, dự kiến hoàn thành vào 30/4/2025. Dự án xây dựng hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên có tổng chiều dài tuyến gần 32km, đi qua quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh.
Video đang HOT
Trong dự án này, Công ty Thuận An đóng vai trò thành viên của liên danh, tham gia thi công 2 gói thầu XL5 và XL6, trị giá 130 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu XL5 (đoạn từ cầu Tân Kỳ – Tân Quý đến cầu Bưng) dài hơn 3km.
Theo hợp đồng, Tập đoàn Thuận An thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Khối lượng phần việc Tập đoàn Thuận An chiếm 77,5/561,5 tỷ đồng, tương đương với 13,8% giá trị của hợp đồng gói thầu.
Tại gói thầu XL6 (đoạn từ cầu Bưng đến cầu Tham Lương) dài 2,8km, Thuận An thực hiện thi công các hạng mục xây dựng đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật (trừ hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng) bờ phải. Phần việc đảm nhận có khối lượng khoảng 53,6 tỷ đồng/458,3 tỷ đồng, tương đương 11,70% của hợp đồng gói thầu.
Cận cảnh các dự án đầu tư công Tập đoàn Thuận An trúng thầu tại Hà Nội
Tập đoàn Thuận An liên quan đến 3 dự án đầu tư công trên địa bàn Hà Nội, trong đó 2 dự án đã hoàn thành, 1 đang chậm tiến độ.
Tập đoàn Thuận An với lãnh đạo vừa bị khởi tố về một số tội danh, trong đó có tội đưa hối lộ, đang tham gia các gói thầu thuộc 3 dự án đầu tư công ở Hà Nội, gồm sửa chữa cầu Thăng Long, xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm...
Tập đoàn Thuận An tham gia dự án sửa chữa cầu Thăng Long. Ảnh: Trọng Phú
2 hoàn thành
Trong các gói thầu này, hai công trình đã hoàn thành, đưa vào khai thác gồm dự án sửa chữa cầu Thăng Long và dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, mở thầu vào ngày 1- 7-2020, bắt đầu thi công từ tháng 8-2020 và thông xe tháng 7-2021.
Ở dự án này liên danh trúng gói thầu số 5 gồm Công ty CP Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, và 3 đơn vị khác là Công ty CP Thương mại, Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.
Theo công bố của chủ đầu tư, giá trúng thầu gói thầu này là gần 243 tỷ đồng, giảm 0,2% so với giá chào thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng là 150 ngày.
Tại dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Tập đoàn Thuận An cũng tham gia một gói thầu xây lắp. Ảnh: Trọng Phú.
Còn dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.538 tỷ đồng từ ngân sách Thủ đô. Dự án được khởi công vào tháng 1-2021 và chính thức khánh thành vào tháng 8-2023.
Tại dự án này, liên danh gồm Thuận An và Công ty CP Cầu 7 Thăng Long trúng gói thầu số 2, thi công xây lắp với giá gần 290 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 690 ngày. Gói thầu này được mở thầu vào tháng 4-2021 và được phê duyệt sau đó 2 tháng.
Cả hai dự án đầu tư công nêu trên đều đã hoàn thành và góp phần giải quyết tình trạng giao thông thường xuyên quá tải giữa trung tâm Hà Nội với các quận huyện ở bờ phía Bắc của sông Hồng.
1 dang dở
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, dài 3,7 km, cũng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Ở dự án này, liên danh mà Tập đoàn Thuận An tham gia trúng thầu gói số 40, thi công xây lắp một phần đường đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến nút giao Lạc Long Quân, dài 1,6 km.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm còn ngổn ngang. Ảnh: Trọng Phú
Dự án này được khởi công tháng 6-2020, với yêu cầu hoàn thành vào quý III - 2021, nhưng cho đến nay sau gần 5 năm công trường vẫn ngổn ngang.
Người dân sống hai bên đường phản ánh, dự án chậm tiến độ đã khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nắng thì bụi bay mù mịt, mưa thì lầy lội, và thường xuyên diễn ra cảnh ùn tắc do rào chắn thi công.
Công trường thi công dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm - dự án mà Tập đoàn Thuận An tham gia với vai trò là nhà thầu gói thầu số 40. (Ảnh: Trọng Phú)
Trước sự tình trạng trên, Hà Nội đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Mục tiêu được "cơi nới" là phấn đấu thông xe kỹ thuật trước ngày 30-6 tới, và hoàn thành toàn bộ tuyến đường đê sông Hồng này vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Ngày 17-4, PLO đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Chí Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội để tìm hiểu thông tin về việc Tập đoàn Thuận An tham dự như thế nào trong dự án trên và việc lãnh đạo tập đoàn này bị bắt liệu có ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Tuy nhiên ông Cường từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và đề nghị phóng viên liên hệ với bộ phận văn phòng Ban để lấy thông tin.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Bước đầu, Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam, tiến hành khám xét đối với Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ. Hai lãnh đạo khác của Thuận An gồm Tổng Giám đốc Trần Anh Quang, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Khắc Mẫn cũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra các hành vi sai phạm liên quan. Tại Bắc Giang, nơi Thuận An tham gia một số dự án đầu tư công, C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc, Hoàng Thế Du, Trưởng phòng đều thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh này để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ... |
Cận cảnh gói thầu trăm tỷ ngổn ngang của Tập đoàn Thuận An Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) tham gia liên danh thực hiện gói thầu trị giá gần 100 tỷ đồng thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột có tổng...