TPHCM: Phi hành, tỏi bằng dầu cặn… màu nâu
Ập vào kiểm tra 2 cơ sở chế biến hành phi và 3 cơ sở mua bán dầu ăn tại Củ Chi và Hóc Môn, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục ngàn lít dầu cặn có màu nâu, hàng chục tấn hành phi được chế biến từ loại dầu cặn này.
Ngày 4/10, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã phối hợp với các cơ quan liên quan đồng loạt kiểm tra 5 cơ sở sản xuất thực phẩm tại Củ Chi, Hóc Môn nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn. Cả 5 cơ sở bị kiểm tra đều vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm khi sản xuất, kinh doanh dầu ăn và hành phi.
Cụ thể, khoảng 9h ngày 4/10, lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất hành, tỏi phi của bà Đ.T.H.Nga (39 tuổi ngụ ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, Củ Chi). Tại thời điểm kiểm tra, 10 công nhân đang sử dụng những loại dầu cũ không đảm bảo vệ sinh để phi hành, tỏi. Kiểm tra thêm, lực lượng chức năng còn phát hiện hơn 80 can dầu cặn màu nâu được dùng để phi hành, tỏi. Khi bị kiểm tra, đại diện cơ sở trên cho biết cũng không rõ nguồn gốc số dầu này xuất phát từ đầu. Số dầu trên cơ sở này mua của một thương lái với giá 13.000 – 14.000 đồng/kg.
Không dừng lại ở đó, quản lý của cơ sở trên còn cho biết trộn thêm củ cải trắng vào hành, tỏi phi để tăng số lượng. Cạnh máy xay củ cải ruồi nhặng bu đầy và quanh thành máy xay cặn bẩn bám kín. Thùng nước dùng để ngâm củ cải cũng đậm màu và có mùi hôi. Được biết, cơ sở này đăng ký hoạt động từ năm 2009 với ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm (củ hành phi, củ tỏi phi). Mỗi ngày cơ sở này tung ra thị trường hàng trăm kg hành tỏi phi.
Lực lượng chức năng thu giữ hàng ngàn kg hành, tỏi phi được phi từ dầu ăn bẩn.
Video đang HOT
Thùng đựng củ cải ngâm để trộn lẫn với hành, tỏi phi bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Cùng thời điểm, lực lượng chức năng cũng phát hiện một cơ sở đang sử dụng dầu ăn tái chế để sản xuất hành tỏi phi tại ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 125 can (loại 24 lít/can) dầu thực vật đã qua sử dụng và 1.898 kg hành phi thành phẩm chờ đưa đi tiêu thụ.
Phía trước cơ sở này có một con kênh nhỏ dùng để tập kết và rửa hành, tỏi trước khi đem đi chế biến. Xung quanh cơ sở có nhiều đống hành xếp cao đang thối rữa bốc mùi hôi thối. Theo chủ cơ sở, ông mua 125 can dầu trôi nổi trên thị trường để làm hành phi và phân phối hành phi tại Chợ Lớn cũng như các chợ trên địa bàn.
Tiếp tục kiểm tra một cơ sở sản xuất hành, tỏi phi của bà Hoa tại xã Tân Thời Nhì, Hóc Môn, lực lượng chức năng cũng phát hiện cơ sở này đang sử dụng dầu ăn tái chế để sản xuất. Mỗi ngày cơ sở này cũng tung ra thị trường hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kg hành phi không đảm bảo vệ sinh.
Tại căn nhà của bà Hoa, lực lượng chức năng thu giữ 10 can dầu cũ (loại can 25 lít) và một bồn chứa dầu loại 3.000 lít. Ngoài căn nhà trên, tại nhà kho của bà Hoa còn chứa hàng chục thùng phuy dầu, 150 can dầu không rõ nguồn gốc. Theo chủ cơ sở, mỗi ngày cơ sở thu mua trên địa bàn từ 200 – 300 lít với giá 8.000 đồng/lít.
Tiếp tục kiểm tra 2 cơ sở mua bán dầu cũ của bà Nguyễn Thị Mầu (56 tuổi, ấp Thống Nhất 2, xã Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn, em bà Hoa) và cơ sở của ông Nguyễn Minh Hiếu (ấp Nhị Tân 1, xã Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn). Trong cơ sở của bà Mầu chứa khoảng 4.000 lít dầu chưa rõ nguồn gốc được thu mua từ 9.000 – 10.000 đồng/lít.
