TP.HCM: Ra quân xử lý 37 “điểm nóng” về giao thông
Lực lượng CSGT TP.HCM phối hợp cùng các lực lượng chức năng địa phương đồng loạt ra quân thực hiện các biện pháp giải tỏa ùn tắc tại 37 điểm nóng giao thông trên địa bàn thành phố, sáng 10.3.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng cùng ngày tại điểm “nóng” ngã tư MK, trên xa lộ Hà Nội, các lực lượng đã tiến hành xử lý nhiều trường hợp phương tiện lưu thông không đúng quy định, trong đó biện pháp chủ yếu là nhắc nhở, điều tiết giao thông. Nhờ vậy trong buổi sáng các phương tiện lưu thông trên xa lộ được thuận lợi, không xảy ra ùn ứ như mọi khi dù mật độ phương tiện trên đường đông.
Lực lượng chức năng đảm bảo giao thông trên xa lộ Hà Nội sáng 10.3
Còn tại khu vực đường Nguyễn Văn Cừ – Trần Hưng Đạo, khu vực nút giao Nguyễn Thái Sơn, nút giao Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng, CSGT và các lực lượng chức năng phối hợp điều tiết giao thông, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông nên giao thông cũng ổn định, không xảy ra ùn tắc.
Các khu vực khác, CSGT phối hợp thanh niên xung phong, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ đến điều tiết, phân luồng giải tỏa chống kẹt xe.
Video đang HOT
Theo Phòng CSGT Đường bộ Đường sắt (PC67), Công an TP.HCM, tùy theo tình hình giao thông mà các lực lượng sẽ có các phương án đảm bảo giao thông tại các điểm nóng. Cụ thể trong tình trạng giao thông bình thường (không vào giờ cao điểm) thì CSGT cắt cử lực lượng theo dõi, tuyên truyền và xử lý những hành vi lấn chiếm lòng đường, dừng, đỗ xe không đúng quy định… Còn trường hợp xảy ra ùn tắc ở cả hai hướng, CSGT sẽ tăng cường, huy động thêm lực lượng phối xử lý kẹt xe.
Trong khi đó, thông tin từ Ban An toàn giao thông thành phố cho biết đơn vị này cũng đang lên kế hoạch phối hợp với các địa phương, đơn vị chức năng đưa ra các giải pháp xử lý các điểm nóng về kẹt xe, ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Trước đó theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện còn 37 điểm thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông. Các điểm nóng này tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Cát Lái và các cửa ngõ thành phố…
Theo Danviet
"Cuộc chiến" vỉa hè: Hà Nội liệu có tạo nên "cơn lốc" như TP.HCM?
Hôm nay, Hà Nội sẽ đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Nhiều quận đã hoàn thành bước 1 của kế hoạch giành lại vỉa hè.
Lực lượng công an Hà Nội yêu cầu hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè thu dọn vật dụng vào bên trong.
Ngày 10.3, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP.Hà Nội đồng loạt ra quân lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị, giành lại vỉa hè theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội.
Trao đổi với PV, lãnh đạo công an một số quận ở Hà Nội cho biết, đã hoàn thành bước 1 của kế hoạch lập lại trật tự vỉa hè và nhận được sự ủng hộ của người dân.
Ông Hà Mạnh Hùng - Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội, công an quận đã xuống tận nhà dân tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết chấp hành các quy định về trật tự đô thị. "Cơ bản người dân ủng hộ", ông Hùng nói.
Khi được hỏi, với những trường hợp đã ký cam kết nhưng cố tình vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lực lượng công an có thực hiện các biện pháp quyết liệt giống TP.HCM là cưỡng chế tài sản vi phạm? Ông Hùng cho biết: "Quan điểm thì vẫn phải xử lý. Tuy nhiên, qua kiểm ra, tôi thấy hầu hết các hàng quán cũng không bày ra khỏi vạch cho phép trên vỉa hè".
Về câu hỏi, công an quận có tăng cường lực lượng khi toàn thành phố sẽ ra quân lập lại trật tự đô thị hay không? ông Hùng cũng cho biết, việc thực hiện lập lại trật tự vỉa hè được công an quận thực hiện từ sau Tết Nguyên đán nên vẫn sẽ tiếp tục làm việc bình thường.
Trước đó, để thực hiện hiệu quả phương châm "giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ", Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội đã yêu cầu các quận nội thành Hà Nội thực hiện lần lượt 3 bước. Cụ thể:
Đầu tiên, các quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân việc chấp hành pháp luật về văn minh đô thị. Trong đó, nêu rõ chủ trương, kế hoạch xử lý của thành phố. Đồng thời yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết tự nguyện trả lại nguyên trạng hè phố lòng đường, chấp hành các quy định về đô thị, vệ sinh môi trường, không chiếm dụng lòng đường, hè phố kinh doanh, để xe trái quy định, kèm theo đó là thông báo hình thức xử lý nếu cố tình vi phạm.
Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội cũng yêu cầu các quận, phường làm việc với cơ quan Nhà nước, đơn vị doanh nghiệp có trụ sở, dự án, công trình đang xây dựng trên địa bàn để thông báo chủ trương, kế hoạch thành phố, yêu cầu các cơ quan tổ chức "làm gương" cho người dân trong việc chấp hành việc giải tỏa hè phố xung quanh nơi làm việc và hạn chế tối đa việc phải cưỡng chế.
Tiếp theo, các quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm công an, thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng, phòng quản lý đô thị, phòng tài chính do một lãnh đạo UBND quận làm trường đoàn để điều tra xác định các tuyến phố có vi phạm trật tự nơi công cộng, trật tự đô thị.
Bắt đầu từ 10.3, các quận sẽ đồng loạt ra quận kiểm tra xử lý. Các đoàn liên ngành Ban chỉ đạo 197 các quận sẽ tập trung xử lý vi phạm theo hình thức "cuốn chiếu", làm từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm. Kiên quyết cưỡng chế các trường hợp chống đối, lập biên bản vi phạm hành chính thu giữ phương tiện đồ vật vi phạm, tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy vi phạm chiếm dụng hè phố, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị theo đúng quy định của pháp luật.
Cuối cùng, Ban Chỉ đạo 197 Hà Nội các quận huyện tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, xử lý, duy trì trật tự đô thị theo tuyến phố, khu vực quản lý, kiên quyết không để vi phạm tái diễn.
Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu kiên trì Ngày 4.3, phát biểu Hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị của Ban chỉ đạo 197 thành phố ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương cùng các Sở ngành liên quan phải quyết liệt, làm nghiêm túc không để lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị ở Thủ đô. Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch lập lại trật tự giao thông vỉa hè, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các địa phương, sở ban ngành thành phố thực hiện theo đúng 3 bước nhưng "không làm ồn ào, phải kiên trì và bài bản". Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu việc thực hiện phải "có tình có lý" để người dân tự giác. Cuối cùng, sau hai bước trên nếu hộ kinh doanh, người dân vẫn tiếp tục vi phạm cần cưỡng chế và xử lý phạt.
Theo Danviet
Chủ tiệm massage phản ứng dữ dội khi bị Phó chủ tịch quận 1 xử phạt Chủ tiệm massage trên đường Hàm Nghi tranh luận với Phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải việc chính quyền không nhắc nhở sai phạm nên không đồng ý để đoàn kiểm tra tháo dỡ bảng hiệu. Chủ tiệm massage Quỳnh Như cho rằng quận muốn tháo dỡ phải thông báo trước chứ không thể đột ngột xuống kiểm tra rồi tháo dỡ bảng...