TP.HCM phạt nguội hơn 12.000 trường hợp vi phạm giao thông
Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cho biết, năm 2018, đơn vị này đã trích xuất 58.955 trường hợp vi phạm giao thông qua hình ảnh. Trong đó chỉ ra quyết định xử lý đối với 12.002 trường hợp, đạt tỷ lệ 20.36%.
Ngày 12-4, một đại diện Phòng PC08 cho biết thông tin trên. Trong đó, mức phạt cao nhất là 7.5 triệu đồng đối với một tài xế chạy xe ô tô quá tốc độ quy định.
Theo vị này, thời gian qua, công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh (phạt nguội) là một biện pháp mang lại hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của Phòng PC08. Về lâu dài thì đây sẽ là biện pháp thực hiện chủ yếu, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ngày càng văn minh của xã hội.
Cụ thể, cách xử lý này đem lại nhiều thuận lợi cho cả cho lực lượng chức năng cũng như người điều khiển xe. Vì hành vi vi phạm được thực hiện rõ ràng, cụ thể thông qua các thiết bị giám sát. Từ đó, ý thức chấp hành luật của người dân được hình thành một cách tự giác và tạo sự lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Tuy nhiên Phòng PC08C cũng thừa nhận, trong thực tế, công tác này cũng gặp một số khó khăn. Trong đó, hiện nay, hệ thống giám sát trên địa bàn TP chỉ được lắp đặt tại một số khu vực trọng điểm chứ chưa được lắp đặt bao phủ toàn thành. Chưa kể, chủ xe vẫn còn né tránh, chưa tự nguyện chấp hành đến phối hợp với CSGT để xác định người điều khiển xe vi phạm.
Video đang HOT
“Trong những năm qua, Phòng PC08 đã chủ động thay đổi nhiều phương thức tuần tra kiểm soát khác nhau, nhằm tăng cường năng lực xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông, kể cả xử lý qua hình ảnh” – vị đại diện Phòng PC08 nói.
Phòng PC08 cũng cho biết, thời gian tới, Phòng sẽ tăng cường phối hợp với công an địa phương chuyển thông báo vi phạm và nhắc nhở người dân chấp hành thông báo vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, đối với các phương tiện do doanh nghiệp kinh doanh vận tải là chủ sở hữu thì Phòng PC08 tiến hành mời đại diện doanh nghiệp đến để phối hợp nhận thông báo vi phạm và yêu cầu đơn vị chuyển đến tận tay tài xế của mình. Đồng thời phải có trách nhiệm đôn đốc tài xế vi phạm chấp hành đóng phạt theo quy định.
Hiện nay trong công tác xử lý vi phạm qua hình ảnh, CSGT TP.HCM chỉ tập trung xử phạt ô tô là chủ yếu. Còn đối với xe máy, mô tô, thì Phòng PC08 tập trung thực hiện giải pháp sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện vi phạm và dừng xe, lập biên bản xử lý ngay tại hiện trường.
Phòng PC08 Công an TP.HCM
LÊ THOA
Theo PLO
CSCĐ Hà Nội sắp tuần tra, xử phạt vi phạm giao thông vào ban ngày
Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an TP.Hà Nội sẽ triển khai lực lượng tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn 12 quận nội thành và huyện Thanh Trì.
Ngày 10/3, trao đổi với PV, đại diện Trung đoàn CSCĐ Công an TP.Hà Nội cho biết đơn vị đã xây dựng xong kế hoạch tăng cường việc chấp hành các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô. Dự kiến, tổ công tác đầu tiên sẽ ra quân triển khai kế hoạch vào ngày mai (11/3).
Từ ngày mai, CSCĐ Hà Nội tuần tra, xử lý vi phạm giao thông vào ban ngày (ảnh minh họa)
Theo đó, nhiệm vụ của các tổ tuần tra, kiểm soát là phát hiện, xử lý người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện vi phạm các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Các đối tượng mà lực lượng CSCĐ tập trung chủ yếu là thanh, thiếu niên; học sinh, sinh viên và các đối tượng có biểu hiện càn quấy, xăm trổ, ngổ ngáo hay liều lĩnh...
Ngoài nhiệm vụ kiểm soát, xử lý các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, các tổ CSCĐ cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực tuần tra, xử lý các trường hợp phạm pháp hình sự khác.
Địa bàn hoạt động của các tổ tuần tra gồm 12 quận nội thành và huyện Thanh Trì, thời gian chia làm 3 ca với các khung giờ từ 7h - 11h, 11h - 15h và từ 15h - 19h. Từ 21h, các đơn vị thuộc Trung đoàn CSCĐ vẫn thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát ban đêm như đã được lãnh đạo Công an TP.Hà Nội phê duyệt.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, ngoài đảm bảo tác phong của người chiến sĩ Công an nhân dân, Trung đoàn CSCĐ cũng nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ lập chốt, kiểm tra xe tràn lan không lập biên bản hoặc chuyển lỗi, bỏ qua vi phạm. Khi phát hiện đối tượng vi phạm bỏ chạy (không có dấu hiệu nghi vấn phạm tội hình sự hoặc các tội khác) thì không truy đuổi, chèn ép phương tiện gây mất an toàn cho đối tượng, người tham gia giao thông và bản thân cán bộ, chiến sĩ.
"Qua kế hoạch triển khai lần này, chúng tôi mong muốn người dân khi tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm chỉnh, nâng cao ý thức pháp luật", vị đại diện Trung đoàn CSCĐ cho hay.
Theo Danviet
35 lỗi xử phạt thường mắc phải mà người dùng xe máy cần biết để tránh vi phạm 35 lỗi xử phạt dưới đây người dùng xe máy cần nằm lòng để tránh vi phạm và giữ an toàn cho bản thân. Xe máy hiện đang là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam, đồng thời hiện đang là loại phương tiện tham gia giao thông nhiều nhất hiện nay. Dưới đây là tổng hợp các lỗi vi...