TP.HCM ra “tối hậu thư” cho hàng loạt dự án chậm triển khai đến hết quý 3/2018
TP.HCM đang yêu cầu các sơ ngành tiến hành rà soát, xem xét thu hồi các dự án treo trên địa bàn TP.HCM nhằm tránh xảy ra tình trạng phân lô bán nền phá vỡ quy hoạch.
Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khóa IX đang diễn ra, HĐND đã báo cáo kết quả giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, từ năm 2012 đến tháng 11/2017, UBND TP.HCM đã rà soát 1.269 dự án với tổng diện tích 18.930 ha đất, đã xử lý điều chỉnh cắt giảm quy mô, diện tích 10 dự án với tổng diện tích cắt giảm 33,84 ha.
Ngoài ra, Thành phố cũng đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án (chiếm tỷ lệ 45,5%), với tổng diện tích là 5.915 ha đất.
Hiện nay, TP.HCM vẫn còn 927,4 ha đất chưa sử dụng, 13.930 căn hộ và nền đất đã được hình thành trong nhiều năm nhưng chưa bố trí sử dụng, phần nào gây lãng phí ngân sách. Qua kiểm tra, thanh tra của Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) với 346 khu đất do 10 tổng công ty và công ty nhà nước đang quản lý sử dụng, có 112 địa chỉ sử dụng sai mục đích hoặc bỏ trống, cho thuê lại, cho thấy trên địa bàn vẫn còn một số dự án chậm triển khai, quy hoạch nhiều năm chưa thực hiện, đặc biệt là đối với các công trình công cộng.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng yêu cầu Sở TN-MT rà soát lại các dự án bất động sản ở huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè.
“Khu vực này hiện có 85 dự án bất động sản treo, gây khó khăn cho đời sống người dân”, lãnh đạo thành phố nhận xét và yêu cầu Sở TN-MT lập tổ công tác để rà soát lại và xem xét thu hồi với các dự án không thể triển khai, không để xảy ra tình trạng phân lô bán nền phá vỡ quy hoạch.
Trong số 85 dự án tại huyện Nhà Bè đang còn hiệu lực triển khai, có đến 26 dự án chưa khởi công; 28 dự án đang thực hiện các khâu giải tỏa đền bù, san lấp mặt bằng và xây dựng công trình. Thậm chí, có những dự án mặc dù đã giải tỏa đền bù được 80-90% nhưng vẫn chưa thể triển khai, như dự án khu đô thị tại xã Phước Lộc do Công ty Tân Hải – Đại Nhân làm chủ đầu tư rộng 70ha…
Video đang HOT
Đó là chưa kể nhiều dự án nhà ở chủ đầu tư bồi thường dở dang nhưng đã hết chủ trương đầu tư, như khu nhà ở xã Phước Kiển do Công ty CP Đầu tư Minh Thành làm chủ đầu tư, khu dân cư xã Phước Kiển do Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Tân Thuận làm chủ đầu tư; khu dân cư xã Phước Kiển do Công ty CP Phát Đạt làm chủ đầu tư…
Cá biệt toàn bộ xã Hiệp Phước được quy hoạch thành khu đô thị cảng, riêng phần cảng đã có chủ đầu tư nhưng phần đô thị với diện tích quy hoạch 1.531ha vẫn chưa có chủ đầu tư. Hiện nay huyện đang kiến nghị TP.HCM để tháo gỡ khó khăn tại dự án này.
Song song đó, tại kỳ họp này nhiều đại biểu HĐND đã đề xuất giải pháp xử lý dự án khu đô thị Thanh Đa – Bình Quới vì đã giao cho nhà đầu tư hơn 20 năm nay nhưng vẫn không triển khai hạng mục gì. Tình trạng trên làm cho người dân mỏi mệt đi cũng dở mà ở cũng không xong.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu UBND quận, huyện giúp Sở TN-MT, không để kéo dài tình trạng này thêm. Bởi vì có những dự án giao cho chủ đầu tư nhưng kéo dài không chấp nhận được. Sở TN-MT phải rà soát các dự án chậm triển khai và phải thực hiện xong trong quý 3/2018 để báo cáo cấp có thẩm quyền. Sở Quy hoạch Kiến trúc phải rà lại một số quy hoạch chứ không thể chấp nhận những quy hoạch kéo dài nhiều năm mà không triển khai được rồi để người dân khổ.
Gia Khang
Theo Nhịp sống kinh tế
Hà Nội: "Thông tin về 5 dự án BT vừa qua là chưa chính xác"
Chiều ngày 26-6, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên cho biết TP chỉ định thầu đối với năm dự án đầu tư theo hình thức BT là thực hiện theo đúng quy định pháp luật , minh bạch và giá đất được tính toán chính xác, không gây thiệt hại cho Nhà nước.