Xuân Hinh
Theo Dân trí
Nội tạng không tốt cho sức khỏe
Cuối năm 2017, Bộ NN-PTNT công bố dự thảo luật Chăn nuôi. Một trong những nội dung quan trọng được dư luận ủng hộ là cấm nhập khẩu nội tạng động vật; gia súc, gia cầm sống già - loại thải về VN giết mổ lấy thịt.
Thời gian qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm của ngành chăn nuôi như: tim heo, gan heo, cật heo và tim gà, mề gà... với giá rất rẻ - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Đại diện Bộ NN-PTNT cho biết: Thời gian qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm của ngành chăn nuôi như: tim heo, gan heo, cật heo và tim gà, mề gà... với giá rất rẻ. Các mặt hàng này chất lượng rất thấp, chưa kể mang nhiều nguy cơ chứa chất độc hại và gây áp lực lên ngành chăn nuôi trong nước. Dự thảo đang trong giai đoạn lấy ý kiến để trình Quốc hội xem xét.
Trong tiềm thức của nhiều người về thực phẩm bẩn, có lẽ nội tạng chiếm một vị trí lớn, vì trước nay các tin tức về việc phát hiện, bắt giữ các vụ mua bán vận chuyển nội tạng thối từ bắc vào nam diễn ra thường xuyên nhất. Các loại nội tạng thối chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi nhập khẩu nội tạng động vật lớn nhất thế giới. Những trường hợp bị bắt giữ chỉ là phần nổi của tảng băng, không biết đã có bao nhiêu nội tạng hôi thối được xử lý bằng các loại hóa chất độc hại đã đi vào bụng người tiêu dùng VN.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho biết nội tạng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, béo, khoáng, vitamin (A, D), cholesterol... Nhưng những người bị thừa cân, béo phì, huyết áp, tim mạch, gout... không nên ăn nhiều nội tạng vì có thể tác động không tốt đến bệnh lý.
Các chuyên gia cho rằng, thói quen tiêu dùng nội tạng động vật của người Á Đông nói chung do lịch sử ngành chăn nuôi không phát triển, phải tận dụng tối đa nguồn đạm động vật có thể có. Hiện nay nguồn đạm này đã được đáp ứng một cách khá tốt. Xu hướng tiêu dùng chung hiện nay là sạch, an toàn và khỏe mạnh; không phải chỉ còn ăn để bổ sung dinh dưỡng đơn thuần như trước. Đó chính là lý do tiêu dùng nội tạng càng giảm theo xu hướng phát triển kinh tế. Trên thế giới, người ta cũng sử dụng nội tạng với số lượng rất hạn chế, có chọn lọc và chế biến sâu như dùng gan để chiết xuất vitamin, làm patê hoặc ruột heo để làm xúc xích. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho rằng: Sản phẩm nội tạng động vật có rất nhiều cholesterol, về bản chất cũng không nên khuyến khích người dân tiêu thụ khi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người VN có thói quen ăn những sản phẩm này nhưng thực tế nhu cầu ăn nội tạng động vật đã giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, đối với các sản phẩm nội tạng thì VN với khoảng 8 triệu hộ chăn nuôi gà, 3 triệu hộ chăn nuôi lợn và hàng triệu hộ chăn nuôi trâu, bò thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, không cần phải nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế ĐH Nông Lâm TP.HCM, ngành chăn nuôi của VN còn kém cạnh tranh so với mặt bằng chung của thế giới và các nước lân cận. Để giúp ngành này phát triển và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, chúng ta chỉ nên cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm thải loại, nội tạng, phụ phẩm nên hạn chế hoặc cấm, vì nội tạng động vật là nguồn tích trữ và lưu truyền mầm bệnh nếu không được xử lý tốt. Các chuyên gia cho rằng nội tạng giàu dinh dưỡng nhưng vẫn có những rủi ro về sức khỏe người dùng, nhất là tình trạng thừa cân, béo phì.
Theo thanhnien
Ăn miếng thịt chó, hiểm họa khôn lường cho sức khỏe Nước dãi chó chứa virus dại rơi rớt sang quần áo, dao thớt, ruồi nhặng lây sang thức ăn gây nhiễm khuẩn chéo cho người. Đến nay có nên ăn thịt chó hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Trên phương diện sức khỏe, thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho con người. Tiến sĩ dinh dưỡng...