TP.HCM: Q.3 vận động chủ nhà giảm 50% tiền phòng trọ, giảm tiền thuê mặt bằng
Là quận thứ 2 khởi phát dịch Covid-19 với chuỗi lây nhiễm quán bánh canh O Thanh, đến nay Q.3 (TP.HCM) đã kiểm soát được dịch và từng bước khôi phục kinh tế, vận động giảm tiền thuê mặt bằng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Sáng 7.10, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Q.3 (TP.HCM) tổ chức hội nghị sơ kết 5 tháng phòng chống dịch bệnh.
Q.3 là một trong những địa bàn đầu tiên của TP.HCM ghi nhận ca nhiễm Covid-19 với chuỗi lây nhiễm liên quan đến quán bánh canh O Thanh trong hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu (P.4) được đánh giá là ổ dịch phức tạp. Tính từ ngày 27.4 đến nay, dịch Covid-19 trên địa bàn quận diễn ra theo 4 giai đoạn theo từng mức độ giãn cách xã hội của thành phố. Đến ngày 30.9, Q.3 đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh khi đạt 6/6 tiêu chí theo Quyết định 3979 của Bộ Y tế.
Hồ Con Rùa – Q.3 là một trong những điểm đến yêu thích của bạn trẻ. Ảnh SỸ ĐÔNG
Ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND Q.3 cho biết quận đã ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh và phục hồi kinh tế, trong đó sẽ triển khai các giải pháp phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hoạt động, tạo việc làm và thu hút lao động, khôi phục các chợ truyền thống.
Bên cạnh đó, Q.3 tổ chức vận động giảm giá cho thuê mặt bằng; giãn thuế đối với doanh nghiệp ngành nghề thiết yếu đang hoạt động, được hưởng các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định; vận động chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà tối thiểu từ 50%.
Quận cũng sẽ thành lập các đoàn/tổ kiểm tra liên ngành cấp quận và phường kiểm tra đột xuất, giám sát công tác phòng chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2
Video đang HOT
Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ đánh giá cao những nỗ lực, kết quả khả quan của Q.3, một quận trung tâm của thành phố trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Trên địa bàn không còn chùm lây nhiễm, tỷ lệ vùng xanh đạt khoảng 95%, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 gần 100%, mũi 2 hơn 51%, tỷ lệ tử vong tại nhà ở mức thấp 29/10.937 F0 (tỉ lệ 0,26%), trong 9 ngày gần đây chúng ta không có ca tử vong tại nhà.
Công tác an sinh xã hội được tập trung chăm lo chu đáo từ nguồn của thành phố và quận chủ động các nguồn lực xã hội hóa bên ngoài, đảm bảo không để người dân nào bị thiếu ăn. “Tới tối khuya các bạn ở phường vẫn còn phát gạo của Chính phủ và chi gói hỗ trợ đợt 3 của thành phố, đến nay đạt hơn 93%. Đây là nỗ lực lớn của các phường”, bà Lệ nhận định.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ tặng quà cho các tập thể có nhiều đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch ở Q.3. Ảnh NGUYÊN VŨ
Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng gửi lời tri ân đến đội ngũ y bác sĩ đã không ngại khó khăn xuống từng hẻm nhỏ, khu phố thực hiện công tác xét nghiệm, cứu chữa bệnh nhân. Q.3 và 12 phường của quận cũng đã có nhiều mô hình sáng tạo phù hợp với đặc điểm dân cư, đô thị trên địa bàn như: chốt bảo vệ vùng xanh, trạm ô xy lỏng cung cấp cho người dân và bệnh viện, ứng dụng phần mềm “Quản lý vùng xanh” hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký hoạt động kinh doanh trở lại, kế hoạch phát động thi đua “mỗi gia đình là một điểm xanh”.
Bà Nguyễn Thị Lệ cũng đề nghị Q.3 đẩy mạnh công tác truyền thông, rà soát các chỉ tiêu về công tác xây dựng đảng, chỉ tiêu kinh tế xã hội trong các năm tới, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc hằng ngày mang lại thuận tiện cho người dân.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, Q.3 tiếp tục rà soát và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2 khi được cung cấp vắc xin đầy đủ, kiểm soát chặt chẽ tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tiêm chủng; ưu tiên chăm sóc điều trị F0 tại nhà, nâng cao năng lực trạm y tế phường, triển khai các tổ y tế lưu động…
Người lớn, trẻ nhỏ 'chôn chân' hơn 10 tiếng ở cửa ngõ thành phố, vạ vật chờ về quê
Đã nửa đêm, bà con vẫn quyết tâm chờ đợi. Dù mệt mỏi nhưng không ai trong số họ có ý định bỏ cuộc hay có suy nghĩ sẽ quay lại thành phố.
Đa số họ là những người bị mắc kẹt lại TP.HCM do dịch bệnh bùng phát, đã mất việc nhiều tháng nay...
Người dân chờ đợi tại chốt từ trưa đến nửa đêm 30-9 mong chờ được về quê sau thời gian dài bám trụ tại TP.HCM vì dịch bệnh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Khuya 30-9, tại quốc lộ 1 (khu vực thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) giáp ranh tỉnh Long An, rất đông người dân đi xe máy về quê vẫn đang vạ vật, chờ đợi với hi vọng được cơ quan chức năng cho qua chốt kiểm soát. Dòng xe đổ về đây ngày càng đông gây ra tình trạng ùn ứ cả một đoạn đường.