Chiều 26-6, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên đã chủ trì cuộc họp thông tin với báo chí về việc Hà Nội vừa đồng ý đổi hàng trăm hecta đất lấy năm tuyến đường tại nội đô.
Theo Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Quý Tiên, vừa qua, việc một số báo chí, trang mạng điện tử có thông tin liên quan đến 5 dự án BT và quỹ đất đối ứng được UBND Thành phố đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Hội nghị Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển là chưa chính xác, dẫn đến sự hiểu nhầm và ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.
Theo đó, ông Tiên cho biết việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các công trình giao thông là yêu cầu bức thiết của Thành phố. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) đã được Trung ương, Thành phố quan tâm chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện từ nhiều năm qua.
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, đây là các dự án được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009-2015, Nhà đầu tư đã bố trí vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đã được UBND Thành phố báo cáo các Bộ, ngành Trung ương xem xét và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép Thành phố chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT.
Về trình tự triển khai thực hiện các dự án trên, UBND TP đã nghiêm túc thực hiện các thủ tục quy định tại Nghi định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ, gồm 6 bước theo quy định; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đảm báo công khai, minh bạch.
UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành xác định các tiêu chí đối với các Nhà đầu tư phải có năng lực tài chính, năng lực quản trị dự án, đã ứng vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi; phải cam kết bố trí vốn để xây dựng công trình BT trước khi được Thành phố giao đất đối ứng với lãi suất thấp nhất và thời gian thi công công trình ngắn nhất.
Về quỹ đất đối ứng, Nhà đầu tư phải ứng toàn bộ vốn để lập quy hoạch chi tiết 1/500, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch và dự án được duyệt, bàn giao cho Thành phố để xác định giá trị quỹ đất thanh toán và chi phí đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất theo quy định.
Chánh Văn phòng UBND TP Phạm Quý Tiên thông tin thêm, các dự án BT nêu trên đều là các công trình xây dựng đường giao thông, khối lượng kinh phí cho hạng mục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công trình BT (thấp nhất là 42%, có dự án cao tới 80%, chi phí xây lắp chỉ là 20%); chi phí xây lắp đảm bảo đúng định mức, đơn giá Nhà nước quy định, chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, nếu chỉ nêu thông tin về độ dài của tuyến đường để so sánh sẽ không phản ánh được khách quan chi phí đầu tư của dự án BT.
Giá đất thanh toán sẽ được Liên ngành Thành phố xác định theo sát giá thị trường theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính. Diện tích đất giao và giá trị đất thanh toán cho Nhà đầu tư tương đương với giá trị công trình BT theo đúng nguyên tắc, quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 12/3/2018 của UBND Thành phố.
Đặc biệt, UBND Thành phố đã chỉ đạo việc thanh toán, quyết toán công trình BT (bao gồm cả các dự án đối ứng) chỉ hoàn thành sau khi có kết quả kiểm toán các dự án theo quy định của pháp luật.
Đối với dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 (đoạn Ba La - Xuân Mai) theo hình thức BT được UBND Thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2799/QĐ-UBND ngày 7/6/2018, Dự án này sẽ được Thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP, ngày 4/5/2018, của Chính phủ, chưa giao dự án cho Nhà đầu tư, Chánh Văn phòng UBND TP khẳng định.
Liên quan đến quỹ đất đối ứng và đơn giá đất, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, hiện nay, diện tích đất nghiên cứu đối ứng cho 5 dự án trên chỉ xấp xỉ 270 ha (không phải 700 ha như một số báo nêu).
Hơn nữa, đây mới chỉ là diện tích nghiên cứu chứ chưa giao cho các nhà đầu tư. Về đơn giá đất, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết thêm, việc xác định giá đất hết sức khách quan, đảm bảo công minh, chặt chẽ, được giám sát bởi nhiều cơ quan, nhiều cấp, không có chuyện giá đất xác định để đối ứng cho dự án BT lại thấp hơn các dự án thương mại khác.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ/UBND Hà Nội
Làm sao để tránh mua phải căn hộ bị "cắm" ngân hàng? Theo luật sư Trần Tuấn Anh- Giám đốc Văn phòng Luật Minh Bạch, trước khi ký Hợp đồng mua bán, bên cạnh các pháp lý của dự án, khách hàng cần phải yêu cầu chủ đầu tư chứng minh căn hộ của mình mua không bị thế chấp tại ngân hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng tránh được những rủi ro, tranh...