TPHCM quyết thực hiện đề án đi làm lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cho rằng thành phố phải triển khai đề án đi làm lệch ca, lệch giờ để giảm kẹt xe. Khi triển khai sẽ có va chạm, nhưng vì cái chung thì vẫn phải làm. Nếu cứ bàn lùi thì muôn đời không làm được.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa vừa giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP chủ trì, phối hợp với Sở GTVT TP, cùng các đơn vị liên quan, đặc biệt là Sở GD – ĐT nghiên cứu đề án đi làm lệch ca, lệch giờ. Ông cho rằng đây giải pháp giảm kẹt xe hiệu quả.
Tình hình kẹt xe tại TPHCM rất nghiêm trọng
Theo ông Khoa, việc đi làm lệch ca, lệch giờ sẽ có những va chạm, nhưng vì cái chung thì vẫn phải làm. Thế giới đã làm rồi và mang lại hiệu quả. Ông yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải tiến hành càng sớm càng tốt, qua Tết Nguyên đán phải trình đề án.
“Tôi đi công tác nước ngoài thấy, người ta cho công chức khối hành chính đi làm trễ về trễ, khối nhà máy sản xuất thì đi làm sớm về sớm… Đi làm lệch nhau một tiếng và giảm được kẹt xe. Tất nhiên, khi mình triển khai thì có người nói rước con rước cái, nhưng nếu nói vấn đề đó thì muôn đời không làm được”, ông Khoa thẳng thắn.
Ông Khoa cho rằng, thành phố cũng không chủ quan triển khai với nhóm đối tượng lớn, vì sẽ gây ra khó khăn. Phải làm thận trọng, chừng mực và theo khu vực có thể quản lý được.
Chẳng hạn như khối công chức nhà nước, trường học, sinh viên… “Sinh viên thường thức khuya học bài, dậy trễ nên có thể đi học trễ hơn so với học sinh tiểu học”, ông Khoa dẫn dụ và cho rằng nếu đạt kết quả tốt thì sẽ từng bước mở rộng.
Quốc Anh
Theo Dantri
Vì sao chậm mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất?
Để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, các hãng hàng không đã được "gợi ý" đưa máy bay về đậu qua đêm tại các sân bay khác, trong khi nhiều chuyên gia khẳng định vẫn còn dư địa để mở rộng sân bay.
Video đang HOT
Khu đất mà Bộ Quốc phòng bàn giao để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: HỮU KHOA
Nhiều hành khách phải tự làm thủ tục bay điện tử vì số lượng hành khách xếp hàng làm thủ tục bay quá đông tại sân bat Tân Sơn Nhất, TP.HCM chiều 28-12 - Ảnh: HỮU KHOA
Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia hàng không cho rằng thay vì giảm tải bằng việc chuyển máy bay đi đậu qua đêm tại các sân bay lân cận, ngành hàng không cần nhanh chóng triển khai các dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Nhiều dự án, chậm triển khai
Chẳng hạn, có thể xúc tiến triển khai sớm dự án bãi đậu máy bay quy mô 37 chỗ, hiện đã được Bộ Quốc phòng giao 21ha đất.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, nếu dự án này được triển khai ngay và hoàn tất sớm, sân bay TSN sẽ có thể đậu thêm nhiều máy bay thay vì phải đậu qua đêm ở các sân bay khác.
"Đây là đất sạch, có thể triển khai nhanh được nhưng các bên liên quan vẫn đang bàn tới bàn lui mà chưa khởi động dự án" - vị này nói.
Ngoài ra, dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng để giảm tải cho sân bay TSN (quy mô 10 triệu hành khách/năm), tổng số vốn thực hiện hơn 2.100 tỉ đồng, đã được Bộ Quốc phòng bàn giao 10ha và dự kiến hoàn thành sau 18 tháng kể từ khi được phê duyệt. Sau nhiều năm được triển khai, đến nay dự án vẫn đang chờ... cấp phép.
Theo một nguồn tin, các phương án về vốn, nhân lực, thiết kế... đã được Công ty CP hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) - đơn vị được giao thực hiện - giải trình xong từ lâu nhưng dự án chưa triển khai vì chưa được... phê duyệt.
Hơn nữa, nhà ga nội địa và quốc tế của sân bay TSN sẽ được cải tạo để nâng công suất từ 25 triệu hành khách lên 28 triệu hành khách/năm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết Bộ Quốc phòng đã bàn giao đất cho dự án đầu tư mở rộng sân bay TSN. Tuy nhiên, dự án vẫn đang lấy phương án thiết kế, quy hoạch tổng thể để xin cấp phép triển khai...
Với dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng, theo ông Lại Xuân Thanh - cục trưởng Cục Hàng không, cơ quan này đã thẩm định thông qua thiết kế cơ sở của dự án mở rộng nhà ga lưỡng dụng nhưng đang chờ Bộ Quốc phòng đồng ý để triển khai, đưa vào khai thác sau 12 tháng thi công.
Nếu xây dựng xong nhà ga lưỡng dụng và cải tạo hai nhà ga hiện có, công suất khai thác sân bay TSN sẽ được nâng lên đáng kể.