Nhiều người trong đám đông ấy có hoàn cảnh rất khó khăn, tiền bạc đã cạn kiệt sau thời gian dài bám trụ tại TP vì dịch bênh, khi nghe tin thành phố "mở cửa" nới dần giãn cách, nên "đánh liều" đi về quê.
Nhiều em nhỏ ngủ gục trên vai bố mẹ sau một ngày dài chờ đợi mệt mỏi. Hình ảnh ấy khiến ai nhìn vào cũng không thể kìm lòng nổi. Vỉa hè trở thành nơi tựa lưng tạm bợ của một vài người. Trong tiết trời oi ả, lưng áo và vầng trán của nhiều người ướt đẫm mồ hôi.
Một đứa bé chưa đầy 2 tháng tuổi cùng bố mẹ nằm tạm bên vỉa hè trong thời gian chờ đợi - Ảnh: CHÂU TUẤN
Anh Q.T (quê Cần Thơ) cho biết: "Tôi biết dịch bệnh đang căng thẳng, tụ tập đông ở đây như thế này cũng chẳng tốt. Nhưng phải đến bước đường cùng rồi, vợ chồng tôi mới quyết định đưa con về quê bằng xe máy".
"Đã 4 tháng nay, hai vợ chồng tôi mất việc, không có thu nhập, tiền dự trữ trong nhà cũng đã hết. Nhìn con mình nhỏ xíu mà đã phải chịu vất vả như thế này cùng với cha mẹ, tôi đau lòng lắm. Giờ chỉ hi vọng được về quê, ở lại đây chẳng còn tiền để mà sống nữa", anh T tâm sự.
Trong dòng xe cộ tấp nập, tiếng chuông điện thoại liên tục vang lên, đó là những cuộc gọi với tâm trạng đầy lo lắng của người thân ở quê nhà. Anh Q.T gạt mẹ là đã được cho qua chốt rồi, dặn mẹ cứ đi ngủ sớm, nay mai hai vợ chồng anh và cháu sẽ về tới.
Nhiều người dân ngồi vật vờ trên đường dù đã quá nửa đêm - Ảnh: ĐAN THUẦN
Không chịu nổi sức nóng, hơi người ken đặc xung quanh, chị Phạm Thị Thùy Linh (23 tuổi, quê Sóc Trăng) ẵm đứa con nhỏ 4 tháng tuổi rẽ ra khỏi đám đông để con bớt quấy khóc.
Chị Linh cho hay hai vợ chồng chị cùng hai con nhỏ (đứa lớn 3 tuổi) đã quyết định trả căn phòng trọ tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, chạy về quê, nhưng đến chốt kiểm soát bị chặn lại và đứng "chôn chân" từ 14h đến hơn 0h (ngày 1-10) với hi vọng được "xả chốt".
Sắp xếp lại mớ đồ đạc lỉnh kỉnh trên chiếc xe máy để vợ ru con ngủ, anh Trần Thảo (29 tuổi, quê An Giang) cho biết hai vợ chồng làm công nhân tại một xưởng giày da. Do dịch diễn biến kéo dài nên vợ chồng anh Thảo rơi vào cảnh thất nghiệp suốt 4 tháng quá.
Hết tiền, cạn sức, vợ chồng anh cùng con nhỏ (đứa lớn 5 tuổi, nhỏ 4 tháng) phải ở nhờ tại phòng trọ của người bạn ở quận Bình Tân gần 1 tháng nay. Biết không thể "ở chui" mãi, anh Thảo cùng vợ đánh liều. "Giờ em hết bám trụ nổi rồi, không đủ tiền đóng tiền nhà, tiền ăn, tiền sữa cho con. Giờ chạy về đại thôi, hi vọng được cho qua chốt", anh Thảo nói.
Lót tạm chiếc áo khoát cho đứa con nhỏ nằm uống sữa, chị Nguyễn Thị Thu (28 tuổi) kể chị theo về quê chồng ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nhưng đến chốt thì bị "kẹt" lại từ 18h. Chị Thu và chồng làm công nhân tại một công ty may tại quận Bình Tân.
Tháng 7 vừa rồi, không may cả hai vợ chồng cùng đứa con chưa đầy 2 tuổi phải đi cách ly tập trung do mắc COVID-19. "Cách ly xong về tụi em ở nhà trọ suốt tới nay. Trong túi còn có 200 ngàn, làm sao trụ lại nổi. Sữa con em toàn là do hàng xóm thương tình mà cho chứ hai vợ chồng hết sạch tiền rồi", chị Thu tâm sự.
Khoảng 0h30 ngày 1-10, lực lượng chức năng quyết định phát phiếu cho người dân đề nghị ghi rõ họ tên, nơi đến... để đưa bà con về điểm tập trung ở tạm qua đêm nay, đồng thời sẽ tìm phương án đưa người dân về quê.
Đội cứu trợ lương thực khẩn cấp Xốc lại áo mưa, chuẩn bị rời kho hàng ra về, anh Trần Khắc Hạnh, 36 tuổi, thành viên đội SOS Trung tâm an sinh TP HCM nhận tin nhắn một gia đình hết lương thực. Gần một giờ sau, anh Hạnh có mặt trước phòng trọ của mẹ con chị Trần Thị Hiệp nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc đường số...