Tuy nhiên, theo ông Thanh, do đường lăn độc đạo nối đường lăn song song với sân đỗ trước nhà ga T1, các máy bay muốn ra đường lăn song song để lên đường hạ/cất cánh phải chờ máy bay hạ cánh lăn vào sân đậu, làm kéo dài thời gian lăn của máy bay lên đến 25-30 phút/chuyến.
"Bộ GTVT đã báo cáo chủ trương cho phép xây dựng thêm một đường lăn song song bên cạnh hai đường lăn hiện tại để tạo hai đường vào ra ngược chiều, đồng thời xây dựng các đường lăn đồng bộ khác để máy bay không phải đợi nhau ra - vào như hiện nay.
Khi thoát cả khu bay lẫn bầu trời, đảm bảo có thể nâng công suất sân bay TSN lên 38 triệu hành khách vào năm 2019" - ông Thanh giải thích.
Vì sao chậm mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất?
Mỗi máy bay đậu tại Cần Thơ mất 10.000USD/đêm
Bình luận về "phương án nghiên cứu" đưa máy bay đến đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ, một số hãng hàng không cho rằng nếu thực hiện phương án này chắc chắn sẽ làm tăng thêm chi phí cho hãng hàng không, mà chính hành khách đi máy bay sẽ gánh chịu bởi những chi phí này sẽ được tính vào giá vé.
Đại diện một hãng hàng không cho biết chỉ riêng chi phí xăng dầu, mỗi chiếc bay về đậu tại Cần Thơ sẽ mất 10.000 USD/đêm, chưa kể hàng loạt chi phí khác.
"Do đó, chúng tôi cho rằng cần cân nhắc thận trọng, tránh đội thêm chi phí vào giá vé, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của khách đi máy bay mà cả sự phát triển của ngành hàng không" - vị này nói.
Lãnh đạo một hãng hàng không khác cũng cho biết do sân bay TSN quá tải, thời gian qua hãng này đã chủ động bố trí một số điểm khác để đưa máy bay về đậu qua đêm như Nội Bài, Đà Nẵng, Nha Trang và Hải Phòng.
"Với việc duy trì năm điểm đậu máy bay qua đêm, chúng tôi đang gánh rất nhiều chi phí phát sinh vì máy bay đậu ở đâu cũng phải kèm theo tổ bảo dưỡng, tổ bay, phi công, tiếp viên nên phải bố trí chỗ ăn ở cho họ. Mỗi lần ngành hàng không đòi giảm tải, chúng tôi lại phải gánh thêm chi phí cực lớn" - vị này cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Huy Cường - phó cục trưởng Cục Hàng không - cho biết sân bay TSN hiện có 50 chỗ đậu, cộng thêm 7 chỗ đậu quân sự và 4 chỗ đậu của hangar có thể đậu máy bay qua đêm thường xuyên, hiện đã được phân bổ cho các hãng hàng không trong nước.
Tuy nhiên, không thể đậu kín toàn bộ (đậu với mức tới hạn) do sân bay này còn làm nhiệm vụ sân bay dự bị nội địa (cho các chuyến bay tới sân bay trong khu vực nhưng không hạ cánh được, phải hạ cánh ở sân bay TSN), phục vụ các chuyến bay quốc tế, chưa kể vấn đề an toàn cho hoạt động khai thác của một cảng hàng không.
Theo ông Cường, việc đậu qua đêm tại sân bay Cần Thơ chỉ là "gợi ý" các hãng nghiên cứu thị trường để kích thích nhu cầu đi lại bằng hàng không từ Cần Thơ, qua đó tăng số máy bay đậu qua đêm ở Cần Thơ, giảm số máy bay đậu đêm ở sân bay TSN.
"Không có chuyện ép buộc các hãng phải đưa máy bay rỗng từ sân bay TSN đi Cần Thơ để đậu qua đêm, trả phí đậu rồi bay ngược lại sân bay TSN chở khách vào ngày mai. Giờ cất hạ cánh ở sân bay TSN là một nguồn tài nguyên đang khan hiếm.
Dịp tết cũng chỉ giới hạn 28 chuyến/giờ vào ban đêm nên không có khoảng thời gian cho máy bay cất hạ cánh cho bay rỗng về Cần Thơ" - ông Cường nói.
Cần Thơ sẵn sàng đáp ứng
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thanh Tâm - giám đốc cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - khẳng định hạ tầng sân bay này hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện và sẵn sàng tiếp nhận các loại máy bay đến đậu qua đêm.
Tuy nhiên, theo ông Tâm, đây là phương án đang được cơ quan chức năng và các hãng hàng không bàn bạc nên chưa thể có tính toán cụ thể chi phí, giá cả, trang thiết bị phục vụ...
(Theo Tuổi Trẻ)
Cần trả diện tích sân golf để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất Theo nhiều chuyên gia hàng không để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất đảm bảo tàu bay có chỗ đậu, Bộ Quốc phòng phải bàn giao diện tích đất sân golf. Cần trả diện tích sân golf để giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar...